adsads
1200x900 3105
Lượt Xem 18 K

30 tuổi là độ tuổi xã hội qui định là nên có sự nghiệp thăng hoa và gia đình ổn định. Những “qui tắc ngầm” đó đã vô tình trở thành gánh nặng đè nén lên chúng ta. Chung qui bạn cần trả lời cho bản thân mình rằng liệu bạn theo đuổi thành công vì bạn muốn thế hay vì không muốn trở thành kẻ thua cuộc?

Khủng hoảng tuổi 30 là kết quả của những sự lựa chọn lạc lối tuổi 20

Tuổi 20 – Thảnh thơi “cưỡi ngựa xem hoa”

20 tuổi là độ tuổi tràn đầy nhiệt huyết và sức khỏe. Bạn có thể thức đến 2 3 giờ sáng và hôm sau 7 8 giờ dậy. Sự “non nớt” trong kinh nghiệm cho phép bạn “liều” mà không biết sợ. Tuy nhiên, ở độ tuổi này hầu hết chúng ta đều có suy nghĩ “cứ từ từ” và chính sự chần chừ đó đang dần cướp đi cơ hội của bạn.

10 năm trôi nhanh hơn bạn nghĩ

 Ở tuổi 20, bạn không quan tâm đến sức khỏe và đến ngoài 30 tuổi, sức khỏe của bạn sẽ phải trả giá

Ở tuổi 20, bạn không nghĩ xem mình thích làm công việc gì và đến tuổi 30, bạn đột nhiên cảm thấy sự nghiệp cứ mãi đứng yên.

Ở tuổi 20, bạn tìm được con đường của riêng mình và đến tuổi 30, bạn sẽ lạc lối trong chính lộ trình “rối ren” của mình

“Đường đua sự nghiệp” là một cuộc thi chạy bền, tuổi 20 như những đoạn đường đầu tiên của cuộc đua. Thứ bạn cần là “chạy” đều và giữ sức. Nếu quan điểm thành công trong sự nghiệp tức phải đạt được thành tựu như lương cao hay chức lớn thì những bước đầu tiên ở tuổi 20 rất quan trọng.

Đừng mong đích đến sẽ thay đổi nếu như bạn không thay đổi con đường.

Tuổi 30 – Chạy nước rút để “đuổi kịp” hình mẫu xã hội

Nếu bạn đang ở độ tuổi 30 chắc bạn không còn xa lạ bởi những câu hổi “kém duyên” như :”Sao giờ chưa lập gia đình?” hay “30 tuổi đầu mà mải vẫn cứ mải làm nhân viên “quèn” vậy?”. Nếu 30 tuổi chưa có sự nghiệp là thất bại dần trở thành “luật bất thành văn” trong xã hội.

Độ tuổi càng lớn càng tỷ lệ thuận với tiêu chuẩn và kỳ vọng của xã hội đối với từng người. Hầu hết, đối mặt với sự kì vọng của xã hội ngày nay, khiến “khủng hoảng tuổi 30” dần trở thành “căn bệnh” chung của những ai đang bước đến độ tuổi này.

Sự nghiệp giống như một cây ăn quả. Ở tuổi 30 nếu “cây sự nghiệp” của bạn đầy ấp trái “ngon ngọt” tức những năm qua bạn đã chăm sóc nó rất tốt. Nhưng ngược lại, nếu “cây sự nghiệp” của bạn chỉ toàn những “trái” chua chát, èo uột tức bạn chưa chăm sóc nó đúng cách.

Không nhân được “trái ngọt” không có nghĩa là bạn kém cỏi chỉ là bạn chưa tìm được phương pháp đúng cho bản thân.

Đừng cố gắng trở thành người thành công, chỉ cần trở thành người có giá trị

Nếu thành công trong sự nghiệp là lựa chọn của bạn thì hãy nghiêm túc với nó

Cuộc sống là những sự lựa chọn và nếu bạn đã lựa chọn chinh phục đỉnh cao sự nghiệp thì hãy nghiêm túc với lựa chọn của mình.

Nếu mục đích của bạn là có vị trí vững vàng trong sự nghiệp khi 30 tuổi thì ngay từ những bước đầu tiên bạn cần có mục tiêu và kế hoạch cụ thể.

Nếu bạn thuộc tuýp cho rằng người thành công trong công việc là người có lương cao hay chức lớn thì bạn nên vạch ra lộ trình cho bản thân từ những bước đầu tiên.

Bạn nên xác định mục đích và mục tiêu rõ ràng. Mục đích là đích đến của bạn và là ước mơ, mong muốn của bạn. Mục tiêu là những gì bạn cần đạt được trong thời gian ngắn. Để đạt được mục đích lớn bạn cần hoàn thành nhiều mục tiêu nhỏ. Mục đích và mục tiêu cần rõ ràng, cụ thể và kèm theo kế hoạch chi tiết để đạt được chúng.

Việc lập kế hoạch cụ thể giúp bạn dễ dàng nắm bắt và kiểm soát được công việc của mình. Hơn hết, việc làm việc có kế hoạch giúp bạn có những chiến lược và đề ra những kế hoạch dự phòng cho những tình huống bất ngờ.

Bên cạnh làm việc có kế hoạch bạn nên kiên định theo đuổi những gì mình đưa ra.

Không có bất kì “con đường tắt” nào dẫn đến thành công, vậy nên hãy kiên trì và nhẫn nại.

Warren Buffet – tỉ phú phú đứng thứ 4 trong những người giàu nhất hành tinh, từng có câu nói rất nổi tiếng :”Cho dù bạn tài năng hay nổ lực đến đâu, một số việc đòi hỏi phải có thời gian. Bạn không thể sinh con trong một tháng bằng cách khiến chín người phụ nữ mang thai

Nếu không có sự kiên nhẫn, chắc có lẽ Edison đã không thể vượt qua hàng ngàn lần thất bại để rồi tạo nên bóng đèn soi sáng chúng ta, hay Steve Jobs nếu không có sự kiên nhẫn tiếp tục hành trình sự nghiệp của mình sau khi bị đuổi việc thảm hại từ công ty mình thành lập thì có lẽ, chiếc điện thoại thông minh bạn đang cầm trên tay đã không xuất hiện, thật đúng với câu “Thiên tài có thể đặt nền móng, nhưng hoàn tất công việc phải là lao động kiên nhẫn.”.

30 tuổi – quá sớm để nhận định thành công hay thất bại

Hầu hết những người gặp “khủng hoảng” ở tuổi 30 đều là do họ cho rằng nếu 30 tuổi không thành công thì là quá muộn. Nhưng có lẻ bạn không biết rằng đối với hầu hết các tỉ phú 30 tuổi chỉ là “bắt đầu”.

Bill Gate được cho là thành công sớm, khi 38 tuổi ông trở thành tỉ phú, Sam Walton đã mở cửa hàng Walmart đầu tiên ở tuổi 44, “Ông trùm” Henry Ford thành lập công ty Ford Motors vào năm 45 tuổi, Ray Kroc đưa thương hiệu đồ ăn nhanh McDonald trở lại từ cõi chết năm ông 52 tuổi.

Như bạn đã thấy, không có một giới hạn nào mà đến độ tuổi đó bạn nhất định phải thành công. 30 tuổi nếu chưa thành công cũng chẳng phải quá tồi tệ. Con đường của bạn cũng mới bắt đầu thôi. Chúng ta chỉ thất bại khi bỏ cuộc.

Liệu bạn theo đuổi thành công vì bạn muốn hay vì không muốn trở thành kẻ thua cuộc?

Sách báo và mạng xã hội đã khiến chúng ta luôn suy nghĩ rằng thành công là lương cao hay chức lớn. Tuy nhiên, thành công mỗi người mỗi khác. Bạn không cần phải chạy theo những qui tắc “vô vị” của xã hội. Chúng ta có quan điểm về cuộc sống khác nhau dẫn đến suy nghĩ về thành công của chúng ta cũng khác nhau.

Đối với một số người, thành công là phải có thật nhiều tiền và có địa vị cao trong xã hội. Tuy nhiên, một số người thì cho rằng thành công là có cuộc sống hạnh phúc và biết đủ. Vậy nên, bạn đừng cố ép bản thân phải theo những gì xã hội qui định.

Ngày nay, mạng xã hội luôn cho bạn thấy những “tấm gương” thành công với sự nghiệp vang dội nhưng liệu bạn có thật sự biết những sự thật đằng sau đó.

Để có sự nghiệp hoành tráng, Steve Job dành cả cuộc đời để làm việc để rồi đến khi ra đi ông mang theo sự hối hận vì đã sống một cuộc đời lãng phí. Hay ông Đặng Lê Nguyên Vũ người có cả đế chế cà phê Trung Nguyên từng thốt lên câu: “Tiền nhiều để làm gì“. Vậy nên, sự nghiệp là sự lựa chọn không phải là điều thiết yếu.

Nhìn chung, cuộc sống là những lựa chọn. Có người lựa chọn “đấu tranh” để có được sự nghiệp thành công nhưng có người lại lựa chọn “biết đủ” để hạnh phúc. Vậy nên, sự nghiệp thành công ở tuổi 30 là một điều đáng tự hào nhưng tuyệt nhiên nó không phải là thứ bạn nhất định phải đạt được.

Đường của mình đừng đi theo lời chỉ dẫn của người khác

Tuổi 30 sẽ mang đến những khủng hoảng và cảm xúc không mấy thoải mái khi chúng ta nghiêm túc suy nghĩ về sự nghiệp. Hãy cứ xem những cảm xúc chông chênh này giống như các “vị khách không mời” tự đến rồi sẽ tự đi. Nếu bạn đã sẵn sàng vũ khí đối phố ngay từ tuổi 20, khủng hoảng tuổi 30 sẽ không dễ dàng đánh gục bạn. Còn nếu vũ khí bạn vẫn còn khá sơ khai thì hãy giữ tinh thần luôn lạc quan và một sức khỏe ổn định, mọi mục tiêu khi đã bắt tay vào thực hiện rồi cũng sẽ đến được vạch đích của nó!

>>>Xem thêm:”30 tuổi chưa làm Manager là thất bại?”

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các giao dịch tài chính và quản lý tài khoản ngân...

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Trung thu không chỉ là dịp lễ hội truyền thống mà còn là cơ hội tuyệt vời để tạo ra những nội dung sáng tạo,...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng và hiệu quả là một kỹ năng vô giá. 

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Bài Viết Liên Quan
3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các...

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Trung thu không chỉ là dịp lễ hội truyền thống mà còn là cơ hội...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng...

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers