1. Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Khả năng lãnh đạo là kỹ năng cần có của người quản lý hay những vị trí cấp cao. Ở vị trí này, người đứng đầu bộ phận hay doanh nghiệp thường sử dụng kỹ năng lãnh đạo để định hướng và thúc đẩy mọi người thực hiện mục tiêu chung được đề ra. Người có khả năng lãnh đạo thường có tầm nhìn xa, khả năng đưa ra chiến lược và biết cách quản lý cấp dưới làm việc hiệu quả.
Kỹ năng lãnh đạo để làm gì?
Bất kỳ tổ chức nào cũng cần có người lãnh đạo. Trong những doanh nghiệp có quy mô lớn, họ sẽ chia thành nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận là tế bào nhỏ trong doanh nghiệp và người đứng đầu có vai trò chèo lái thành viên đi theo đúng tiến độ và định hướng của doanh nghiệp. Có thể thấy, người lãnh đạo đóng vai trò như một thuyền trưởng điều khiển con tàu di chuyển hết công suất. Qua đó có thể thấy, kỹ năng lãnh đạo rất cần thiết. Nếu lãnh đạo hiệu quả, sẽ tạo điều kiện cho mọi người làm việc đạt hiệu suất và đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
2. 7 phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý
Nhà quản lý giữ vai trò định hướng sự phát triển của tổ chức theo mục tiêu công ty đề ra. Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố hình thành phong cách lãnh đạo của nhà quản lý như: tính cách, phong cách làm việc của doanh nghiệp, môi trường bên ngoài tác động đến phong cách lãnh đạo của nhà quản lý. Dưới đây là 7 phong cách lãnh đạo điển hình:
Phong cách quản lý chuyên quyền
Đối với phong cách lãnh đạo này, người quản lý đưa ra quyết định và buộc cấp dưới phải chấp hành theo. Phong cách quản lý này thường được áp dụng trong trường hợp khủng hoảng, cần đưa ra quyết định để thực hiện ngay. Khi áp dụng cách quản lý này, cấp dưới ít hoặc không có cơ hội đưa ra ý kiến của mình.
Chúng ta thường thấy phong cách quản lý này thường được áp dụng trong quân đội, cảnh sát hoặc đối với công nhân phân xưởng.
Phong cách quản lý xung đột
Phong cách lãnh đạo này, người quản lý đưa ra quyết định dựa trên sự cân nhắc lợi ích của cấp dưới. Chính vì thế, những nhân viên dưới họ sẽ thực hiện theo mệnh lệnh và trung thành với tổ chức. Áp dụng hình thức quản lý này, nhân viên sẽ phụ thuộc vào chỉ đạo của cấp trên. Hiện nay, phong cách lãnh đạo này thường được áp dụng trong quản lý nhà hàng, khách sạn.
Phong cách quản lý thuyết phục
Ở phong cách quản lý này, nhà lãnh đạo cũng là người trực tiếp đưa ra quyết định. Nhưng họ thuyết phục và giải thích lý do vì sao đưa ra quyết định đó. Ưu điểm của phong cách quản lý này là nhân viên có thể hiểu rõ lý do của quyết định và thực hiện theo mục đích của quản lý. Tuy nhiên, người lãnh đạo sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cấp dưới của họ. Chính vì thế, áp dụng phong cách quản lý này sẽ rất khó đem lại hiệu suất công việc cao.
Phong cách quản lý dân chủ
Phong cách quản lý dân chủ cho phép cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định. Cách quản lý này chỉ áp dụng trong trường hợp nhân viên có năng lực và chủ động trong công việc. Mặc dù phong cách quản lý này đem đến hiệu quả ở góc độ nào đó. Tuy nhiên, nó sẽ gây mất thời gian vì cần sự thống nhất giữa mọi người.
Phong cách quản lý hỗn loạn
Phong cách quản lý này cho phép nhân viên tự đưa ra ý kiến và làm việc một cách thoải mái. Họ cho rằng sự tự do sẽ thúc đẩy nhân viên sáng tạo trong công việc. Phong cách quản lý này thường áp dụng trong các công ty nghiên cứu hay dược phẩm.
Phong cách quản lý bằng cách quan sát xung quanh
Đối với phong cách quản lý này, cấp trên thường khuyến khích nhân viên phản hồi liên tục về quá trình làm việc để tìm ra sai sót và sửa chữa kịp thời. Phong cách quản lý này vẫn phụ thuộc vào quyết định của nhà quản lý. Tuy nhiên, nó cũng cho phép người nào động đưa ra ý kiến hay sáng tạo ở mức độ thấp.
Phong cách quản lý theo nhóm
Phong cách quản lý này thúc đẩy nhân viên tập hợp kiến thức để hoàn thành dự án. Họ tin vào tinh thần đồng đội và khuyến khích các thành viên trong nhóm nỗ lực làm việc và hỗ trợ nhau hoàn thành mục tiêu. Kiểu phong cách này thường được thấy trong bệnh viện, các công ty nghiên cứu thị trường.
Mỗi phong cách lãnh đạo đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào môi trường làm việc của tổ chức, chúng ta nên lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp. Đối với các bạn trẻ, việc rèn luyện phong cách lãnh đạo của bản thân ngay từ sớm sẽ là nền tảng cho sự phát triển sau này. Hy vọng qua bài viết trên sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc.
>> Xem thêm: Không người sếp nào thích nhân viên của mình làm 7 điều này
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.