adsads
Lượt Xem 218

“Bấp bênh” về thưởng Tết và lương tháng 13

Hiện nay, Pháp luật chưa có quy định cụ thể về thưởng Tết hoặc lương tháng 13. Có thể nói, đây cũng không phải là khoản tiền thưởng bắt buộc mà doanh nghiệp phải chi trả cho người lao động. 

Thưởng Tết và lương tháng 13 chỉ là một chế độ phúc lợi nhằm khuyến khích người lao động nỗ lực làm việc và gắn bó lâu dài với công ty. Do đó, tùy vào tình hình phát triển trong năm mà doanh nghiệp quyết định có hay không thưởng Tết tháng 13 cho nhân viên.

Tuy nhiên, với thị trường lao động đầy biến động như hiện nay thì khoản thưởng Tết năm nay có lẽ khá “xa vời”. Điều cần làm lúc này là học ngay cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết bạn nhé! 

5 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Ghi chép lại và rà soát chi tiêu

Hãy ghi chép lại mọi khoản chi của bạn trong cuộc sống từ ăn uống đến tiền phòng trọ, mua sắm quần áo, đi café, đám tiệc, bệnh đau, trả nợ… 

Sau đó, bạn phân chúng thành 2 loại gồm khoản chi quan trọng và khoản chi có thể cắt giảm. Ví dụ khoản chi quan trọng là tiền ăn uống, phòng trọ, bệnh đau, trả nợ… Còn những khoản chi ít quan trọng như mua sắm quần áo, đi café… thì bạn có thể cắt giảm bớt để tiết kiệm ngân sách.

Xác định mục tiêu và lập lộ trình tiết kiệm

Bạn nên xác định mục tiêu tài chính rõ ràng để quyết tâm tiết kiệm hiệu quả và lập được lộ trình tiết kiệm hợp lý. 

Chẳng hạn, bạn đặt ra mục tiêu trong 4 tháng cuối năm này phải tiết kiệm được ít nhất 8 triệu đồng để “ăn Tết”. Theo đó, mỗi tháng bạn cần dành dụm được tối thiểu 2 triệu đồng để đạt được mục tiêu này.

Tăng thu nhập bằng nhiều nguồn khác

Đa dạng kênh thu nhập không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn giảm thiểu rủi ro tài chính nếu chẳng may bạn bị mất việc. 

Xã hội hiện nay tạo nhiều cơ hội việc làm giúp bạn “kiếm thêm” thu nhập hiệu quả. Điển hình có thể kể đến như xây kênh thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội (Tiktok, Facebook, LinkenIn…), việc làm freelancer (content, design, video editor…) hoặc kinh doanh nhỏ… Đặc biệt, thời điểm giáp Tết bạn có thể thử sức kinh doanh cây cảnh hoặc quà Tết để đáp ứng nhu cầu của thị trường dịp Tết nguyên đán.

Cân nhắc các khoản vay nợ, nếu cần thiết thì không nên dùng

Nhiều người có thói quen “vung tay quá trán” vào đầu tháng rồi cuối tháng lại đi vay nợ để xoay xở chi tiêu đến ngày lãnh lương. Sau đó, đầu tháng lãnh lương lại phải trả nợ rồi lại tiếp tục “vung tay quá trán”… Vòng lặp nợ nần này khiến bạn không những không có dư mà còn luôn trong tình trạng thâm hụt ngân sách. 

Ngay từ bây giờ, bạn cần phải thắt chặt chi tiêu và chỉ mua sắm những món thực sự cần thiết. Đặc biệt, tuyệt đối không vay nợ chỉ để “ăn Tết” to bạn nhé!

Tiết kiệm 10% thu nhập hàng tháng

Kiếm nhiều tiền nhưng không biết tiết kiệm thì “núi vàng núi bạc” cũng hết. Do đó, bạn nên tập cách tiết kiệm tối nhiểu 10% thu nhập hàng tháng ngay từ bây giờ. Sau đó nếu tài chính ổn định hơn, bạn có thể nâng mức tiết kiệm lên dần từ 15%, 20% đến 30% thu nhập. 

Quản lý tài chính thông minh với quy tắc 6 chiếc lọ

Trong cuốn sách “Bí mật triệu phú”, tác giả T. Harv Eker đã phát triển quy tắc 6 chiếc lọ giúp bạn quản lý tài chính thông minh và hiệu quả. Theo đó, bạn hãy phân chia thu nhập vào 6 chiếc lọ tài chính như sau:

– Lọ 1: NEC (Chi tiêu cần thiết) – 55% thu nhập

Lọ NEC chứa quỹ chi trả cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như ăn, mặc, ở, sinh hoạt hàng ngày, mua sắm cần thiết, chi trả hóa đơn…

– Lọ 2: LTS (Tiết kiệm dài hạn) – 10% thu nhập

Quỹ Tiết kiệm dài hạn với thời gian tích lũy lâu dài giúp bạn thực hiện những mục tiêu lớn như mua nhà, mua xe, sinh con…

– Lọ 3: EDU (Giáo dục) – 10% thu nhập

Lọ EDU giúp bạn nâng cấp bản thân với việc tham gia các khóa học, mua sách, dự các buổi chia sẻ kiến thức…

– Lọ 4: PLAY (Hưởng thụ) – 10% thu nhập

Bạn có thể dùng quỹ Hưởng thụ để giải trí và thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Chẳng hạn như shopping, đi cafe, du lịch, làm đẹp…

– Lọ 5: FFA (Tự do tài chính) – 10% thu nhập

Tự do tài chính giúp bạn có khoản thu nhập thụ động liên tục đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống. Đó có thể là gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh, mua vàng, đầu tư bất động sản…

– Lọ 6: GIVE (Từ thiện) – 5% thu nhập

Bạn có thể dùng quỹ này để giúp đỡ người thân, bạn bè hoặc các hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. 

Trên đây là nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân giúp bạn kịp dự phòng khoản “ăn Tết” trong trường hợp công ty không thưởng Tết tháng 13. Chúc bạn áp dụng hiệu quả và tiết kiệm được khoản ngân sách vừa đủ cho một mùa Tết sum vầy, no ấm bên người thân.

Xem thêm: Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà quyết định dường như dựa nhiều vào cảm xúc hơn...

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình...

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không...

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp lực thất nghiệp kéo dài khiến nhiều người cứ mãi...

Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà...

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận...

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán...

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers