Nhà tuyển dụng thường dùng nhiều phương thức để khiến ứng viên chấp nhận mức lương thấp hơn mức lương mà họ xứng đáng nhận được. Dưới đây là ba kịch bạn phổ biến mà nhà tuyển dụng thường dùng để “bẫy” ứng viên, và cách để bạn có thể “né” chúng.
Kịch bạn 1: Nhà tuyển dụng hỏi về mức lương mong muốn của bạn
Đây là một chiến thuật phổ biến mà người phỏng vấn sử dụng để thuyết phục bạn đưa ra mức lương thấp hơn. Cách tốt nhất để không bối rối trong tình huống này là hãy tìm hiểu kỹ trước khi phỏng vấn. Tìm hiểu về mức lương trung bình cho vị trí và ngành nghề của bạn, sau đó sử dụng nó như một điểm khởi đầu.
Kịch bản có thể như sau:
- Nhà tuyển dụng: Bạn mong muốn mức lương của mình là bao nhiêu?
- Ứng viên: Tôi mong muốn có được mức lương phù hợp với mức lương trung bình trên thị trường cho vị trí này. Theo tìm hiểu của tôi, mức lương trung bình cho vị trí này với kinh nghiệm của tôi và X triệu.
- Nhà tuyển dụng: Mức lương này cao hơn mức chúng tôi đề xuất
- Ứng viên: Tôi hiểu, tuy nhiên tôi tin rằng mình xứng đáng với mức lương đó. Tôi tin rằng kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân có thể đóng góp nhiều hơn thế cho công ty
Trong trường hợp này, nếu nhà tuyển dụng vẫn không sẵn lòng đáp ứng mức lương mong muốn của bạn, bạn có thể đàm phán về các lợi ích khác như thời gian review lương, thời gian làm việc linh hoạt hoặc chế độ nghỉ phép.
Kịch bản 2: Nhà tuyển dụng đề xuất mức lương thấp hơn mức lương bạn mong muốn
Nếu nhà tuyển dụng đề xuất mức lương thấp hơn so với yêu cầu của bạn, đừng ngại đàm phán để đưa ra mức lương phù hợp cho đôi bên.
Kịch bản có thể như sau:
- Nhà tuyển dụng: Chúng tôi đưa ra mức lương cho vị trí của bạn là X triệu
- Ứng viên: Cám ơn anh/chị về mức offer này, nhưng tôi hi vọng mức lương của mình là Y triệu
- Nhà tuyển dụng: Tôi e là không thể đáp ứng mức lương này
- Ứng viên: Tôi hiểu, tôi sẵn sàng thương lượng, nhưng ít nhất tôi vẫn hi vọng mức lương của mình mức lương của mình là Z triệu
Tương tự như kịch bản 1, nếu không đạt được mức lương mong muốn, bạn có thể xem xét về các khoản phúc lợi khác, như bảo hiểm xã hội, thưởng doanh số, từ đó cân nhắc xem có phù hợp với lợi ích mong muốn hay không.
Kịch bản: Nhà tuyển dụng nói sẽ thông báo về mức lương sau khi cân nhắc.
Nếu nhà tuyển dụng nói rằng sẽ thông báo về mức lương của bạn sau, đừng lo sợ vì chưa chắc đây đã là dấu hiệu xấu. Sau một vài ngày, bạn có thể gửi một email để theo dõi quá trình ứng tuyển.
Dưới đây là một mẫu email bạn có thể sử dụng:
Kinh gửi [nhà tuyển dụng] hoặc quý công ty (trong trường hợp bạn không biết tên nhà tuyển dụng)
Tên tôi là Nguyễn Thị A. Ngày 26/05/2023, tôi có tham gia buổi phỏng vấn của quý công ty cho vị trí nhân viên Sales.
Sau buổi phỏng vấn, tôi nhận thấy môi trường và tính chất công việc rất phù hợp với định hướng phát triển của bạn thân. Về phía mình, tôi tin rằng bạn thân có đủ kỹ năng, kinh nghiệm và nhiệt huyết cũng như tinh thần cầu tiến để có thể trở thành lựa chọn phù hợp của quý công ty. Với mong muốn trở thành một phần của công ty, tôi hi vọng sẽ sớm nhận được kết quả tích cực từ buổi phỏng vấn.
Nếu anh/chị cần thêm bất cứ thông tin hoặc các loại giấy tờ, tôi rất sẵn lòng cung cấp. Tôi hy vọng có thể đồng hành cùng quý công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn anh chị
Trân trọng!
Nếu như bạn vẫn không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng sau một khoảng thời gian nhất định, thì đây chính là lúc “move on” và tìm cho mình một bến đỗ mới, chắc chắn còn rất nhiều công ty phù hợp với bạn.
Một vài lời khuyên khi đàm phán lương
Dưới đây là một số mẹo sẽ giúp bạn trong quá trình đàm phán lương:
- Chủ động tìm kiếm thông tin: Nắm được mức lương trung bình cho vị trí và kinh nghiệm của bạn.
- Hãy tự tin. Đừng ngần ngại đề xuất mức lương mà bạn xứng đáng nhận được
- Sẵn sàng cho những hành trình mới. Nếu như bạn và nhà tuyển dụng không đi đến tiếng nói chung, đừng ngần ngại tìm kiếm một vị trí mới. Còn rất nhiều cơ hội đang chờ đợi bạn.
Đàm phán mức lương có thể gây áp lực, nhưng hãy nhớ rằng bạn có quyền đòi hỏi mức lương xứng đáng. Bằng cách nghiên cứu kỹ, tự tin và sẵn lòng từ chối, bạn có thể tăng cơ hội nhận được một mức lương xứng đáng. Hãy nhớ rằng việc thương lượng mức lương là một phần quan trọng của quá trình tìm việc và bạn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị của bản thân. Với các bước và lời khuyên trên đây, hy vọng bạn sẽ có khả năng đạt được mức lương mà bạn xứng đáng trong công việc mới.
Xem thêm: Bí quyết deal lương khéo léo giúp bạn có được thu nhập như mong muốn
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.