adsads
khi nao can tu choi loi de nghi thang chuc 3
Lượt Xem 46 K

Không phải tranh cãi những hào quang sau khi được thăng chức: bạn đã rất nỗ lực với công việc của mình, đây là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực đó, một vị trí mới, một mức lương cao hơn, một quyền lực mới.

 

Thế nhưng, không phải sự thăng chức nào cũng là trái táo ngon ngọt. Đây là 3 dấu hiệu “báo động” bạn nên cân nhắc kỹ và từ chối lời đề nghị thăng chức, dù cho lời mời gọi có hấp dẫn đến dường nào.

 

Bạn thường xuyên phải về trễ vì khối lượng công việc của mình

Thăng chức không có nghĩa là bạn sẽ thoát khỏi sớ công việc khổng lồ hàng ngày của mình, nếu sự thăng chức này chỉ là một sự thăng cấp những công việc thường ngày bạn vẫn làm như công việc nhiều hơn, chịu trách nhiệm nhiều hơn thì đây không phải là thời điểm thích hợp để bạn đảm nhiệm vị trí đề cử này.

 

Tất nhiên sẽ có một số dịp đặc biệt bạn cần phải làm việc nhiều hơn, hay phải tăng ca để giải quyết, thế nhưng không có nghĩa là ngày nào cũng như vậy. Nếu cảm thấy căng thẳng với công việc hiện tại và không cảm thấy tự tin với chức vụ mới thì đấy chính là dấu hiệu rõ ràng rằng đây không phải là thời gian thích hợp để thăng chức. Hãy thẳng thắn trao đổi với sếp, trình bày lý do tại sao bây giờ không phải là lúc thích hợp. Bạn có thể yêu cầu công ty cho mình học các khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo, nghệ thuật nói trước đám đông, kỹ năng quản lý thời gian hoặc bất kỳ khóa học nào hữu ích cho công việc của bạn.

 

Bạn sẽ không bao giờ được làm những dự án mà mình yêu thích nữa

Đây là vấn đề mà nhiều người gặp phải khi được thăng chức. Nếu bạn hứng thú với công việc mới và sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn người mới đương nhiệm, hãy tiếp tục. Nhưng nếu bạn phải trải qua quãng thời gian khó khăn để làm quen với dự án mới và vô cùng tiếc nuối những dự án tâm huyết và công việc cũ thì nên hoãn sự thăng chức này lại.

 

Điều này nghe có vẻ điên rồ, ai lại từ chối việc thăng chức chỉ để làm việc mà mình thích. Nhiều người sẽ nghĩ rằng bạn không dám đón nhận thử thách và quá cầu toàn. Thế nhưng, hãy để sếp bạn thấy rằng bạn hiểu rõ những gì bạn đang làm, bạn vẫn còn nhiều ý tưởng cải tiến cho dự án “con đẻ” của mình và chưa thể ra đi vào lúc này.

 

Vị trí mới của bạn là vị trí thường xuyên được thay thế

Một vị trí thường được thay thế bởi nhiều nguyên nhân: người đương nhiệm trước chuyển việc mới, họ chuyển đến một nơi khác sống và làm việc, hoặc họ được thăng chức lên vị trí khác. Thế nhưng nếu vị trí mà bạn được thăng chức là vị trí thường xuyên được thay thế thì hãy tìm hiểu kỹ về vị trí đó trước khi chấp nhận lời yêu cầu. Hãy hỏi những người đương nhiệm trước vì sao họ lại rời bỏ vị trí cũ, và họ nghĩ gì về công việc đó.

 

Lời kết:

Thăng chức là một cơ hội đặc biệt cho bạn, hãy chuẩn bị sẵn sàng và đừng để vụt mất cơ hội quý giá này. Với sự cố gắng và quyết tâm, bạn sẽ có thể thích ứng với vị trí mới và phát triển kỹ năng lãnh đạo của mình.  Thế nhưng nếu bạn thực sự chưa sẵn sàng, hãy tự tin nói “không”. Lời từ chối không có nghĩa là bạn không đủ kỹ năng cho vị trí mới, đó có nghĩa là bạn đang tích lũy cho mình những kỹ năng cần thiết và sẵn sàng cho những cơ hội tiếp theo.

Ebook “Để có bước tiến trong sự nghiệp”

Bạn đang ở mãi một vị trí suốt thời gian dài mà không được thăng tiến trong công việc? Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình đâu chính là lí do bạn cứ mãi “dậm chân tại chỗ” như vậy?  Nếu bạn đang có nhiều băn khoăn, trăn trở trên con đường thăng tiến sự nghiệp thì quyển ebook “Để có bước tiến trong sự nghiệp” này chắc chắn sẽ là một cuốn cẩm nang bổ ích cho bạn.

VietnamWorks hi vọng rằng quyển ebook này sẽ giúp bạn định hướng được những khó khăn đang gặp phải và tìm ra giải pháp cho những khó khăn ấy.

– HR Insider VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan
Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bản vẽ thiết kế kỹ thuật la gì

Thiết kế kỹ thuật là gì? Giải mã khái niệm và tầm quan trọng trong xây dựng

Thiết kế kỹ thuật là yếu tố cốt lõi giúp các dự án xây dựng và sản xuất đạt hiệu quả tối ưu. Nếu bạn...

Trực page là gì part time

Trực page là gì? Cơ hội phát triển của nhân viên trực page

Trực page là gì là câu hỏi quen thuộc trong thời đại phát triển thương mại điện tử hiện nay. Công việc trực page ngày...

Bài Viết Liên Quan
Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Bản vẽ thiết kế kỹ thuật la gì

Thiết kế kỹ thuật là gì? Giải mã khái niệm và tầm quan trọng trong xây dựng

Thiết kế kỹ thuật là yếu tố cốt lõi giúp các dự án xây dựng...

Trực page là gì part time

Trực page là gì? Cơ hội phát triển của nhân viên trực page

Trực page là gì là câu hỏi quen thuộc trong thời đại phát triển thương...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers