• .
adsads
thumbnail trốc tru là gì
Lượt Xem 17 K

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” là câu ca dao lột tả chân thực về sự phong phú của ngôn ngữ Việt. Mỗi một vùng miền khác nhau sẽ có những ngôn ngữ khác nhau khiến người địa phương khác “xoắn não” khi gặp phải, trong đó khu mấn là gì, trốc tru là gì là thắc mắc của khá nhiều bạn. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về ý nghĩa của từ này, ngay sau đây mời bạn cùng tham khảo bài viết của VietnamWorks nhé!

Khu mấn là gì? 

“Khu mấn” là từ ngữ địa phương của người dân tỉnh Nghệ An. Theo tiếng địa phương thì “khu” nghĩa là cái mông, còn “mấn” nghĩa là váy, kết hợp hai từ này lại thì “khu mấn” ý chỉ cái mông quần bẩn và nghĩa bóng có ý nghĩa chỉ thái độ và giá trị làm việc không tốt với đối tượng mà người nói không thích.

Để giải thích ý nghĩa của từ này, cần quay ngược thời gian về những năm 60 đến 70 của thế kỷ 20. Khi đó, người dân khu vực tỉnh Nghệ Tĩnh (tức Nghệ An và Hà Tĩnh) thường gọi phần mông mặc váy đen thô khi lao động của các chị em bằng từ “khu mấn”. Nói một cách dễ hiểu hơn đó là trong ngày lao động vất vả, chị em thường cùng nhau ngồi tâm sự bên những bãi cỏ, bãi đất, ven đường khiến cho phần mông bị dính bẩn. Họ đang rất mệt mỏi sau buổi làm ruộng, đồng áng nên có thể “bạ đâu ngồi đấy”.

trái khu mấn là gì

Định nghĩa cụm từ khu mấn tiếng Nghệ An là gì

Những ví dụ sau đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này:

  • Ví dụ 1:

A: Cậu nhìn tớ mua đôi dép này có đẹp không?

B: Không nha! Nhìn như cái khu mấn ấy.

Và trong trường hợp này, bạn B đang có thái độ chê bạn A mua dép không đẹp.

  • Ví dụ 2:

A: Năm nay chắc kiếm được nhiều tiền lắm B nhỉ?

B: Có cái khu mấn ấy! Có đi ăn cướp đâu bây.

Trong ví dụ này, khu mấn được hiểu là “nghèo”, “không có tiền”, “chả có gì”,…

Nhìn chung, “khu mấn” có nghĩa thế nào còn phụ thuộc vào từng ngữ cảnh khác nhau. Vì vậy nếu bạn có đi du lịch tới khu vực miền Trung, hoặc giao tiếp với người miền Trung thì cũng nên xét thêm ngữ cảnh để ứng dụng hoặc dịch nghĩa sao cho đúng nhé.

Trốc tru là gì?

Trong tiếng Nghệ An, “trốc” chính là một từ ngữ chỉ phần đầu và “tru” chính là một từ ngữ mà người dân địa phương dùng để gọi con trâu (con tru). Khi kết hợp lại, cụm từ “trốc tru” để chỉ những người có tính cách ngang bướng, cứng đầu, không có sự lắng nghe hay tiếp thu ý kiến đóng góp một cách tích cực.

người cứng đầu

Tróc tru ý ám chỉ người cứng đầu

Để giúp bạn dễ hình dung hơn, VietnamWorks sẽ lấy ví dụ cho bạn như sau:

  • Mi là cái đồ trốc tru hết sức
  • Mi trốc tru thực sự

Cả hai câu đều có ý nghĩa nói người nghe đầu óc không sáng dạ hoặc ngu ngốc.

Ngoài ra, bên cạnh câu hỏi “trốc tru tiếng miền trung là gì” thì cũng có không ít người thắc mắc “trốc cúi là gì?”. Theo tiếng miền Trung, “trốc cúi” sẽ được hiểu là “cái đầu gối”.

đồ trốc tru là gì

Định nghĩa trốc cúi tiếng miền Trung là gì?

Hiện nay, những từ ngữ địa phương với sự độc đáo và phong phú đang được giới trẻ quan tâm rất nhiều. Điển hình trong số đó là một số cụm từ đến từ tỉnh Nghệ An đang được giới trẻ lan truyền rần rần trên các trang mạng xã hội.

Về cơ bản nó chỉ mang ý nghĩa vui vẻ, đùa cợt

Về cơ bản nó chỉ mang ý nghĩa vui vẻ, đùa cợt

Tuy nhiên đa số khi ứng dụng cụm từ này trọng thực tế thì nó lại không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực như vậy. Về cơ bản nó chỉ mang ý nghĩa vui vẻ, đùa cợt chứ hoàn toàn không có ý xấu. Cụm từ này được người dân Nghệ An sử dụng khá phổ biến, được sử dụng rộng rãi ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi.

Một số phương ngữ phổ biến ở miền Trung

Ngoài những từ như “trốc tru”, “khu mấn” theo tiếng Nghệ An kể trên. Người Nghệ An nói riêng và miền Trung nói chung còn sử dụng rất nhiều những từ địa phương khác khiến người nghe có phần hơi “xoắn não”. Nếu sắp tới bạn có ý định đi du lịch miền Trung, hoặc có vợ chồng, bạn bè là người miền Trung thì hãy tham khảo ngay để tiện hơn cho việc giao tiếp nhé!

“Cái cươi” = “cái sân” “Choa” = “chúng tao”
“Trấp vả” = “đùi” “Mi” = “mày”
“Gưởi” = “gửi” “Cấy” = “cái”
“Hun” = “hôn” “Ngẩn” = “ngốc”
“Chưởi” = “chửi” “Cái vung” = “nắp nồi”
“Chi rứa hầy” = “cái gì đó” “Trửa” = “Giữa, trên”
“Cái chủi” = “cái chổi” “Cái đàng” = “con đường”
“Mần” = “làm” “Nác” = “nước”
“Cái đọi” = “cái chén” “Trù” = “trầu”
“Tau” = “tao” “Bọn bây” = “chúng mày”
“Hấn” = “hắn, nó” “Cái nớ” = “cái đó, cái kia”
“Bổ” = “ngã”

Dưới đây là một vài ví dụ thú vị về những câu giao tiếp thông thường của người Nghệ An:

Ví dụ 1:

A: Bựa chừ mi gặp chuyện chi chi rứa hầy?

B: Bựa qua tau đi ra nơi cươi bấp cục đá, bổ trợt trốc cúi mi ơi.

Dịch nghĩa là:

A: Dạo này mày gặp chuyện gì vậy?

B: Bữa qua tao đi ra sân vấp phải cục đá, ngã trầy đầu gối mày ơi.

Ví dụ 2:

A: Răng hôm bựa bác nói xuống nhà tui uống nác chè mà nỏ chộ xuống?

B: Xin lội o mi, khi túi tui cũng định xuống rồi mà hai cấy trốc cúi đau quá nỏ đi được.

A: Rứa à. Mà bác mần chi mà bị đau trốc cúi?

B: Tại bữa hỗm chẻ mấy lẻ củi bơ rứa đó. 

Dịch nghĩa là:

A: Sao hôm trước bác nói xuống nhà tôi uống nước chè mà không thấy xuống?

B: Xin lỗi o, khi tối tôi cũng định xuống rồi mà hai cái đầu gối đau quá, không đi được.

A: Vậy hả. Mà bác làm gì mà bị đau đầu gối?

B: Tại hôm trước chặt mấy cây củi nên vậy đó.

Ví dụ 3: Thơ tiếng Nghệ An

Năm mươi năm sống trửa lòng Hà Nội

Nỏ khi mô tui quên được quê nhà

Nhớ mần răng mà hắn nhớ diết da

Sèm được nghe “ri, tê” cho sướng rọt!

 

Đang tự nhiên, ai kêu: “Cho đọi nác…”

Rứa là rọt gan tui hấn rành cuộn cả lên

Tui nhớ nhà, nhớ mệ, nhớ các em

Nhớ cả cấy cươi tui nhởi trò đánh sớ

 

Tui nhớ ông tui suốt một đời rành khổ

Có trấy xoài rớt xuống nỏ đành ăn

Để triều về cho cháu nhỏ quây quần

Ông dạy, dộ rồi chia đều từng đứa

 

Chưa có khi mô tui chộ ông đi dép nợ!

Rành chưn không, phủi bộp bộp – lên giường

Ông buồn chi mà rành thở dài luôn

Giừ tui tra rồi, hiểu rọt gan ông nội

 

Ông đã góa vô vô cùng sớm túi

Tui cụng sắp về với ông tui đây

Trong rọt, trong gan cứ nhớ tháng, nhớ ngày

Nhớ quê Nghệ! Rành sèm nghe tiếng Nghệ!

 

Tiếng Nghệ choa ơi! Răng mi hay rứa thế!

Nhờ có mi hình – mà choa góa thi nhân

Choa buồn, choa vui, choa nhởi, choa mần…

Nhưng nỏ có khi mô choa quên tình – Tiếng Nghệ! 

(Nguồn: Sưu tầm)

Bên cạnh đó hãy đón đọc bài viết về caption thú vị sau:

khu mấn nghĩa là gì

Một số phương ngữ phổ biến khác ở miền Trung

Trên đây đều là những gì từ được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ giao tiếp đời thường của người dân miền Trung. Tuy nhiên khi người miền Trung đến các địa phương khác, họ sẽ hạn chế hoặc ít dùng hơn, thay vào đó là sử dụng các ngôn ngữ phổ thông của người Việt. Chính vì vậy giới trẻ thường tỏ ra vô cùng thích thú khi biết được ý nghĩa thực sự của khu mấn là gì, trốc tru là gì, con tru là con gì,…

FAQ – Một số câu hỏi thường gặp về phương ngữ miền Trung

Quả khu mấn là gì?

Quả khu mấn thực chất hoàn toàn không có thật. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay nghe được những câu hỏi đại loại như “Có ăn quả khu mấn không?”. Về cơ bản thì đây chỉ là một câu nói bông đùa, ý là có ăn quả cái mông không đó.

Xem thêm bài viết về sự phong phú của ngôn ngữ Việt:

Có nên sử dụng phương ngữ khi đi xin việc hay không?

Theo quan điểm của VietnamWork, bạn chỉ nên sử dụng tiếng Nghệ An xin việc trong trường hợp nhà tuyển dụng cũng người miền Trung. Nếu không thì bạn hãy sử dụng tiếng phổ thông để đảm bảo cuộc phỏng vấn diễn ra một cách dễ hiểu, dễ thỏa thuận nhất cho cả 2 bên.

Mô, tê, răng, rứa trong tiếng Nghệ An có nghĩa là gì?

  • Mô: Nghĩa là đâu
  • Tê: Nghĩa là ấy, kia
  • Răng: Nghĩa là sao
  • Rứa: Nghĩa là thế, đấy

Ví dụ:

  • Mi đi mô rứa?

Có nghĩa là mày đi đâu vậy?

  • Lấy cho tau cái chén tê.

Có nghĩa là lấy cho tao cái chén kia.

  • Mi bị làm răng rứa?

Có nghĩa là mày bị làm sao vậy? Qua thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu chi tiết về “khu mấn là gì”, “trốc tru là gì” rồi phải không nào? Hy vọng rằng bạn sẽ ứng dụng kiến thức này vào thực tế để giao tiếp trôi trảy hơn với người miền Trung nhé. Đừng quên tiếp tục theo dõi VietnamWorks để khám phá thêm vô vàn điều bổ ích hơn nữa. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm các bài viết khác tại VietnamWorks:

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của thịnh vượng và may mắn. 

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù kinh tế vẫn đang trong giai đoạn phục hồi vẫn còn nhiều khó khăn 

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt qua muôn vàn khó khăn để phát triển thành một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam, tạo ra các sản phẩm chất lượng và phân phối nhiều nước trên thế giới, tiên phong phát triển các giải pháp dinh dưỡng từ thực vật mang lại cuộc sống lành mạnh cho mọi nhà.

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy tại sao quy trình Offboarding lại quan trọng? Và làm thế nào để xây dựng một quy trình Offboarding hiệu quả? Hãy khám phá ngay sau đây.

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình thức lịch sự mà còn thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với những người đã giúp đỡ bạn. Vậy làm thế nào để viết lời cảm ơn báo cáo thực tập một cách chân thành và ấn tượng?

Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của thịnh vượng và may mắn. 

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù kinh tế vẫn đang trong giai đoạn phục hồi vẫn còn nhiều khó khăn 

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt qua muôn vàn khó khăn để phát triển thành một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam, tạo ra các sản phẩm chất lượng và phân phối nhiều nước trên thế giới, tiên phong phát triển các giải pháp dinh dưỡng từ thực vật mang lại cuộc sống lành mạnh cho mọi nhà.

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy tại sao quy trình Offboarding lại quan trọng? Và làm thế nào để xây dựng một quy trình Offboarding hiệu quả? Hãy khám phá ngay sau đây.

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình thức lịch sự mà còn thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với những người đã giúp đỡ bạn. Vậy làm thế nào để viết lời cảm ơn báo cáo thực tập một cách chân thành và ấn tượng?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers