adsads
khong ai muon lam viec o day 3
Lượt Xem 5 K

Có bao giờ bạn vừa dậm chân vừa thốt lên “Sao không ai muốn làm việc ở đây” trong buổi họp về tuyển dụng của công ty bạn? Hi vọng là chưa, nhưng có thể bạn đã từng nghĩ đến như thế trong đầu. Thu hút nhân tài từ công ty khác sang công ty mình không phải là điều dễ dàng, và không chỉ có mỗi bạn gặp phải vấn đề này.

 

 Nếu như bạn làm việc ở bộ phận Nhân Sự hay Phòng Tuyển Dụng, có thể bạn đã khá quen thuộc với cụm từ “Trải nghiệm của Ứng Viên”. Gần đây, giới nhân sự thảo luận đề tài này khá sôi nổi. Để thu hút nhân tài thì một trong những việc cần cải thiện đầu tiên là mang đến cho ứng viên cảm giác được chào đón từ lúc họ được liên lạc đến khi họ vào làm công ty. Công ty bạn đã tập trung vào “Trải nghiệm của Ứng Viên” chưa?

 

“Trải nghiệm tuyệt vời” của ứng viên là như thế nào?

“Trải nghiệm của Ứng Viên” liên quan đến việc họ được đón tiếp và đối xử như thế nào trong suốt quá trình phỏng vấn ở công ty. Có nhiều cách để định nghĩa, nhưng nhiều ứng viên cho rằng “trải nghiệm tuyệt vời” là khi họ được chào đón thân thiện, đối xử tôn trọng, giữ liên lạc giữa các lần phỏng vấn, nhận phản hồi mang tính xây dựng và đối thoại thẳng thắn trong các cuộc phỏng vấn.

 

Ứng viên có trải nghiệm tuyệt vời sẽ mong muốn làm việc tại công ty bạn nhiều hơn qua các vòng phỏng vấn tiếp theo. Hãy xem ứng viên như là khách hàng của bạn. Bạn có đang phỏng vấn họ tốt nhất? Họ có cảm thấy vui hơn sau khi gặp bạn? Bạn có mô tả công ty, đội ngũ, vị trí tuyển dụng hấp dẫn chưa? Công ty của bạn có trở thành lựa chọn hàng đầu bởi vì bạn đã khiến họ cảm thấy khác biệt? Hãy bắt đầu từ những câu hỏi này nhé.

 

Tại sao trải nghiệm của ứng viên lại quan trọng?

Lí do đầu tiên là 3 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của bạn cũng đang làm như thế. Nếu muốn thu hút ứng viên, bạn cần phải làm tốt hơn họ. Và nếu bạn muốn tuyển những người giỏi nhất, hãy tạo ra “trải nghiệm khác biệt”.

 

Phòng Tuyển Dụng, các nhà Quản lý và Phòng Nhân Sự nên cùng nhau thảo luận, lên kế hoạch đào tạo cho những ai tham gia vào quy trình tuyển dụng về kỹ năng tạo ra “trải nghiệm tuyệt vời” với ứng viên. Đây chính là yếu tố quan trọng để công ty bạn xây dựng lợi thế cạnh tranh và không bị chậm chân phía sau.

 

“Tôi nghĩ chúng tôi đang làm tốt việc này”.

Tuyệt vời! Nhiều chuyên viên nhân sự đang nỗ lực cải thiện “trải nghiệm của ứng viên” tại công ty mình bằng cách đào tạo kỹ năng này cho các nhà tuyển dụng và quản lý. Bạn có thật sự đang làm tốt, hay là bạn có thể làm tốt hơn? Thành thật với bản thân để đánh giá khách quan vấn đề này và hãy nhớ rằng: tất cả nỗ lực mang đến “trải nghiệm tuyệt vời” cho ứng viên sẽ giúp công ty bạn trở thành một nơi mà bạn có thể tự hào rằng “Mọi người đều muốn làm việc ở đây”.

– HR Insider / VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers