adsads
Lượt Xem 150

Chấp nhận thực tại và thích nghi với Sếp

Đừng vội công khai đả kích, nằng nặc đòi chuyển nhóm hay bồng bột quyết định nghỉ việc khi nhận thấy Sếp mình yếu kém bạn nhé. Sự hấp tấp, hành xử thiếu chuyên nghiệp và thiếu khôn ngoan không chỉ khiến bạn rơi vào nguy cơ mất việc mà còn bị “mất điểm” trong mắt mọi người đấy.

Bạn cần hiểu thực tại, biết chấp nhận và tập cách thích nghi với Sếp của mình. Hãy giữ đúng “bổn phận” cấp dưới và đừng ứng xử tùy tiện vượt cấp bạn nhé! Điều đó chỉ khiến mối quan hệ của bạn với cấp trên càng thêm căng thẳng, hiệu suất công việc càng giảm sút và nguy cơ mất việc càng cao. 

Điều bạn nên làm lúc này là cứ nghe theo và hoàn thành tốt mọi yêu cầu cấp trên giao. Nếu thấy quyết định của Sếp ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, bạn có thể khéo léo đề xuất giải pháp cũng như đóng góp ý tưởng giúp cải thiện chất lượng công việc hơn.

Tập trung làm tốt công việc thay vì bận tâm Sếp kém cỏi

Mãi bận tâm và buồn bực chuyện Sếp kém cỏi không chỉ làm tốn thời gian mà còn khiến tâm trí và tinh thần của bạn bị tác động tiêu cực. Thay vào đó, hãy dành thời gian và tâm trí tập trung hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Muốn phát triển năng lực và thăng tiến trên hành trình sự nghiệp thì chất lượng công việc luôn là yếu tố then chốt hàng đầu. Đừng để bị xao nhãng bởi những chuyện ngoài lề bạn nhé!

Trở thành “trợ thủ đắc lực” của Sếp

Sếp thiếu năng lực là cơ hội để bạn thể hiện bản thân và trở thành “trợ thủ đắc lực” hỗ trợ Sếp trong công việc. Khi đã tạo được ấn tượng đẹp trong lòng Sếp, bạn dễ dàng được cất nhắc lên vị trí cao hơn. Chưa kể, nếu Sếp thăng tiến thì bạn cũng được hưởng lợi theo.

Đặc biệt, càng làm nhiều việc càng giúp bạn trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng cũng như đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Điều này không chỉ khiến bạn “ghi điểm” trong mắt đồng nghiệp và các vị lãnh đạo công ty, mà còn giúp CV của bạn “đẹp” hơn. 

Khi chuẩn bị cho kỳ thi đại học, bạn có thể tìm thông tin chi tiết về khu vực tuyển sinh, và nếu có ý tưởng kinh doanh, hãy khám phá thêm về kickstarter để biết cách gây quỹ hiệu quả.

“Thời thế tạo anh hùng”

Hãy biết tận dụng cơ hội để tạo bước tiến đột phá trong sự nghiệp bạn nhé! Chẳng hạn khi Sếp đi công tác hoặc nghỉ phép, nếu có vấn đề quan trọng cần xử lý gấp thì bạn sẽ đứng trước 2 sự chọn lựa: Hoặc trình vấn đề lên lãnh đạo cấp cao hơn, hoặc tự đưa ra phương án và quyết định xử lý. 

Trường hợp bạn trình lên lãnh đạo cấp cao chỉ khiến hình ảnh Sếp của bạn bị “bôi xấu”, Sếp cũng cảm thấy rất không hài lòng về bạn. Vậy nên hãy tự tin và khôn ngoan đưa ra quyết định đúng đắn để xử lý công việc tốt nhất bạn nhé. “Thời thế tạo anh hùng” mà, biết đâu sau tình huống cấp bách này bạn sẽ “ghi điểm tuyệt đối” trong mắt lãnh đạo cấp cao thì sao!

Học hỏi từ các vị Sếp tài ba khác

Nếu Sếp của bạn kém cỏi thì bạn vẫn có thể học hỏi từ các tiền bối giàu kinh nghiệm và các vị Sếp tài ba khác trong công ty. Bạn có thể tình nguyện xung phong làm trợ lý cho các vị Sếp khác trong những dự án lớn cần người hỗ trợ. Hoặc thường xuyên hỗ trợ nhằm gắn kết quan hệ để học việc từ các vị tiền bối “gạo cội”…

Để phát triển sự nghiệp trong ngành sáng tạo, hãy tìm hiểu designer là gì và xem thêm về vfx là gì để hiểu cách hiệu ứng hình ảnh đang thay đổi ngành công nghiệp giải trí.

Nhìn thấy điểm mạnh của Sếp để tôn trọng

Ngay cả những vị Sếp tồi nhất vẫn có những điểm mạnh đáng để bạn học hỏi và tôn trọng. Chẳng hạn có thể Sếp bạn không giỏi nhưng là người tâm lý và biết lắng nghe cấp dưới. Hoặc Sếp bạn có thể còn yếu chuyên môn nhưng khả năng lãnh đạo và quản lý tốt…

Cẩn thận “tai vách mạch rừng”

Chú ý lời ăn tiếng nói kẻo những gì bạn than phiền và bức xúc về năng lực yếu kém của Sếp sẽ đến tai Sếp đấy! Hãy giữ những suy nghĩ về cấp trên ở trong lòng thôi bạn nhé!

Bạn nên tìm hiểu best seller là gì để nâng cao kỹ năng bán hàng, đồng thời khám phá thêm về csr là gì để hiểu rõ hơn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Nếu mọi chuyện quá giới hạn, hãy dứt áo ra đi!

Sau khi bạn đã áp dụng đủ mọi cách nhưng tình trạng ngày càng tồi tệ hơn thì đã đến lúc bạn nên nghĩ đến chuyện nghỉ việc. Vì làm việc dưới trướng một vị Sếp yếu kém về năng lực và tệ về thái độ thì khó lòng phát triển sự nghiệp bản thân được. 

Bạn có thể xin chuyển sang nhóm khác, chi nhánh khác hoặc sẵn sàng dứt áo ra đi tìm môi trường làm việc phù hợp hơn. Nếu cảm thấy đủ năng lực và tố chất, bạn có thể liều lĩnh tự đề cử mình thay thế vị trí của Sếp bạn. Tình huống “được ăn cả ngã về không này” tuy tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao nhưng hoặc là bạn có bước tiến đột phá trong sự nghiệp, hoặc là bạn chỉ cần nhảy việc là được.

Trên đây là những giải pháp hiệu quả giúp bạn tiếp tục phát triển bản thân dù làm việc dưới trướng một vị Sếp không như mong muốn. Chúc bạn hòa hợp với cấp trên và ngày càng thăng tiến trên hành trình phát triển sự nghiệp.

Xem thêm: 5 dấu hiệu cho thấy sếp đang kỳ vọng bạn trở thành “người kế thừa”

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy thường nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo hết tiền giữa tháng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chi tiêu thông minh để sống thoải mái mà không rơi vào vòng xoáy thiếu thốn.

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn mẹo sắp xếp kế hoạch công việc hiệu quả cũng như nghệ thuật phát triển hành trình sự nghiệp không cản trở chuyện kết hôn trong bài viết này bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy thường nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo hết tiền giữa tháng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chi tiêu thông minh để sống thoải mái mà không rơi vào vòng xoáy thiếu thốn.

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn mẹo sắp xếp kế hoạch công việc hiệu quả cũng như nghệ thuật phát triển hành trình sự nghiệp không cản trở chuyện kết hôn trong bài viết này bạn nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers