adsads
Lượt Xem 474

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Buồn đấy, nhưng đừng ích kỷ níu kéo họ

Bạn Nhi (26 tuổi, nhân viên content) kể lại: “Ngày nào đến công ty cũng có Hằng tán gẫu với mình nên thấy vui lắm. Sáng thì 2 đứa cùng uống café hóng drama công sở, trưa thì dắt nhau đi ăn cơm, xế xế lại rủ nhau oder trà sữa… Có mấy đợt mình bị deadline dí, cũng may có Hằng phụ một tay. Chưa kể mấy lần mình bị sếp la muốn khóc, đều là Hằng ngồi bên an ủi mình…

Vậy nên cái lúc nghe Hằng báo cuối tuần sẽ nghỉ việc làm mình thấy sốc lắm. Hằng bảo thấy bản thân không hợp với công việc content nên muốn thử sức ở lĩnh vực khác xem sao.

Nghĩ đến cảnh ngày nào đi làm cũng lủi thủi một mình không ai tán gẫu, thấy buồn kinh khủng. Lúc đó giận Hằng, mình còn trách bạn ấy sao lại bỏ mình mà đi nữa cơ. Rồi mình ích kỷ tìm mọi cách níu kéo Hằng ở lại công ty nữa. Giờ nghĩ lại thấy mình trẻ con ghê!…”

Đồng nghiệp thân thiết nghỉ làm bạn có thể buồn, nhưng đừng nên ích kỷ níu kéo khiến họ khó xử nhé. Ai cũng có con đường sự nghiệp riêng của mình. Do đó khi họ muốn thay đổi công việc, thay vì giận hờn trách mắng thì bạn nên chúc công việc mới của họ tốt đẹp. Dù không còn gặp nhau mỗi ngày nhưng 2 bạn vẫn có thể nhắn tin tán gẫu và hẹn hò cuối tuần mà, đúng không nào?

Phân vân “mình có nên ở lại công ty tiếp không nhỉ?”

Bạn Thùy (24 tuổi, chăm sóc khách hàng) tâm sự: “Ở công ty, mình chơi thân nhất với chị Lan. Lúc mình mới chân ướt chân ráo bước vào công ty, chị là người đã nhiệt tình giúp đỡ và dìu dắt mình trong công việc. Hai chị em có áp lực hay buồn bực gì chuyện công việc cũng tâm sự nhau nghe. 

Vậy nên lúc chị ấy nghỉ việc, trong đầu mình cứ có ý nghĩ muốn nghỉ việc theo chị ấy. Mình cứ phân vân không biết liệu có nên ở lại công ty làm tiếp hay không. Phải mất đến mấy tuần thì mình mới ổn định lại được tinh thần. 

Sau đó mình cũng đã tạm biệt thêm vài đồng nghiệp khác ở phòng bên. Và sau những cuộc chia ly, mình nhận ra rằng chúng ta phải biết chấp nhận và cho bản thân thời gian để quen với điều này. Vì trong cuộc sống, chúng ta không thể nào tránh được những cuộc chia ly mà.

Sau khi đồng nghiệp thân thiết nghỉ việc, rất nhiều người có ý định muốn nghỉ việc theo. Điều này cũng dễ hiểu vì khi chỉ còn lại một mình, họ thường cảm thấy bơ vơ lạc lõng và cô đơn, lẻ loi ở công ty. Nhưng trong cuộc sống có gặp gỡ sẽ có chia ly. Bạn cần học cách chấp nhận và cho bản thân làm quen với cảm giác thiếu vắng ấy. Rồi bạn sẽ lại gặp được những đồng nghiệp mới và sẽ sớm kết thân thôi, đúng không nào!

Xem thêm: Tìm việc quá cạnh tranh, chuẩn bị bao lâu để sẵn sàng thông báo nghỉ việc?

Dù không còn làm chung công ty, vẫn có thể đồng hành cùng nhau

Bạn Minh (29 tuổi, IT) chia sẻ: “Team mình hồi trước có 5 người. Mấy anh em trong team thân nhau lắm, luôn hỗ trợ nhau hết mình trong công việc, thường rủ nhau đi ăn lẩu sau khi tan làm nữa. 

Thế rồi lần lượt có 2 thành viên xin nghỉ việc trong cùng 1 tháng. Người thì về quê làm theo ý phụ huynh, người thì sang làm cho công ty của anh họ. Tự nhiên team mất đi 2 thành viên nên lúc đầu cảm giác thấy trống vắng lắm.

Nhưng rồi vì có cùng đam mê công nghệ nên dù ở xa nhau, group chat 5 thành viên vẫn luôn hoạt động rôm rả. Khi thì bàn về công nghệ mới ra mắt, khi thì hỗ trợ nhau những vướng mắc trong công việc… Thỉnh thoảng, cả nhóm còn hẹn cùng nhau đi ăn lẩu nữa…”

Nếu bạn và đồng nghiệp thân thiết thực sự quý mến nhau thì sẽ luôn giữ kết nối với nhau sau khi nghỉ việc. Các bạn vẫn sẽ cùng nhau trò chuyện và hỗ trợ nhau trong công việc lẫn cuộc sống… Dù không còn làm chung công ty nhưng các bạn vẫn có thể đồng hành cùng nhau trong cuộc sống mà, đúng không nào?

Bạn đã bao giờ lo lắng về một ngày đồng nghiệp thân thiết của mình bỗng nghỉ việc chưa? Hy vọng qua bài viết này giúp bạn cảm thấy bớt lo buồn hơn và biết mình nên làm gì nếu điều ấy xảy ra. Chúc tình đồng nghiệp và tình bạn của 2 người ngày càng gắn kết nhé. 

Mới nhất trên VietnamWorks – Tuyển dụng nhân viên tiềm năng:

Bên cạnh đó hãy xem thêm về tìm việc làm ở quận ninh kiều mới.

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta làm việc. Những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để bạn, một người đi làm, có thể tận dụng sức mạnh của AI để không chỉ theo kịp mà còn vươn lên trong sự nghiệp?

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ nhận những việc lặp đi lặp lại? Không phải do họ giỏi hơn bạn, mà có thể họ đã biết cách khiến sếp nhìn thấy giá trị đặc biệt của mình. Trở thành “ngôi sao” trong mắt sếp không phải là một phép màu, mà là cả một quá trình xây dựng từ sự tinh tế, khéo léo và nỗ lực thật sự.

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn là nguồn cảm hứng và người dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Tuy nhiên, không ít những nhà quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, vô tình mắc phải sai lầm: biến mình thành những “Forward-ers” – những người chỉ đơn giản chuyển tiếp thông tin, giao việc mà không mang lại giá trị thực sự cho tổ chức hay nhân viên.

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Đó dường như là một phần của “văn hóa hỏi han,” nhất là trong những buổi gặp gỡ gia đình hay họp mặt đầu năm. 

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng sau đó lại bị cuốn vào vòng xoáy công việc hàng ngày và quên mất chúng? Không ít người rơi vào tình huống này, và kết quả là những giấc mơ lớn dần trở thành điều nuối tiếc. Nhưng làm thế nào để giữ vững mục tiêu, kiên trì với kế hoạch của mình và đạt được thành công?

Bài Viết Liên Quan

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta làm việc. Những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để bạn, một người đi làm, có thể tận dụng sức mạnh của AI để không chỉ theo kịp mà còn vươn lên trong sự nghiệp?

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ nhận những việc lặp đi lặp lại? Không phải do họ giỏi hơn bạn, mà có thể họ đã biết cách khiến sếp nhìn thấy giá trị đặc biệt của mình. Trở thành “ngôi sao” trong mắt sếp không phải là một phép màu, mà là cả một quá trình xây dựng từ sự tinh tế, khéo léo và nỗ lực thật sự.

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn là nguồn cảm hứng và người dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Tuy nhiên, không ít những nhà quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, vô tình mắc phải sai lầm: biến mình thành những “Forward-ers” – những người chỉ đơn giản chuyển tiếp thông tin, giao việc mà không mang lại giá trị thực sự cho tổ chức hay nhân viên.

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Đó dường như là một phần của “văn hóa hỏi han,” nhất là trong những buổi gặp gỡ gia đình hay họp mặt đầu năm. 

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng sau đó lại bị cuốn vào vòng xoáy công việc hàng ngày và quên mất chúng? Không ít người rơi vào tình huống này, và kết quả là những giấc mơ lớn dần trở thành điều nuối tiếc. Nhưng làm thế nào để giữ vững mục tiêu, kiên trì với kế hoạch của mình và đạt được thành công?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers