Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) là quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân có phát sinh thu nhập trong và ngoài Việt Nam. Và theo quy định mới nhà của nhà nước, phần thu nhập vượt trên 11 triệu đồng, sau khi đã trừ xong các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sẽ phải đóng thuế thu nhập.
Với các bạn là tại một công ty cố định trong hơn một năm, công ty sẽ hỗ trợ thực hiện quyết toán thuế TNCN. Nhưng với các bạn nhảy việc (làm từ 2 công ty trở lên trong 1 năm hoặc làm 2 công việc cùng lúc) sẽ phải tự mình thực hiện quyết toán thuế TNCN. Vậy hãy để HR Insider tìm hiểu các thông tin cần chuẩn bị trong quá trình tự quyết toán thuế TNCN qua bài viết sau đây nhé!
1. Hạn chót khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Về thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (QTT TNCN), Luật Quản lý thuế số 38 cho phép nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày 30/01/2021 đối với hồ sơ QTT TNCN của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.
Trong bối cảnh dịch bệnh đang rình rập, việc làm thủ tục quyết toán thuế cũng gặp nhiều trở ngại vậy nên theo vụ trưởng Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: “Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, năm nay Tổng cục Thuế sẽ tổ chức chương trình hỗ trợ trực tuyến QTT năm 2020 trên Cổng TTĐT Tổng cục Thuế giúp thủ tục dễ dàng hơn.” (Website của Tổng cục Thuế: www.gdt.gov.vn).
2. Trường hợp phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định hiện hành, cá nhân phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp: có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa và có đề nghị hoàn thuế.
Mức thu nhập |
Đối tượng |
Thu nhập phải nộp |
Mức 1 |
Không có người phụ thuộc |
Trên 11 triệu đồng/tháng |
Mức 2 |
Có 01 người phụ thuộc |
Trên 15.4 triệu đồng/tháng |
Mức 3 |
Có 02 người phụ thuộc |
Trên 19.8 triệu đồng/tháng |
Mức 4 |
Có 03 người phụ thuộc |
Trên 24.2 triệu đồng/tháng |
Có thêm 01 người phụ thuộc thì chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi thu nhập tăng thêm 4.4 triệu đồng/tháng
Ngoài ra, Để cắt giảm thủ tục hành chính cho người nộp thuế và giảm áp lực xử lý hồ sơ quyết toán cho cơ quan thuế, theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH13 của Quốc hội và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định miễn thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm đối với cá nhân trong trường hợp sau:
– Người lao động có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống;
– Người lao động có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
– Người lao động được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này.
3. Trường hợp được ủy quyền
Theo điểm D.2 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì người lao động cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, người lao động trả thu nhập, cụ thể như sau:
– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, người lao động trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
Trường hợp người lao động là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới theo quy định tại điểm d.1 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì người lao động được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.
– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, người lao động trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập văng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập người lao động theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
4. Trường hợp người lao động được hoàn thuế đã nộp
Theo quy định tại Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì NLĐ được hoàn thuế thu nhập người lao động trong các trường hợp sau đây:
(1) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
(2) Người lao động đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế.
(3) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Hoàn thuế thu nhập cá nhân không phải là thủ tục bắt buộc vì nếu có số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau; trường hợp cá nhân muốn hoàn thuế nên lưu ý:
Căn cứ Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC, khi thuộc trường hợp hoàn thuế thì việc hoàn thuế chỉ được thực hiện khi có đủ 02 điều kiện sau:
– Cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán (điều kiện này người nộp thuế không cần quan tâm vì khi nộp thuế đã có mã số thuế cá nhân).
– Cá nhân phải có yêu cầu hoàn thuế.
5. Trường hợp được yêu cầu doanh nghiệp cấp chứng từ khấu trừ thuế
Công văn số 89932/CT-TTHT ngày 9/10/2020, khoản 2 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn về khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế như sau:
Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.
Ngoài ra, trong trường hơp mà cá nhân phát hiện thấy chứng từ khấu trừ thuế sai thì người nộp thuế có thể yêu cầu cơ quan chi trả khấu trừ lập thay thế cho cá nhân theo số tiền đúng đã khấu trừ. Và việc này được thực hiện tại bất cứ thời điểm nào do khi phát hiện sai sót kể cả khi đã qua năm trả thu nhập
>>>Xem thêm: “Làm gì để đảm bảo quyền lợi người lao động trong dịch COVID-19?”
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.