adsads
1200x900 19
Lượt Xem 11 K

Tuổi 20 là giai đoạn bắt đầu một hành trình và chúng ta cần định hướng rõ ràng mục tiêu công việc trong ít nhất là 5-10 năm tới của bản thân. Khi 20 tuổi, bạn có thể chỉ ước ao có một công việc đúng ngành nghề và có mức lương đủ sống. Nhưng khi 30 tuổi đến, bạn sẽ bắt đầu biết khát khao nhiều hơn, mong muốn vươn lên vị trí cao hơn với mức lương tương xứng với năng lực và kinh nghiệm của bản thân.

Độ tuổi càng lớn càng tỷ lệ thuận với tiêu chuẩn và kỳ vọng của xã hội đối với từng người. Điều này đòi hỏi bạn phải phát triển, trưởng thành và thành công từng ngày, ít nhất là trong một khía cạnh nào đó liên quan đến sự nghiệp hoặc tài chính. Nếu cảm thấy bản thân mãi “giậm chân tại chỗ” và các hoài bão mãi không đạt được, bạn sẽ rơi vào trạng thái “vỡ mộng” và “khủng hoảng”. Khủng hoảng sẽ càng nặng nề hơn khi bạn nhìn xung quan thấy bạn bè cùng trang lứa đã có những thành tựu riêng. Và sự thật là tình trạng này lại xảy ra rất thường xuyên và phổ biến tại độ tuổi 30.

Khủng hoảng tuổi 30 bắt nguồn từ đâu?

Như đã đề cập ở trên, khủng hoảng tuổi 30 xuất hiện là tình trạng hoàn toàn dễ hiểu theo quy luật đáp ứng kỳ vọng của xã hội. Nhưng mức độ nặng hay nhẹ của khủng hoảng này sẽ phụ thuộc vào kết quả của quá trình chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và định hướng sự nghiệp của mỗi cá nhân ngay từ khi 20 tuổi.

Mỗi cá nhân chúng ta sở hữu một thế mạnh riêng trong một lĩnh vực cũng như có cho mình một đam mê không ai giống như ai. Do đó, quá trình chuẩn bị hay định hướng tại tuổi 20 tất nhiên sẽ không có bất kỳ một công thức thành công nhất định nào. Điều này cơ bản bắt nguồn từ cách suy nghĩ về điều bạn thích, điều bạn muốn làm và điều bạn muốn sở hữu trong tương lai là gì. Từ đó, bạn sẽ hình thành được sơ đồ định hướng chinh phục sự nghiệp cụ thể.

Ví dụ, bạn đam mê ngành Thiết kế và bạn muốn trở thành nhà thiết kế giỏi và xây dựng riêng cho mình một công ty thiết kế nội thất trong 10-20 năm nữa. Từ những định hướng này, bạn sẽ quyết định ngành học, kỹ năng trau dồi và nghề nghiệp lựa chọn để trau dồi kỹ năng thực tế ở tuổi 20. Và đến tuổi 30, hành trang của bạn đã dần được hình thành và hoàn thiện giúp bạn giảm tối đa những khủng hoảng không đáng có khi lựa chọn sai ngành, sai nghề.

Kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng tuổi 30

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được những định hướng rõ ràng ngay tại tuổi 20 để hạn chế những khủng hoảng cho tuổi 30. Vậy thì những cách sau đây sẽ giúp bạn vượt qua khủng hoảng này một cách nhẹ nhàng hơn

  • Thư giãn và dành thời gian nhìn nhận lại bản thân: Thay vì tập trung suy nghĩ vào những điều tiêu cực, đây là lúc bạn cần thư giãn và nhìn nhận lại bản thân. Hãy tập ngồi thiền, đi du lịch một mình hay về thăm bố mẹ ở quê. Khoảng thời gian này sẽ giúp đầu óc bạn tỉnh táo hơn để suy nghĩ kỹ hơn về bản thân và những mục tiêu dài hạn sắp tới.
  • Xác định thứ tự công việc cần ưu tiên thực hiện: Khủng hoảng tuổi 30 có thể là hậu quả của những kỳ vọng quá lớn của chính bạn. Càng kỳ vọng nhiều vào sự nghiệp thì bạn sẽ càng cảm thấy chán nản khi mọi thứ không như ý muốn. Thay vào đó, hãy chia nhỏ mục tiêu và thực hiện theo thứ tự ưu tiên theo những giá trị quan trọng đối với bạn. Như vậy, mục tiêu sẽ dễ dàng đạt được nhanh chóng hơn.
  • Sáng tạo những điều mới mẻ: Những trải nghiệm mới mẻ có thể giúp bạn vượt qua khủng hoảng tuổi 30 bằng cách phá vỡ lối mòn. Bạn có thể thử thay đổi phong cách thời trang, lên kế hoạch đi du lịch, đảm nhận trách nhiệm mới… Nếu yêu thích nghệ thuật, bạn nên thử đăng ký một lớp học như vẽ, đàn, hát, nhảy… Sự sáng tạo sẽ mang đến cho bạn sức sống mới mà trước đây bạn chưa bao giờ trải nghiệm đấy.

Tuổi 30 sẽ mang đến những khủng hoảng và cảm xúc không mấy thoải mái khi chúng ta nghiêm túc suy nghĩ về sự nghiệp. Hãy cứ xem những cảm xúc chông chênh này giống như các “vị khách không mời” tự đến rồi sẽ tự đi. Nếu bạn đã sẵn sàng vũ khí đối phố ngay từ tuổi 20, khủng hoảng tuổi 30 sẽ không dễ dàng đánh gục bạn. Còn nếu vũ khí bạn vẫn còn khá sơ khai thì hãy giữ tinh thần luôn lạc quan và một sức khỏe ổn định, mọi mục tiêu khi đã bắt tay vào thực hiện rồi cũng sẽ đến được vạch đích của nó!

>>> Xem thêm: 30 tuổi chưa làm Manager là thất bại?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Actuary là gì?

Actuary là gì? Khám phá nghề thẩm định đầy tiềm năng

Actuary được coi là xương sống trong ngành tài chính, là động lực để các tập đoàn, doanh nghiệp phát triển mà không mất quá...

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Trong thế giới hiện đại, Hustle đang ngày trở nên phổ biến, nhất là đối với giới trẻ, dân văn phòng. Tuy nhiên, không phải...

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì? Giải đáp chi tiết cho người mới bắt đầu

Vốn cố định là một trong những loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần thường xuyên theo dõi và quản...

Khám phá chi tiết về hội chứng cô độc hướng ngoại

Cô độc hướng ngoại và cách để dân văn phòng vượt qua?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình rất hướng ngoại, dễ hòa nhập với đám đông nhưng đôi khi lại muốn tách biệt ra khỏi...

Khám phá công việc của một kế toán công trình

Kế toán công trình: Cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cần có

Hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có bộ phận kế toán và công ty xây dựng cũng không ngoại...

Bài Viết Liên Quan
Actuary là gì?

Actuary là gì? Khám phá nghề thẩm định đầy tiềm năng

Actuary được coi là xương sống trong ngành tài chính, là động lực để các...

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Trong thế giới hiện đại, Hustle đang ngày trở nên phổ biến, nhất là đối...

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì? Giải đáp chi tiết cho người mới bắt đầu

Vốn cố định là một trong những loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp....

Khám phá chi tiết về hội chứng cô độc hướng ngoại

Cô độc hướng ngoại và cách để dân văn phòng vượt qua?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình rất hướng ngoại, dễ hòa nhập với đám...

Khám phá công việc của một kế toán công trình

Kế toán công trình: Cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cần có

Hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có bộ phận...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers