adsads
Shutterstock 2165622351
Lượt Xem 2 K

1. Xác nhận thay đổi và khen ngợi kịp thời sự tiến bộ của nhân viên

Ngay khi nhà quản lý đã có cuộc nói chuyện về cách đưa ra góp ý và nhân viên đã nhận ý kiến đánh giá, bạn phải để ý đến những chuyển biến tích cực của nhân viên trong việc tiếp thu ý kiến. Ngay khi nhân viên đã có những thay đổi lần đầu tiên, nhà quản lý phải xác nhận ngay những khác biệt trong cách hành xử của họ để động viên tinh thần.

Khi bạn đã dành thời gian để đánh giá, nhận xét và góp ý nhân viên thì cũng đừng tiếc thêm chút thời gian để khen ngợi khi họ có nhiều tiến bộ trong công việc nhé. Việc đưa ra lời khen kịp thời không chỉ giúp mang lại động lực mà còn cho nhân viên thấy rằng, cấp trên vẫn luôn theo dõi, quan sát và ghi nhận sự cố gắng, tiến bộ của mình. Xét về lâu dài, sự khen ngợi này còn giúp nhân viên trở nên bình tĩnh, có thể tự đánh giá bản thân thường xuyên và không cần quá lo sợ về những lời phê bình từ sếp.

2. Không dùng ngôn ngữ công kích

Dùng những từ ngữ công kích góp ý nhân viên là một trong những lỗi mà nhiều nhà quản lý hay dễ mắc phải hiện nay. Khi phát hiện nhân viên phạm phải sai lầm hoặc có thể không hoàn thành tốt công việc, mặc dù bạn không thoải mái, không vui nhưng cũng tuyệt đối không nên có thái độ quá gắt, dùng từ ngữ công kích dồn nhân viên đến đường cùng. Điều này làm nhân viên cảm nhận rằng bạn đang phủ nhận hoàn toàn công sức và sự đóng góp của họ.  Khi nhân viên làm sai và đã biết lỗi, bạn hãy dừng phê bình và tạo cơ hội cho họ sửa sai. Việc nhắc đi nhắc lại một vấn đề trước mặt nhiều người có thể sẽ khiến nhân viên đó cảm thấy không thoải mái và làm lơ góp ý của bạn, không muốn tiếp tục công việc nữa. 

3. Chia sẻ một câu chuyện riêng của bản thân

Hãy bình thường hóa quá trình đưa ra kiến đánh giá bằng cách chia sẻ một câu chuyện riêng của bản thân mình. Sau đó hãy chia sẻ mức ảnh hưởng của việc đó, bạn đã học hỏi được những gì và kết quả là bản thân mình đã thay đổi như thế nào. Một nhà quản lý muốn nhân viên lắng nghe thì cần giao tiếp với họ theo cách tự nhiên, thoải mái nhất, giúp họ nhận thấy được sự công bằng, tôn trọng và không bị tổn thương khi bị góp ý.

4. Ngồi lại và lắng nghe

Khi nhân viên ngó lơ trước góp ý của sếp đừng vội vàng đưa ra đánh giá không tốt về người đó, bạn nên có một cuộc trò chuyện riêng với họ. Một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, chia sẻ sẽ là cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Họ cư xử như vậy có thể do một thói quen từ trước hoặc họ nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để đạt được những gì họ muốn tại công ty. Hãy ngồi lại với nhân viên của bạn và lắng nghe lời giải thích từ họ, bằng cách lắng nghe, bạn đang cho phép nhân viên của mình không chỉ nói lên suy nghĩ cá nhân mà còn giúp làm rõ tình huống và thay đổi hành vi của nhân viên theo hướng tích cực.

Quy trình đánh giá nhân viên không kết thúc sau khi nhà lãnh đạo đưa ra nhận xét, mà chỉ kết thúc khi nhân viên tiếp nhận những ý kiến này, xử lý và áp dụng. Đưa ra nhận xét cho nhân viên về cách họ tiếp thu ý kiến đánh giá là một bước quan trọng để quy trình này được thực hiện một cách hoàn hảo nhất.

Xem thêm: Quản lý nhân viên gen Z thế nào để đạt hiệu quả cao?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Đó...

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng sau đó lại bị cuốn vào vòng xoáy công việc...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

6 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng “tạm biệt” công ty hiện tại

Bạn đang rơi vào tình trạng đắn đo không biết liệu có nên nghỉ việc, bởi lo ngại nhỡ chẳng may đưa ra quyết định...

Khi nào là “thời điểm vàng” để nhảy việc mà vẫn nhận đủ thưởng Tết?

Cố gắng chịu đựng thêm 1-2 tháng đợi nhận được thưởng Tết rồi nhảy việc, hay chấp nhận từ bỏ thưởng Tết đổi lấy cơ...

Bài Viết Liên Quan

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ...

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

6 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng “tạm biệt” công ty hiện tại

Bạn đang rơi vào tình trạng đắn đo không biết liệu có nên nghỉ việc,...

Khi nào là “thời điểm vàng” để nhảy việc mà vẫn nhận đủ thưởng Tết?

Cố gắng chịu đựng thêm 1-2 tháng đợi nhận được thưởng Tết rồi nhảy việc,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers