adsads
MicrosoftTeams image 22
Lượt Xem 4 K

Không hợp với sếp có ảnh hưởng đến công việc?

Trong công việc, khả năng xử lý việc tốt là then chốt cho sự thành công. Tuy nhiên, chúng ta cần có mối quan hệ tốt với cấp trên để con đường sự nghiệp thuận buồm xuôi gió hơn. Quả thật, trong môi trường làm việc đầy cạnh tranh như hiện nay, năng lực và mối quan hệ tốt với sếp luôn là hai yếu tố phải đồng hành song song với nhau. Nhưng không phải ai cũng may mắn gặp được cấp trên tốt tính hay thấu hiểu nhân viên của mình. Chính vì thế, không ít những nhân viên âm thầm chịu đựng sự trái ngược trong tính cách của sếp với mình. Nhưng “tức nước vỡ bờ”, đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều người dứt áo ra đi nhiều nhất. Bởi không thể hòa hợp trong công việc còn ảnh hưởng trực tiếp lên tâm lý và sức khỏe của chính bạn. 

Một nghiên cứu từ Trường kinh doanh Harvard và Đại học Stanford đã chỉ ra rằng, căng thẳng trong công việc ảnh hưởng đến sức khỏe con người tương tự việc nạp một lượng lớn khói thuốc lá thụ động. Thế mới thấy, việc tưởng chừng bình thường này tác động tiêu cực đến sức khỏe con người vô cùng lớn. Nó như chất axit gặm nhấm sức khỏe và bào mòn nhiệt huyết làm việc của nhân viên. 

Sếp của Ngân đã 50 tuổi, khá tốt bụng nhưng hay nổi cáu với nhân viên. Tuần đầu tiên vào làm, Ngân đã được nghe một tràng lớn tiếng từ sếp đến ngơ ngác. Những ngày tiếp theo sau đó cũng không khá hơn, bởi khi áp lực công việc sếp cô hay dễ cáu gắt và lớn tiếng với cấp dưới. Việc này tác động trực tiếp đến tinh thần, khiến Ngân bị áp lực và luôn tìm cách né tránh cấp trên mình. Không thể chịu đựng lâu dài, cô quyết định nghỉ việc. 

Những trường hợp quyết định như Ngân không hề hiếm xảy ra. Bởi áp lực công việc đã đủ khiến người ta mệt mỏi, không thể hòa hợp công việc cùng sếp khiến tinh thần căng thẳng hơn. Về lâu dài, những tác động xấu này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Thế nên, nhiều người chọn cách rời đi tìm ngôi nhà mới là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, con người với đa dạng tính cách khác nhau, nghỉ việc chỉ là cách trốn tránh tạm thời không phải là biện pháp hiệu quả. Bởi bạn chỉ có một khoảng thời gian tuổi trẻ để thử sức mình, không thể thấy khó bỏ cuộc và lãng phí thời khắc nhiệt huyết nhất của cuộc đời mình. Đến với môi trường mới, đồng nghĩa với việc bạn phải xây dựng lại từ đầu. Vì thế, hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định nhé.  

Nỗ lực đến cùng trước khi từ bỏ

Trên thực tế, không có con đường nào trải đầy hoa hồng. Muốn thành công, chúng ta cần phải tự rèn luyện bản thân mình vượt qua những thử thách. Trong đó, hòa hợp với sếp cũng là một ải cần phải bước qua. Nếu bạn nghĩ cứ làm tốt việc của mình không quan tâm đến cấp trên, bạn đã lầm to. Bởi sếp mới là người sau cùng đánh giá kết quả làm việc từ bạn. Bên cạnh đó, hiểu được tính sếp sẽ giúp công việc thuận lợi và nhận được sự đề bạt nhanh hơn. 

Biết được điều đó, nhiều người luôn tìm cách xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên. Đây không phải là hành động cổ súy cho thói nịnh bợ lấy lòng sếp. Để được cấp trên yêu quý và trọng dụng là cả một nghệ thuật. Chúng ta ngoài biết cách giao tiếp khéo, khả năng làm việc tốt mới có thể chiếm được sự tín nhiệm từ cấp trên. Nhiều người bỏ qua bước này nên sự nghiệp cứ mãi dậm chân tại chỗ. 

Để đạt được tín nhiệm từ sếp, bạn cần biết cấp trên đang muốn gì. Đây là bước rất quan trọng. Bởi bạn phải hiểu được nó để xử lý vấn đề cho đúng. Ví như : Cuối năm, những sản phẩm cũ của công ty còn ứ đọng nhiều. Nếu để càng lâu khả năng thu hồi vốn từ sản phẩm đó sẽ càng thấp. Nếu sếp đã đưa ra những chính sách nhằm đẩy hàng cũ tồn kho đi, bạn đừng ngại khó hỗ trợ sếp chào mời khách mua chúng. Hành động này vừa giúp công ty tránh được rủi ro, vừa giúp sếp giải quyết được lo lắng trong lòng. Nếu vừa hoàn thành tốt doanh số, vừa giúp bán số lượng hàng cũ đi; bạn sẽ trở thành “người hùng” trong mắt cấp trên. Những nỗ lực và cố gắng của bạn sẽ được sếp ghi nhận và đánh giá cao việc hỗ trợ tốt cho công ty giải quyết hàng tồn kho. Chẳng sếp nào không thích nhân viên như thế cả. Vì thế, quan tâm đến suy nghĩ của sếp là cách tốt nhất để bạn lấy được lòng tin từ cấp trên. Có được sự trọng dụng đấy, con đường sự nghiệp của bạn sẽ sớm phất lên nhanh thôi. 

Trên thực tế, chúng ta có rất nhiều cách để xử lý vấn đề gặp phải. Thay vì từ bỏ, người thành công luôn đương đầu và chấp nhận thử thách đến với mình. Bởi đứng trước mọi vấn đề, bình tĩnh xử lý chúng sẽ giúp ta rèn luyện và trau dồi khả năng xử lý tình huống. Chúng ta không còn quá nhỏ để phụ thuộc vào gia đình. Mỗi lần vấp ngã là một bài học mới. Ứng biến với từng tính cách khác nhau của sếp cũng là công việc cần xử lý. Chúng ta không thể mãi nghỉ việc chỉ để loay hoay lựa chọn sếp có tính cách phù hợp với mình. Lý do nghỉ việc đó thật ấu trĩ. Dù kết quả sau cùng thế nào, tôi vẫn khuyên bạn nên hết sức vùng vẫy và đón nhận vấn đề để giải quyết. Chạy trốn trước khó khăn chỉ là cách giải quyết của kẻ thất bại. Nếu không muốn “tôi của năm 30 tuổi vẫn phải bấp bênh trong công việc”, hãy cố gắng hết mình hòa nhập với sếp trước khi từ bỏ bạn nhé. 

Trong công việc, thử thách tựa như những đợt sóng ngoài khơi. Người càng mang chí lớn phải chấp nhận khó khăn nhiều hơn. Nếu bạn chèo lái con thuyền tốt, thành quả chắc chắn sẽ đến với bạn. Vì thế, tôi hy vọng bạn sẽ đủ bản lĩnh để vượt qua trước khi chấp nhận buông xuôi. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ góp thêm động lực cho những ai đang gặp khó khăn tương tự giải quyết được khúc mắc trong lòng mình. 

 

>> Xem thêm: 5 “chiêu bẩn” chốn công sở bạn tuyệt đối phải lưu tâm

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không...

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng...

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới,...

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến...

Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn...

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà...

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh...

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers