adsads
Lượt Xem 5

Vì sao động lực thường “chạm đáy” vào cuối năm?

Cuối năm là thời điểm mà nhiều người dễ cảm thấy kiệt sức và giảm động lực làm việc. Thực tế thì trạng thái này này không phải là ngẫu nhiên hoặc do lỗi của bản thân bạn.

Thời điểm cuối năm là lúc các doanh nghiệp muốn “chốt sổ” để đạt được các mục tiêu đã đặt ra từ đầu năm. Do đó thường khiến cho khối lượng công việc tăng cao với hàng loạt deadline dồn dập. Sự căng thẳng cũng vì thế mà đè nặng lên người lao động để hoàn thành các dự án lớn nhỏ, khiến bạn dễ rơi vào cảm giác mệt mỏi, mất động lực khi phải xử lý quá nhiều công việc trong thời gian ngắn.

Cuối năm cũng là lúc nhiều người có xu hướng nhìn lại những mục tiêu mà mình đã đặt ra từ đầu năm. Nếu chưa hoàn thành hoặc đạt được kết quả như mong muốn, họ có thể cảm thấy thất vọng về bản thân. 

Không những thế, khi các ngày lễ và kỳ nghỉ Tết càng đến gần, mong muốn được nghỉ ngơi và thư giãn càng trở nên mạnh mẽ hơn. Sự mong chờ này đôi khi lấn át cả sự tập trung vào công việc làm giảm hiệu suất và động lực làm việc. Đặc biệt nhiều người lao động còn gặp tình trạng khi nghĩ về những ngày nghỉ sắp tới, cũng là lúc họ bắt đầu có tâm lý “buông lỏng” và cảm thấy khó duy trì phong độ như những tháng đầu năm.

Cách nạp lại năng lượng: Giữ vững phong độ, bất chấp deadline

Khi động lực giảm sút vào cuối năm, một vài thay đổi nhỏ trong cách làm việc có thể giúp bạn nhanh chóng lấy lại tinh thần và hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Dưới đây là một số cách giúp bạn nạp lại năng lượng và duy trì phong độ làm việc:

Phân chia công việc thành các bước nhỏ và dễ hoàn thành

Khi đối mặt với khối lượng công việc lớn, bạn hãy thử chia nhỏ công việc thành các nhiệm vụ cụ thể, dễ quản lý. Thay vì nghĩ đến việc phải hoàn thành cả một dự án lớn, bạn nên tập trung vào từng phần việc nhỏ theo thứ tự ưu tiên. Mỗi lần hoàn thành một bước sẽ giúp bạn có thêm động lực và cảm giác thành công, từ đó sẽ giúp giảm bớt áp lực tổng thể.

Một phương pháp cụ thể để chia nhỏ công việc hiệu quả là bạn hãy thử sử dụng mô hình SMART Goals hoặc kỹ thuật Pomodoro, hoặc thử áp dụng quy tắc 2-Minute Rule. SMART Goals giúp bạn chia nhỏ mục tiêu lớn thành các bước cụ thể và có tính khả thi. Kỹ thuật Pomodoro cũng rất hiệu quả để hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ, giúp bạn duy trì tập trung cao độ trong thời gian ngắn.

Hay với 2-Minute Rule: Quy tắc 2 phút, bạn hãy bắt đầu ngày làm việc của mình từ những nhiệm vụ có thể hoàn thành trong 2 phút: Ví dụ, trả lời email, hoặc xem qua tài liệu. Việc hoàn thành những nhiệm vụ ngắn gọn này sẽ giúp bạn cảm thấy công việc bớt nặng nề và có động lực hơn để thực hiện các công việc lớn hơn. Một khi đã hoàn thành nhiệm vụ ngắn, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn để bắt đầu những nhiệm vụ dài hơn hoặc phức tạp hơn.

Tự động viên bản thân và duy trì tinh thần tích cực

Bạn nên tạo cho mình những lời nhắc tích cực hoặc đặt mục tiêu thưởng nhỏ khi hoàn thành từng công việc. Chẳng hạn sau mỗi ngày hoặc mỗi tuần làm việc hiệu quả, bạn có thể tự thưởng một món ăn yêu thích, một buổi xem phim hay chỉ đơn giản “tự thưởng” cho mình thời gian thư giãn mà không cần bận tâm gì cả. Những phần thưởng nhỏ này sẽ giúp duy trì động lực làm việc và giúp bạn cảm thấy có gì đó để mong đợi mỗi ngày.

Ngoài ra thì cuối năm cũng dễ làm chúng ta bỏ qua sức khỏe vì bận rộn. Nhưng chỉ khi có sức khỏe tốt, bạn mới đủ năng lượng để duy trì hiệu suất làm việc ổn định. Do đó hãy dành thời gian cho giấc ngủ đầy đủ, vận động nhẹ nhàng và chăm sóc bản thân nhé. 

Tận dụng các kỹ thuật giảm stress

Hãy thử áp dụng một số kỹ thuật giảm stress nhanh như hít thở sâu, thiền ngắn hoặc vận động nhẹ giữa giờ làm việc. Những kỹ thuật này giúp giảm căng thẳng và tạo cho bạn cảm giác tươi mới, từ đó duy trì năng lượng ổn định trong suốt ngày làm việc, đặc biệt là trong giai đoạn áp lực cao của cuối năm.

Cuối năm là thời điểm bận rộn, nhưng cũng là dịp để bạn thể hiện sự kiên trì và quyết tâm. Việc giữ vững động lực làm việc không chỉ giúp bạn hoàn thành tốt công việc mà còn mang lại cảm giác tự hào về những gì mình đã đạt được trong suốt năm. Bằng cách lên kế hoạch hợp lý, tự thưởng cho bản thân và chăm sóc sức khỏe, bạn sẽ dễ dàng “chạm đích” cuối năm mà không cảm thấy kiệt sức. Chúc bạn một mùa cuối năm thành công và tràn đầy năng lượng cho năm mới sắp đến!

Xem thêm: Year-end party và 1001 nỗi ám ảnh của dân công sở, top 1: Tập văn nghệ

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers