Khủng hoảng hiện sinh là một tình trạng tâm lý phổ biến mà nhiều người thường gặp ít nhất một lần trong đời. Vậy khủng hoảng hiện sinh là gì? Những dạng khủng hoảng hiện sinh nào thường gặp? Nguyên nhân và triệu chứng, cách vượt qua nó là gì? Hãy cùng HR Insider khám phá.
Khủng hoảng hiện sinh là gì?
Khủng hoảng hiện sinh (existential crisis) là tình trạng mà bạn đối mặt với những cảm xúc sâu sắc và sự nghi ngờ về ý nghĩa, mục đích của cuộc sống. Đây là quá trình tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi lớn về việc làm thế nào để tạo ra giá trị cho cuộc sống của bạn. Và đôi khi, nó có thể khiến bạn cảm thấy bị kẹt lại và không biết hướng đi tiếp theo.Khi trải qua khủng hoảng hiện sinh, bạn có thể thấy mình liên tục tự đặt ra những câu hỏi về sự tồn tại của bản thân và vai trò của bạn trong thế giới này. Điều này thường dẫn đến việc bạn phải đối mặt với sự mâu thuẫn nội tâm và cảm giác thất vọng, đồng thời làm giảm niềm vui sống.
Khủng hoảng hiện sinh không phân biệt độ tuổi và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Mặc dù có thể gặp phải cảm giác lo lắng hay trầm cảm trong quá trình này, khủng hoảng hiện sinh khác biệt ở chỗ nó liên quan đến việc tìm kiếm và xác định mục đích sống chứ không đơn thuần là những trạng thái tâm lý khác.
Dấu hiệu nhận biết khủng hoảng hiện sinh
Bạn có đang trải qua khủng hoảng hiện sinh không? Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn phân biệt nhận biết dễ dàng:
Lo âu thường xuyên
Khác với sự căng thẳng thông thường, lo âu trong khủng hoảng hiện sinh có thể khiến bạn cảm thấy không yên lòng về mọi thứ. Bạn có thể cảm thấy buồn bã hoặc lo lắng về mục tiêu và vị trí của mình trong cuộc sống. Những câu hỏi về sự tồn tại và những vấn đề không có lời giải đáp có thể chiếm lĩnh tâm trí bạn. Điều này dẫn đến sự lo âu liên tục, thậm chí rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Thiếu động lực
Khi không thể tìm ra lý do thuyết phục cho những gì bạn đang làm, bạn có thể cảm thấy thiếu động lực. Sự thiếu kết nối và cảm giác vô nghĩa có thể làm cho việc hoàn thành công việc trở nên khó khăn, thiếu hứng thú.
Thiếu năng lượng
Cảm giác u sầu có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi, dẫn đến việc bạn ít tham gia vào các hoạt động và sở thích. Khi ít di chuyển và tham gia vào các hoạt động, bạn có thể cảm thấy mọi thứ ngày càng khó khăn hơn, khiến năng lượng của bạn giảm đi.
Tìm hiểu cách để cân bằng cuộc sống và công việc giúp bạn cải thiện năng lượng của bản thân.
Tâm trạng trầm cảm và lo âu
Khủng hoảng hiện sinh có thể dẫn đến trầm cảm với các triệu chứng như mất hứng thú với sở thích, mệt mỏi, đau đầu, cảm giác vô vọng và buồn bã kéo dài. Trong những trường hợp nghiêm trọng, cảm giác vô nghĩa có thể dẫn đến cảm giác hối tiếc về quá khứ và thậm chí ý định tự sát.
Thiếu hứng thú với mối quan hệ xung quanh
Khi trải qua khủng hoảng hiện sinh, bạn có thể cảm thấy thiếu động lực và năng lượng làm việc. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn và làm giảm sự kết nối với những người xung quanh. Thiếu sự hỗ trợ xã hội có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn và dẫn đến lo âu, trầm cảm.
Các loại khủng hoảng hiện sinh
Khủng hoảng hiện sinh có thể biểu hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào trải nghiệm cá nhân và đặc điểm của mỗi người. Một số loại khủng hoảng hiện sinh phổ biến là:
Khủng hoảng liên quan đến tự do và trách nhiệm cá nhân
Mỗi người đều có quyền tự do đưa ra các quyết định trong cuộc sống và phải chịu trách nhiệm về những lựa chọn của mình. Khi những quyết định này không đạt được kết quả mong muốn, có thể xuất hiện cảm giác bị mắc kẹt và thiếu kiểm soát. Tình trạng này thường đi kèm với sự lo lắng và cảm giác bị áp lực từ trách nhiệm.
Khủng hoảng về cái chết
Khi đạt đến một cột mốc tuổi tác nhất định, chẳng hạn như tuổi 50, chúng ta thường bắt đầu suy ngẫm về sự sống và cái chết. Những câu hỏi như “Chúng ta sẽ ra sao sau khi chết?” có thể trở nên cấp bách và khiến bạn cảm thấy lo lắng, bi quan. Loại khủng hoảng này cũng có thể phát sinh khi đối diện với các căn bệnh nghiêm trọng hoặc khi mất người thân.
Khủng hoảng về sự kết nối và cảm giác cô đơn
Đây là loại khủng hoảng hiện sinh mà các mối quan hệ có vai trò quan trọng trong việc mang lại sự hỗ trợ tinh thần và cảm xúc. Khi các mối quan hệ này bị gián đoạn, hoặc khi chúng ta bị chia cắt bởi cái chết của người thân, cảm giác cô đơn và tách biệt có thể xuất hiện. Điều này có thể dẫn đến cảm giác cuộc sống trở nên vô nghĩa.
Tham khảo thêm các định nghĩa empath là gì và hiệu ứng FOMO.
Khủng hoảng về mục đích sống
Tìm kiếm ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống có thể tạo ra hy vọng và động lực cho bạn. Tuy nhiên, khi nhìn lại cuộc đời, một số người có thể cảm thấy rằng họ chưa đạt được điều gì đáng kể. Điều này dẫn đến việc tự hỏi về mục đích sống của mình và cảm thấy băn khoăn về ý nghĩa thực sự của cuộc đời.
Bạn có thể đã nghe tới vấn đề khủng hoảng tuổi 30, một điều khá phổ biến trong xã hội hiện nay.
Khủng hoảng về cảm xúc và trải nghiệm
Một số người cố gắng tránh né những cảm xúc tiêu cực với hy vọng sẽ tìm được hạnh phúc thực sự. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến cảm giác hạnh phúc giả tạo và sự trống rỗng. Đôi khi, việc chấp nhận và trải nghiệm những cảm xúc đau đớn có thể giúp mở ra cơ hội cho sự phát triển cá nhân và cải thiện cái nhìn về cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng hiện sinh là gì?
Khủng hoảng hiện sinh không chỉ xuất phát từ những vấn đề và căng thẳng thường nhật. Thay vào đó, nó có thể xảy ra sau những trải nghiệm sâu sắc hoặc sự kiện quan trọng, như chấn thương nghiêm trọng hoặc mất mát lớn. Một số nguyên nhân chính của khủng hoảng hiện sinh bao gồm:
- Khi bạn cảm thấy tội lỗi về một hành động hoặc quyết định trong quá khứ.
- Sự ra đi của người thân yêu hoặc việc phải đối mặt với thực tế về cái chết của chính mình có thể khơi dậy cảm giác về sự vô nghĩa và khủng hoảng hiện sinh.
- Khi bạn cảm thấy không hài lòng với các mối quan hệ xã hội hoặc vị trí của mình trong cộng đồng.
- Sự không hài lòng với chính mình, cảm giác thiếu thốn về giá trị cá nhân.
- Khi cảm xúc tiêu cực không được giải tỏa và tích tụ bên trong.
Bí quyết vượt qua khủng hoảng hiện sinh
Để vượt qua giai đoạn khó khăn và căng thẳng này, việc lắng nghe bản thân và áp dụng những phương pháp tích cực là rất quan trọng. Một số cách giúp bạn đối phó với khủng hoảng hiện sinh là:
Bày tỏ và chia sẻ cảm xúc
Đừng giữ lại hay bỏ qua cảm xúc của mình. Thay vào đó, hãy mở lòng và chia sẻ cảm xúc của bạn. Việc tạo mối quan hệ xã hội không chỉ giúp bạn giải tỏa mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và ý nghĩa của khủng hoảng hiện sinh mà bạn đang trải qua.
Nếu bạn chưa sẵn sàng nói chuyện trực tiếp với người khác, hãy thử ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của mình vào một cuốn sổ. Việc viết ra sẽ giúp bạn phân tích và hiểu rõ hơn về các vấn đề đang tác động đến bạn.
Thực hành thiền và chánh niệm
Thiền định, chánh niệm là những việc hữu hiệu để kết nối sâu sắc với bản thân với hiện tại và giúp bạn vượt qua khủng hoảng hiện sinh. Thực hành thiền giúp bạn cảm thấy bình tĩnh, tập trung hơn. Hãy dành thời gian để ngồi thiền và tập trung vào hơi thở cũng như cảm nhận của cơ thể. Đồng thời, tìm hiểu về thiền Vipassana và các kỹ thuật thiền khác để giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn.
Ghi nhật ký
Việc ghi lại những điều tích cực và những điều bạn cảm thấy biết ơn trong nhật ký có thể giúp bạn lấy lại sự kết nối với cuộc sống và nhận diện giá trị bản thân. Hãy tạo thói quen viết nhật ký hàng ngày để ghi lại những điểm sáng trong cuộc sống và giải quyết các vấn đề mà bạn đang gặp phải. Điều này không chỉ giúp bạn nhận thức rõ hơn về những điều quan trọng mà còn giúp bạn tìm ra cách vượt qua khó khăn.
Xem thêm: Bạn đã biết cách sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên?
Chấp nhận quá khứ
Chấp nhận quá khứ cũng là cách để bạn vượt qua khủng hoảng hiện sinh. Nhìn lại quá khứ có thể khiến bạn cảm thấy thất vọng hoặc tiếc nuối. Tuy nhiên, chúng ta không thể thay đổi những gì đã xảy ra. Thay vì đắm chìm trong sự hối tiếc, hãy học hỏi từ những bài học đã trải qua và tập trung vào tương lai với sự lạc quan và hy vọng. Tương lai luôn mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng mới để bạn khám phá và phát triển.
Tìm kiếm sự hỗ trợ
Kết nối với người khác là một cách hữu hiệu để giảm bớt lo âu và cảm giác cô đơn. Giao tiếp và chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn và giảm bớt nỗi buồn. Những cuộc trò chuyện tích cực có thể lan tỏa sự ấm áp và hỗ trợ tinh thần cho bạn. Việc xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp cũng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong công việc.
Nếu bạn cảm thấy cần sự trợ giúp chuyên môn, hãy cân nhắc việc gặp bác sĩ tâm lý hoặc nhà trị liệu. Dù bạn có thể tự mình vượt qua nhiều khó khăn, sự hỗ trợ từ các chuyên gia có thể cần thiết khi triệu chứng kéo dài hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.
Nhìn nhận lại ý nghĩa cuộc sống
Lo lắng về sự thiếu ý nghĩa trong cuộc sống thường là nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng hiện sinh, dẫn đến những câu hỏi như “Tôi là ai?”, “Mục đích sống của tôi là gì?”,… Để vượt qua khủng hoảng, hãy làm rõ và tái kết nối với những giá trị và mục tiêu quan trọng đối với bạn. Sự nhận thức này có thể giúp bạn xác định lại ý nghĩa, mục đích cuộc sống.
Khủng hoảng hiện sinh là trạng thái tâm lý mà rất nhiều người có thể trải qua. Nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và có các triệu chứng khác nhau. Để vượt qua khủng hoảng hiện sinh, bạn có thể tìm sự hỗ trợ từ người thân, thể hiện cảm xúc, tập trung vào những điều có thể kiểm soát, viết nhật ký, thực hành thiền, tham gia nhóm hỗ trợ và kết nối lại với mục đích sống của mình. HR Insider hy vọng thông tin trên đã mang lại giá trị cho bạn!
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.