adsads
thăng tiến trong công việc
Lượt Xem 543

So với việc tìm được công việc yêu thích, phù hợp với bản thân thì việc thăng tiến trong công việc sẽ khó hơn nhiều. Nhiều người cho rằng thăng tiến chính là thăng chức, tăng lương. Trong khi đó một số khác lại không cho là như thế. Vậy thăng tiến trong công việc là gì? Làm sao để thăng tiến trong công việc? Tham khảo ngay các bí quyết dưới đây nhé!

Thăng tiến trong công việc là gì?

Thăng tiến (Promote) là sau một khoảng thời gian làm việc, tích lũy kinh nghiệm, người lao động sẽ được doanh nghiệp tăng lương hoặc thăng chức vào vị trí làm việc cao hơn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tăng lương hay thăng chức chỉ là một phần nhỏ của thăng tiến. Thăng tiến được hiểu theo một cách chính xác và đầy đủ nhất là việc bản thân mình tốt hơn mỗi ngày khi làm việc.

Các loại hình thăng tiến trong công việc

Thăng tiến có nghĩa là thăng chức

Thăng chức là tiến lên một vị trí cao hơn trong công việc, đây là mong muốn của mọi người lao động khi bắt đầu một công việc tại một doanh nghiệp.

Sau nhiều năm cống hiến ở bộ phận nhân sự, người nhân viên nhân sự sẽ mong muốn bản thân được đề bạt ở vị trí cao hơn như chuyên viên nhân sự hay quản lý nhân sự, thậm chí là giám đốc nhân sự. Khi được thăng chức, người lao động sẽ cảm thấy mình được tín nhiệm từ cấp trên và từ các nhân viên khác trong doanh nghiệp. 

Việc thăng chức sẽ tạo động lực để nhân viên không ngừng nâng cao kiến thức làm việc tốt hơn. Khi được lên ở vị trí cao hơn đồng nghĩa với việc áp lực phải chịu cũng nhiều hơn, tất nhiên chế độ đãi ngộ cũng tốt hơn.

Thăng tiến là được tăng lương

Đại đa số người đi làm thì lương là vấn đề mà họ quan tâm nhất. Vì thế, đối với họ, thăng tiến cũng đồng nghĩa là được tăng lương. Họ sẽ chấp nhận làm một công việc áp lực cao miễn là mức lương của họ cũng cao.

Mức lương rất quan trọng, là minh chứng cho sự thành công trong công việc. Nếu được thăng chức mà mức lương vẫn như cũ, hoặc chỉ nhỉnh hơn so với với nhân viên thì người được thăng chức sẽ không hài lòng. Lúc này, họ sẽ có tâm lý làm việc rất tốt nhưng không được công ty trả thù lao xứng đáng, điều này có thể ảnh hưởng đến thái độ làm việc và sự cống hiến của họ.

Các vị trí quản lý với mức lương cao trong doanh nghiệp chính là động lực để nhiều nhân sự muốn được thăng chức khi làm việc. Vì thế, mức lương sẽ quyết định sự hài lòng và gắn bó lâu dài của một nhân viên và cả quản lý trong doanh nghiệp.

Thăng tiến là được làm việc tại môi trường tốt hơn

Các ứng viên luôn quan tâm đến môi trường làm việc tốt khi bắt đầu xin việc tại một công ty, doanh nghiệp. Không một ai muốn làm việc tại môi trường có nhiều đồng nghiệp soi mói nhau, cơ sở vật chất không tốt, phúc lợi không đầy đủ, văn hóa doanh nghiệp không rõ ràng,…

Nếu môi trường làm việc tại công ty cũ không tốt và họ lựa chọn được một môi trường làm việc tốt hơn cũng là một sự thăng tiến trong công việc. Việc chuyển sang môi trường làm việc chuyên nghiệp là bước thăng tiến giúp người lao động có một tinh thần làm việc tốt, giảm căng thẳng và áp lực từ công việc.

Thăng tiến là khi cân bằng được giữa công việc và cuộc sống

Cân bằng giữa cuộc sống và công việc là một bước thăng tiến lớn mà không phải ai cũng làm được, đặc biệt là đối với phụ nữ hiện đại. Với nhịp sống hối hả, nhiều người dành quá nhiều thời gian để làm việc với mong muốn thăng chức, tăng lương hay đơn giản vì khối lượng công việc quá lớn. Lúc này việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống chính là sự thăng tiến của họ.

Sự thăng tiến sẽ được hiểu theo nhiều cách, tùy vào tính chất và nhu cầu của bản thân mà bạn sẽ xác định được mình đã thực sự thăng tiến hay chưa. Tuy nhiên, dù là kiểu thăng tiến nào thì bạn cũng cần rèn luyện bản thân mình.

Làm thế nào để thăng tiến trong công việc?

Hoàn thành tốt công việc thường nhật

Để thăng tiến trong công việc, bạn đừng nghĩ đến những điều quá lớn lao mà hãy thực hiện tốt những công việc thường nhật của mình. Trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý sẽ nhìn vào hiệu quả công việc để đánh giá nhân sự có đáng được tăng lương, thăng chức hay không. Vì thế, để có cơ hội thăng tiến trong công việc, bạn hãy hoàn thành tốt các hạng mục công việc nằm trong nhiệm vụ của mình trước khi đặt những mục tiêu xa hơn.

Hiểu rõ về vị trí muốn được thăng tiến

Đừng đòi hỏi thăng chức nếu bạn không biết vị trí mình hướng tới đang yêu cầu kỹ năng gì, có điểm mạnh gì, khó khăn hay trở ngại gì. Càng am hiểu về công việc trong tương lai bao nhiêu, càng cho thấy sự nghiêm túc và định hướng nghề nghiệp rõ ràng của bạn trong công việc. Đây chính là điều mà nhà lãnh đạo các doanh nghiệp luôn muốn tìm thấy ở nhân sự của mình.

Bên cạnh đó, việc nắm rõ yêu cầu cầu công việc của vị trí bạn đang muốn đạt được cũng giúp bạn tự lượng sức và đánh giá chính xác liệu bản thân đã đủ năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm để đảm nhiệm vị trí đó hay chưa. Vì thế, để thăng tiến trong công việc, bạn hãy đặt mục tiêu, tìm hiểu thật kỹ về vị trí bản thân hướng tới và nỗ lực học tập, trau dồi kỹ năng để hoàn thành nó.

Rèn luyện các kỹ năng

Người tài giỏi họ sẽ luôn nhận ra những điểm thiếu sót của bản thân và cố gắng hạn chế/khắc phục chúng. Nếu bạn “Ngủ quên trên chiến thắng” thì những kỹ năng và kiến thức vốn có của bạn cũng sẽ trở nên mai một. Vì thế, bạn luôn phải mài giũa để kỹ năng sẵn có luôn là điểm mạnh của mình. Đồng thời, trau dồi các kỹ năng mới để trở thành một người tài giỏi toàn diện.

Thể hiện đạo đức nghề nghiệp

Thăng tiến trong công việc không chỉ đạt được qua những thành tựu trong quá trình làm việc, mà còn ở cách bạn thể hiện đạo đức nghề nghiệp và thái độ chuyên nghiệp của mình trong công việc. 

Vì thế, bạn hãy luôn thể hiện đạo đức nghề nghiệp của mình từ những điều nhỏ nhất như: đi làm đúng giờ, đúng deadline công việc, tuân theo quy định của công ty. Khi thể hiện được sự tôn trọng cao nhất với công việc của mình tự khắc cấp trên và đồng nghiệp sẽ tôn trọng bạn.

Tạo dựng mối quan hệ tốt với cấp trên

Việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên và đồng nghiệp là điều bạn nên làm. Với mục tiêu vì một doanh nghiệp phát triển vững mạnh, các thành viên trong công ty cần kết nối với nhau để trao đổi kinh nghiệm. Sự kết nối giữa cấp trên và cấp dưới sẽ mang lại môi trường làm việc tốt, các quyết định đưa ra chính xác hơn.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ tạo mối quan hệ tốt không phải là nịnh hót, phong bì hối lộ. Nhà quản lý cấp cao đủ khôn ngoan để biết bạn có đang thật lòng hay chỉ là những lời sáo rỗng.

Đề xuất thăng tiến

Thời điểm đề xuất thăng tiến là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định cơ hội thăng chức, tăng lương của bạn. Bạn chỉ nên đề xuất thăng tiến sau khi đã hoàn thành tốt một công việc, một dự án nào đó, hoặc khi bạn đã cống hiến đủ lâu tại doanh nghiệp. 

Nếu bạn nhận thấy bản thân đã đóng góp cho công ty những giá trị lớn nhưng cơ hội mai vẫn chưa tới thì đừng ngần ngại mà hãy đưa ra nguyện vọng của mình với cấp trên. Biết đâu, chỉ một lời đề xuất, bạn lại trở thành thành viên của bộ máy quản lý trong doanh nghiệp.

Mang lại nhiều giá trị hơn

Hãy tập trung vào việc cải thiện hiệu suất của bạn và đảm bảo rằng bạn đang làm được nhiều công việc hơn và tốt hơn so với những người khác. Nếu bạn có thể đưa ra những ý tưởng mới và cải tiến quy trình làm việc trong công ty, điều này sẽ giúp bạn nổi bật và được đánh giá cao hơn.

Nâng cao hiệu quả công việc

Làm nhiều không đưa ra giải pháp thông minh. Vì thế, bạn hãy tìm cách làm việc một cách thông thông minh hơn bằng cách tìm hiểu các công cụ, phần mềm và quy trình mới để hoàn thành công việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời, bạn cũng nên lắng nghe ý kiến phản hồi từ các đồng nghiệp hoặc cấp trên để hiểu rõ hơn về những yêu cầu và mong muốn của công ty.

Đề xuất các ý tưởng xuất sắc

Để nhanh chóng thăng tiến và ghi nhận trong công việc, bạn cần có điểm nổi bật cho riêng mình. Vì thế, thay vì chỉ cố gắng chăm chăm hoàn thành tốt công việc được giao bạn nên đưa ra những ý tưởng mới và sáng tạo để giải quyết các vấn đề trong công ty hoặc cải thiện quy trình làm việc. Điều này sẽ giúp bạn được đánh giá cao và được xem là một nhân viên có giá trị trong công ty.

Luôn học hỏi, trau dồi kỹ năng

Bạn hãy luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để cải thiện năng suất và hiệu quả công việc của bản thân bằng cách học hỏi từ đồng nghiệp hoặc tham gia các khóa đào tạo, chương trình học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cá nhân.

Mở rộng mạng lưới quan hệ

Hãy cố gắng kết nối với các đồng nghiệp, cấp trên và người khác trong ngành nghề của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề của mình, tìm kiếm cơ hội mới và có thể được giới thiệu cho những vị trí mới.

Tìm một người cố vấn giỏi

Để nhanh chóng thăng tiến trong công việc, bạn cần một người dẫn đường sáng suốt. Vì thế, bạn hãy tìm kiếm một người cố vấn có kinh nghiệm và có thể đưa ra lời khuyên hữu ích để giúp bạn phát triển sự nghiệp. Người cố vấn này có thể là cấp trên của bạn, người trong cùng ngành hoặc thậm chí là một người nổi tiếng trong lĩnh vực của bạn.

Nếu cơ hội của bạn chưa đến, đừng lo hãy bắt đầu ngay với những bí quyết mà chúng tôi chia sẻ trên đây để lên một kế hoạch thăng tiến trong công việc của mình nhé! 

Xem thêm: 10 cách xây dựng lòng tin của nhân viên

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ngạo nghễ Excel: Top những bí quyết làm việc với Excel cực hay nhưng ít người biết

Có bao giờ bạn cảm thấy như mình đang lạc lõng giữa biển số liệu trong Excel, cố gắng tìm ra cách để đơn giản...

Lờ đờ buổi sáng và những bí quyết giúp bạn tăng tỉnh táo làm việc

Buổi sáng sau giấc ngủ dài thường là khoảng thời gian vàng để bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người...

thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp

Thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp chi tiết cho người lao động

Thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp là một quá trình quan trọng để bạn có thể nhận được hỗ trợ khi...

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện nay

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện nay

Qua các điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết trong quá...

Quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp năm 2024

Những quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2024

Những quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp không chỉ đảm bảo tính công bằng mà còn nhằm mục tiêu cải thiện hệ thống...

Bài Viết Liên Quan

Ngạo nghễ Excel: Top những bí quyết làm việc với Excel cực hay nhưng ít người biết

Có bao giờ bạn cảm thấy như mình đang lạc lõng giữa biển số liệu...

Lờ đờ buổi sáng và những bí quyết giúp bạn tăng tỉnh táo làm việc

Buổi sáng sau giấc ngủ dài thường là khoảng thời gian vàng để bắt đầu...

thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp

Thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp chi tiết cho người lao động

Thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp là một quá trình quan...

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện nay

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện nay

Qua các điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động có...

Quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp năm 2024

Những quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2024

Những quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp không chỉ đảm bảo tính công...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers