adsads
hàm if trong google sheet
Lượt Xem 1 K

Hàm IF trong Google Sheet là một công cụ ưu việt để xử lý dữ liệu trong bảng tính. Để hiểu rõ lợi ích và cách dùng của hàm này, HR Insider sẽ cùng bạn khám phá ngay ở nội dung bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

Hàm IF là gì? Ứng dụng hàm IF trong Google Sheet

Hàm IF trong Google Sheet là một công cụ được lựa chọn cho các nhiệm vụ phân tích dữ liệu. Đây là cách hoàn hảo để so sánh các giá trị và dựa vào điều kiện đã định để đưa ra kết quả phù hợp.

Công thức của hàm IF khá đơn giản và dễ hiểu:

=IF(biểu_thức_logic; giá_trị_nếu_đúng; giá_trị_nếu_sai)

Trong đó:

  • Biểu_thức_logic là điều kiện bạn muốn kiểm tra. Nếu điều kiện này đúng, hàm sẽ trả về giá trị_nếu_đúng, còn không thì sẽ trả về giá trị_nếu_sai.
Tìm hiểu chung về hàm IF

Tìm hiểu chung về hàm IF

Hàm IF được thiết kế để so sánh các giá trị và dựa vào điều kiện đã cho trước để đưa ra kết quả mong muốn. Công cụ này thường được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như quản lý kinh doanh, giáo dục và quản lý lớp học.

Cách sử dụng hàm IF trong Google Sheet

Hàm IF trong Excel

Hàm IF trong Excel là một công cụ cho phép bạn đưa ra quyết định dựa trên các điều kiện được đặt ra trước đó. Công thức của nó là:

=IF(logical_test;[value_IF_true];[value_IF_false])

Trọng đó:

  • Logical_test: Là điều kiện bạn muốn kiểm tra (Bắt buộc).
  • Value_IF_true: Là giá trị sẽ được trả về nếu điều kiện là đúng (Bắt buộc).
  • Value_IF_false: Là giá trị sẽ được trả về nếu điều kiện là sai (Tùy chọn).

Hàm IF nhiều điều kiện

Đối với việc xử lý nhiều điều kiện, bạn có thể sử dụng hàm IFS trong Excel với cú pháp sau:

=IFS(logical_test1, value_IF_true1; [logical_test2; value_IF_true2]…)

Trong đó:

  • Logical_test1: Là biểu thức điều kiện thứ nhất.
  • Value_IF_true1: Là giá trị sẽ được trả về nếu điều kiện thứ nhất đúng.
  • Logical_test2: Là biểu thức điều kiện thứ hai.
  • Value_IF_true2: Là giá trị sẽ được trả về nếu điều kiện thứ hai đúng.

Nhờ vào cấu trúc linh hoạt này, bạn có thể dễ dàng xử lý các tình huống phức tạp và đưa ra các quyết định logic trong Excel một cách hiệu quả.

Lồng hàm IF 2 điều kiện

Trong Excel, để sử dụng hàm IF với 2 điều kiện, bạn sẽ cần 3 đối số để so sánh. Công thức tổng quát cho trường hợp này là:

=IF (logical_test_1; [value_IF_true]; IF((logical_test_2; [value_IF_true]; [value_IF_false]))

Ví dụ: =IF(A1>10; “A lớn hơn 10”; IF(A1>5; “A lớn hơn 5”; “A nhỏ hơn hoặc bằng 5”))

Lồng hàm IF có 3 điều kiện

Khi bạn cần so sánh 4 tiêu chí, bạn có thể sử dụng hàm IF với 3 điều kiện. Công thức tổng quát sẽ là:

=IF (logical_test_1; [value_IF_true]; IF((logical_test_2; [value_IF_true]; IF(logical_test_3; [value_IF_true]; [value_IF_false])))

Ví dụ: =IF(A1>10; “A lớn hơn 10”; IF(A1>5; “A lớn hơn 5”; IF(A1>0; “A lớn hơn 0”; “A nhỏ hơn hoặc bằng 0”)))

Hàm IF kết hợp AND trong Excel

Khi kết hợp hàm IF với AND, bạn chỉ nên sử dụng khi có 2 hoặc nhiều điều kiện ràng buộc với nhau cùng một lúc. Công thức sử dụng hàm IF kết hợp AND như sau: 

=IF(AND(logical_test_1);(logical_test_2)),[value_IF_true],[value_IF_false]) 

Trong đó:

  • AND: hàm xác định tất cả các điều kiện có đúng hay không.
  • logical_test_1: Điều kiện muốn kiểm tra đầu tiên (Bắt buộc).
  • logical_test_2: Điều kiện muốn kiểm tra thứ hai (Bắt buộc).
  • value_IF_true: Giá trị được trả về nếu thỏa điều kiện (Bắt buộc)
  • value_IF_false: Giá trị được trả về nếu kết quả logical_test là SAI (Tùy chọn)

Ví dụ: =IF(AND(A1>5; B1<10); “A lớn hơn 5 và B nhỏ hơn 10”; “Điều kiện không thỏa mãn”)

Hàm IF kết hợp hàm OR

Khi kết hợp IF với OR, bạn sử dụng khi một hoặc nhiều điều kiện có thể đúng. Công thức sử dụng hàm IF kết hợp OR như sau:

=IF(OR(logical_test_1);(logical_test_2)),[value_IF_true],[value_IF_false]) 

Trong đó:

  • OR: hàm xác định một hoặc nhiều điều kiện có đúng hay không.
  • logical_test_1: Điều kiện muốn kiểm tra đầu tiên (Bắt buộc).
  • logical_test_2: Điều kiện muốn kiểm tra thứ hai (Bắt buộc).
  • value_IF_true: Giá trị được trả về nếu thỏa điều kiện (Bắt buộc)
  • value_IF_false: Giá trị được trả về nếu kết quả logical_test là SAI (Tùy chọn)

Ví dụ: =IF(OR(A1=”X”; A1=”Y”); “A là X hoặc Y”; “A không phải là X hoặc Y”)

Các lưu ý khi sử dụng hàm IF trong Google Sheet

– Lưu ý khi bỏ trống giá trị trả về: Khi sử dụng hàm IF và bỏ trống đối số thứ ba để trả về giá trị khi biểu thức điều kiện sai, hàm sẽ mặc định trả về giá trị FALSE. Ví dụ:

  • IF(2>1; “Đúng”): Hàm IF sẽ trả về “Đúng” vì biểu thức điều kiện là đúng.
  • IF(1>2; “Đúng”): Hàm IF sẽ trả về FALSE vì biểu thức điều kiện là sai và không có đối số thứ ba được khai báo.

– Không phân biệt chữ hoa và chữ thường: Hàm IF trong Google Sheet không phân biệt chữ hoa hay chữ thường khi bạn nhập. Vì vậy, “IF” và “if” sẽ được hiểu là cùng một hàm.

Cách sử dụng hàm IF trong Google Sheet

Cách sử dụng hàm IF trong Google Sheet

Một số lỗi thường gặp khi dùng hàm IF

Lỗi #ERROR!

Lỗi #ERROR xuất hiện khi bạn nhập sai cú pháp của hàm. Ví dụ, trong hình, chúng ta thấy số 4,7 đã được nhập sai cú pháp với dấu chấm (.) thay vì dấu phẩy (,).

Cách khắc phục: Kiểm tra lại công thức và sửa dấu chấm (.) thành dấu phẩy (,).

Một số lỗi thường gặp khi dùng hàm IF

Một số lỗi thường gặp khi dùng hàm IF

Lỗi #NAME?

Lỗi #NAME? xuất hiện khi bạn nhập sai tên của hàm. Ví dụ, trong hình, hàm IF đã bị viết sai chính tả thành “IFF” thay vì “IF”.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại tên hàm và sửa chính tả đúng.

Với những chia sẻ về hàm IF trong Google Sheet của HR Insider ngày hôm nay, bạn có thể thực hiện các tính toán phức tạp và xử lý các điều kiện một cách hiệu quả. Đừng ngần ngại khám phá và áp dụng vào công việc của bạn ngay hôm nay!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Transcosmos tuyển dụng, bTaskee tuyển dụng, Tập đoàn Hoa Sen tuyển dụng, Bưu điện tuyển dụng, Tuyển dụng Chubb Life, Vietnam Post tuyển dụng, Be Group tuyển dụngKhu Công nghệ Cao tuyển dụng.

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn bè, người thân. Dưới đây là...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành và ý nghĩa. Đặc biệt, lời chúc năm mới người...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là thời điểm để người Việt thể hiện sự tôn trọng...

Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers