Trầm cảm là bệnh về tâm lý. Khi bị căng thẳng hay có chuyện gì khiến tinh thần bị sốc cao độ thì tâm lý của con người rơi vào trạng thái “mất cân bằng”. Cảm giác khi mắc chứng trầm cảm tựa như rơi xuống vòng xoáy sâu thẳm của cảm xúc và người rơi xuống cứ mắc kẹt dưới đó với các cảm xúc tiêu cực, không hoạt động, không giao tiếp với người khác. Họ không thấy có cách nào để thoát khỏi điều này và ngày càng cảm thấy tuyệt vọng hơn.
Ngày nay, tình trạng trầm cảm xảy ra khá nhiều. Nhưng dường như nhiều người vẫn chưa nhận ra được những biểu hiện của chứng bệnh này ở bản thân. Sự ra đời của các bài test trầm cảm phần nào góp phần giúp chúng ta nhận biết các dấu hiệu khi chớm nở để có kế hoạch điều chỉnh cảm xúc hoặc “điều trị” bệnh lý phù hợp hơn.
List câu hỏi bài test trầm cảm của Ivan K Goldberg
Ivan K Goldberg là một bác sĩ tâm thần học nổi tiếng từng sống ở New York. Ông chuyên điều trị trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Một trong những điều nổi tiếng nhất của ông là bài tự trắc nghiệm để biết mình có trầm cảm hay không. Những câu hỏi trong bài test trầm cảm của Ivan K Goldberg dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện rất cụ thể tình trạng hiện tại.
Tôi làm mọi thứ một cách từ từ:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Tôi thấy khó để ra quyết định:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Ngủ quá ít, quá nhiều hoặc không ngon giấc:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Tương lai của tôi dường như mù mịt:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Tôi khó tập trung khi đọc:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Tôi cảm thấy gò bó như bị giam cầm:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Tôi cảm thấy thất vọng cả khi điều tốt đẹp đến với mình:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Tôi cảm thấy bồn chồn, lo sợ và không thể thư giãn:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Tôi cảm thấy tội lỗi và tôi đáng bị trừng phạt:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Tôi cảm thấy buồn phiền, chán nản, cuộc sống vô vị:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Tôi tự hỏi và tìm hiểu làm thế nào để tự tử:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Niềm vui, hạnh phúc, hưng phấn hầu như đã biết mất khỏi cuộc sống của tôi:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Tôi cảm thấy khó khăn trong khi làm những điều bình thường, nhỏ nhặt nhất:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Xem thêm: Áp lực công việc – 7 dấu hiệu cho thấy bạn đang trầm cảm trong công việc
Tôi đã mất hứng thú với những người có ý nghĩa nhất với tôi:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Tôi giảm cân / tăng cân không kiểm soát được:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Tôi cảm thấy mệt:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Tôi cảm thấy thất bại:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Tôi nghĩ chết đi còn ý nghĩa hơn là sống:
- Chưa bao giờ
- Chỉ hơi hơi
- Thỉnh thoảng
- Vừa phải
- Khá nhiều
- Rất thường xuyên
Kết quả bài test trầm cảm
Bây giờ, sau khi trả lời tất cả câu hỏi bài test trầm cảm phía trên rồi, bạn hãy quy đổi số điểm bằng bảng điểm quy định dưới đây và cộng tất cả lại để kiểm tra xem mình đang ở đâu trên nấc thang trầm cảm:
- 0 điểm
- 1 điểm
- 2 điểm
- 3 điểm
- 4 điểm
- 5 điểm
0 – 9 điểm: Không có khả năng trầm cảm
Nếu đạt mức điểm này thì xin chúc mừng, đây là một người có sức khỏe tinh thần ổn định. Họ khá vui vẻ, thân thiện với mọi người xung quanh. Bất cứ điều gì cũng không thể làm họ gục ngã được, họ luôn cố gắng hết mình để đạt được thành công, không phụ lòng kì vọng của gia đình, bạn bè.
10 – 17 điểm: Có khả năng trầm cảm nhẹ
Mức điểm từ 10 -17 cho thấy họ đã có những dấu hiệu không ổn định về tâm lí, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt dễ dàng nổi nóng với những sự việc nhỏ nhặt. Tuy nhiên, khi cảm xúc qua đi, họ lại trở về bình thường, không có biểu hiện gì quá đặc biệt hay nguy hiểm.
18 – 21 điểm: Ở biên giới của trầm cảm
Ở mức điểm này, mọi người nên hết sức lưu ý vì chỉ cần một tác động nhỏ ở tâm lí thôi cũng sẽ khiến những người này rơi vào trạng thái trầm cảm. Tuy bình thường, bạn thường cảm thấy cô đơn, mệt mỏi hay cáu gắt nhưng nếu nhận được sự quan tâm, chăm sóc của mọi người xung quanh thì sẽ có hiệu quả tích cực đến tâm lý. Nên nhớ, những người này đang ở biên giới của bệnh trầm cảm, đừng buông thả bản thân, sẽ khiến cho mọi thứ mà họ cố gắng bấy lâu nay đổ sụp trước mắt.
22 – 35 điểm: Trầm cảm mức trung bình
Khi bị trầm cảm ở mức trung bình thì người bệnh không phải lúc nào cũng thể hiện ra bên ngoài. Thông thường các thay đổi diễn ra rất kín đáo, bản thân người bệnh thường không chú ý đến, nhưng người thân và bạn bè có thể nhận ra. Bên cạnh việc bị mất đi động lực, những người mắc chứng trầm cảm còn thường xuyên trằn trọc về đêm, khó đi vào giấc ngủ. Trong trường hợp khác, người mắc trầm cảm sẽ cảm thấy khó có thể rời khỏi chiếc giường của mình và có thể ngủ cả ngày. Đa phần chúng ta thường có xu hướng tìm đến sở thích của mình và tận hưởng nó mỗi khi buồn, nhưng những người mắc chứng trầm cảm thì lại lảng tránh nó. Suốt ngày chỉ thẩn thơ suy nghĩ, đi tìm nguyên nhân tại sao mình lại thua thiệt, không bằng người khác, bên cạnh đó thì buồn bã, khóc lóc không lí do.
36 – 53 điểm: Trầm cảm tương đối trầm trọng
Khi đạt đến 36 – 53 điểm thì bệnh trầm cảm đã tương đối trầm trọng, người bệnh luôn bi quan về bản thân, họ luôn tự tưởng tượng ra những tình huống xấu nhất xảy ra cho bản thân và người quanh mình. Vì thế, họ lại càng trở nên bất an, căng thẳng thần kinh, xúc động và đôi khi làm cho mọi việc trở nên thái quá. Những người này thường cảm thấy bản thân mình bị nhấn chìm trong những suy nghĩ tiêu cực. Những giọng nói rằng họ không đủ tốt, rằng sẽ không ai có thể yêu quý được họ nếu biết được thật sự họ là con người như thế nào, rằng họ là một thất bại, họ không đáng được yêu thương…sẽ cứ vang lên liên tục trong đầu, dù có thể sự thật không phải là như vậy.
54 điểm trở lên: Trầm cảm nặng
Trầm cảm nặng là giai đoạn khó chữa và nguy hiểm nhất. Lúc này, họ cảm thấy trống rỗng, không có động lực hay hứng thú để làm bất kì việc gì, kể cả những việc mà họ đã từng cực kỳ yêu thích. Một số người nói rằng họ cảm giác như không thể nhận ra mình, không thể nhớ được lần cuối họ cảm thấy vui vẻ và tận hưởng cuộc sống là lúc nào.
Từ sự tự ti mà họ cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người, là người thừa thãi, không đáng được sống, vì thế cho nên nhiều người bệnh trầm cảm có những hành động tiêu cực để giảm tội lỗi và thoải mái trong tâm hồn họ sẽ tự hành xác hoặc muốn tự sát…
Lưu ý rằng, kết quả bài test trầm cảm trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế chuẩn đoán y khoa của các bác sĩ/chuyên gia có chuyên môn bạn nhé!
— HR Insider / Theo Bestie —
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.