• .
adsads
Thiết kế không tên 1 1
Lượt Xem 6 K

Có phải bạn cảm thấy dường như khá bất công với bạn khi các lỗi phỏng vấn luôn chực chờ xuất hiện trong phần thể hiện dù bạn đã chuẩn bị mọi thứ thật kĩ càng?

Ngay cả sau khi bạn chăm chỉ “đầu tư” trên mọi phương diện như đến buổi phỏng vấn đúng giờ, ăn mặc tươm tất lịch sự, gửi email cảm ơn nhà tuyển dụng sau đó, bạn vẫn rất dễ mắc phải một lỗi nhỏ nào đó khiến bản thân mất điểm trước nhà tuyển dụng? Dường như những sai lầm luôn ẩn nấp ở mỗi bước của cuộc hành trình và chỉ chờ đợi để loại bạn ra cuộc chơi này, biến bạn trở thành ứng viên kém cỏi trong danh sách của nhà tuyển dụng.

Đừng vội lo lắng về những lỗi lầm này! Hãy thử lắng nghe những lời khuyên từ Amanda Gulino, giám đốc nhân sự và nhân tài của Reading Partners, nhà sáng lập A Better Saturday, để khắc phục ngay sáu lỗi phỏng vấn phổ biến nhất khiến ứng viên không thể tạo ấn tượng trước nhà tuyển dụng:

 

#Lỗi phỏng vấn 1: Phản hồi thư mời phỏng vấn quá lâu

Trong thời đại của tốc độ như ngày nay, việc theo dõi các ứng dụng liên lạc và phản hồi lại thư mời phỏng vấn dường như diễn ra khá nhanh chóng. Nếu bạn không kiểm tra email và điện thoại của mình, rồi trả lời các nhà tuyển dụng một cách kịp thời, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội với một công ty tiềm năng hoặc để lại ấn tượng xấu trong mắt họ.

Không có một nhà tuyển dụng nào mong muốn các ứng viên liên tục kiểm tra email họ gửi tới. Tuy nhiên, nếu bạn phải mất đến vài ngày để thông báo rằng bạn có thể không quan tâm đến công việc hay đó không phải là ưu tiên của bạn, bạn sẽ dễ dàng mất điểm tức thì.

Cách khắc phục lỗi:

Theo Gul Gulino, mục tiêu của ứng viên là thể hiện một mức độ quan tâm với công việc một cách tích cực, mà không trở nên nhiệt tình quá mức. Vì vậy, trong giai đoạn “săn việc”, bạn hãy lên kế hoạch kiểm tra email và thư thoại của mình ít nhất một lần trong 24 giờ (hoặc sau mỗi 12 giờ đồng hồ) để kịp thời phản hồi với các lời mời phỏng vấn gửi đến.

 

#Lỗi phỏng vấn 2: Giữ thái độ trung lập với nhà tuyển dụng

Các mối quan hệ mạnh mẽ sẽ thúc đẩy cuộc trò chuyện trở nên sâu sắc hơn, cho dù đó là những mối quan hệ lâu năm hay những cuộc gặp gỡ mới quen. Nếu bạn có xu hướng xem nhà tuyển dụng chỉ là những “cầu nối” quan hệ tạm thời, đã đến lúc bạn phải suy nghĩ lại về cách tiếp cận của bạn và xem họ như những người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một mối quan hệ hiện tại.

Một nhà tuyển dụng giỏi sẽ có một mức độ ảnh hưởng nhất định đến kết quả tìm kiếm ứng viên, đặc biệt nếu người đó có mối quan hệ chặt chẽ với người quyết định cuối cùng, Gulino khẳng định. Do đó, việc xây dựng mối quan hệ với nhà tuyển dụng sẽ cho phép bạn tận dụng tầm ảnh hưởng và những hiểu biết thấu đáo của họ.

Cách khắc phục lỗi:

Xây dựng mối quan hệ chân thật với nhà tuyển dụng hoặc giữ liên lạc với công ty bằng cách bày tỏ sự thân thiện và ân cần chấp nhận những lời khuyên nhủ từ họ. Ví dụ, nếu nhà tuyển dụng đề nghị giúp bạn chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn, hãy tranh thủ nắm bắt ngay cơ hội tuyệt vời này.

 

#Lỗi phỏng vấn 3: Đi phỏng vấn với chiếc não “hay quên”

Dường như có rất ít ứng viên có thể tự tin tham dự một cuộc phỏng vấn, thể hiện sự nổi trội hơn hẳn và mang lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt nhà tuyển dụng. Đa phần đều phải chuẩn bị rất kỹ càng cả về thể chất và tinh thần cho một cuộc phỏng vấn để tập trung vào các câu trả lời, thể hiện chúng một cách bình tĩnh và có tổ chức nhất. Điều đó có nghĩa là bạn phải dành thời gian để suy ngẫm và tư duy thật kĩ trước khi bạn đến với cuộc phỏng vấn, thay vì chỉ nghĩ gì nói đó.

Khắc phục ngay 6 lỗi phỏng vấn xin việc ứng viên thường hay mắc phải

Theo Gulino, việc huyên thuyên và thích nói dông dài là lỗi mà nhiều ứng viên hay mắc phải. Nguyên nhân có lẽ là do các ứng cử viên không chịu dừng lại để suy nghĩ trước khi bắt đầu nói và trả lời một câu hỏi. Bạn cần phải học cách quan sát, cảm nhận và chuẩn bị ngay từ khi bước vào địa điểm phỏng vấn, bởi nếu bạn đến đây và tỏ ra nhăn nhó, trả lời rải rác hay không thể hiện sự hăng hái về cuộc phỏng vấn, bạn sẽ không nhận được ấn tượng mạnh mẽ với bất kỳ ai kể cả nhà tuyển dụng ở công ty này.

Cách khắc phục lỗi:

Trên thực tế, việc chuẩn bị có nghĩa là bạn phải in sẵn theo CV của mình hoặc các tài liệu khác liên quan, điện thoại của bạn phải đặt ở chế độ im lặng và trang phục phải thật sự thoải mái nhưng không kém phần chuyên nghiệp. Bạn cũng cần phải chuẩn bị một bước gọi là củng cố tinh thần cho bản thân. Gulino khuyên ứng viên nên sử dụng một kỹ thuật niệm chú đơn giản, tuyệt vời để làm dịu thần kinh trước khi phỏng vấn: Hít thở sâu 10 lần, sau đó tự hỏi, “Mình đang cảm thấy như thế nào?” Nếu bạn vẫn còn cảm giác lo lắng tồn đọng, hãy thử thêm 10 lần nữa và lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy ổn định hơn.

 

#Lỗi phỏng vấn 4: Bỏ qua ngôn ngữ cơ thể

Bạn nghĩ Oprah liệu sẽ thành công không nếu trong các show phỏng vấn của cô ấy với các khách mời của mình, lưng cô luôn còng xuống và mắt thì liên tục nhìn xuống bàn? Oprah đã có một khởi đầu thành công với những ngôn ngư cơ thể ấn tượng của mình, từ tư thế tuyệt vời, ánh mắt hòa nhã và nụ cười ấm áp. Bạn có thể khá ngạc nhiên nhưng thông qua những giao tiếp phi ngôn ngữ, bạn cũng đang gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các nhà tuyển dụng của mình.

Chúng ta thường có thói quen dành nhiều thời gian để nghĩ về những gì chúng ta sẽ nói thay vì cách mà chúng ta nói. Hãy bỏ ngay sai lầm này. Khi bạn đi phỏng vấn, hãy suy nghĩ kỹ về ngôn ngữ cơ thể và định vị cơ thể để chắc chắn rằng bạn sẽ truyền đạt đúng thông điệp.

Cách khắc phục lỗi:

Một trong những cách tốt nhất để kiểm tra các dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể của bạn là thử chuẩn bị một buổi phỏng vấn giả để thực hành hoặc quay lại video cách bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Bạn nắm bắt được các dấu hiệu gì khi xem lại video? Bạn đang thể hiện điều gì? Bạn có ngồi lên tay của mình? Nhìn chằm chằm vào khoảng không? Cảm giác lo lắng, thấp thỏm, tư thế trượt, ngả người về phía sau, ngồi lên tay là tất cả những cử chỉ làm giảm sự hiện diện, và vì vậy, cũng làm giảm sự tự tin của chính bạn.

 

#Lỗi phỏng vấn 5: Đặt câu hỏi quá “bay”

Việc bạn đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn là hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dựa vào những câu hỏi này để truy vấn những gì bạn muốn biết về công ty, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội thể hiện kỹ năng tư duy phản biện của mình.

Khắc phục ngay 6 lỗi phỏng vấn xin việc ứng viên thường hay mắc phải

Hầu hết các ứng cử viên đều biết chuẩn bị các câu hỏi cho phần cuối của cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, có một sự khác biệt trong cách đặt câu hỏi để xác định rõ vai trò của bạn trong công việc hoặc mục tiêu của công ty trong tương lai hay tìm hiểu xem bạn có thật sự muốn công việc này không. Nếu bạn chỉ đặt câu hỏi liên quan đến bạn (không phải công ty), nhà tuyển dụng có thể sẽ băn khoăn về động lực ứng tuyển của bạn. Họ sẽ nghĩ bạn chỉ quan tâm đến bản thân mình chứ không phải công việc hay công ty. Thay vào đó, hãy đặt một loạt các câu hỏi về công việc hay công ty để thể hiện sự quan tâm của bạn và các câu hỏi sẽ giúp bạn xác định xem vai trò đó có phù hợp với bạn không.

Cách khắc phục lỗi:

Hãy tạo ra một danh sách các câu hỏi dành cho từng nhà tuyển dụng. Sau đó, đừng quên chắc chắn rằng danh sách này đã bao gồm loạt các câu hỏi về công ty (Ví dụ: Điểm lớn nhất quyết định ứng viên bước vào vị trí tuyển dụng này là gì? Làm thế nào để bạn có thể tạo ấn tượng tốt hơn trong lần ứng tuyển tới?) Và câu hỏi về vai trò của bạn (Ví dụ: Những cơ hội phát triển ở công ty như thế nào? Công ty chú trọng đầu tư đến sự phát triển chuyên nghiệp như thế nào?).

 

#Lỗi phỏng vấn 6: Nhiệt tình đến mức quên cả đàm phán!

Đôi khi một công việc trở nên quá hấp dẫn đến mức bạn quên luôn cả những điều khoản và lợi ích kèm theo của nó. Nhưng bất cứ khi nào bạn gật đầu cái rụp về lời mời làm việc mà không trải qua một khoản đàm phán nào, bạn nhất định sẽ phải hối hận nhiều năm về sau!

Theo Gulino, đàm phán cũng là một cách thể hiện sự nhạy bén của bạn trong kinh doanh. Người khác sẽ muốn làm việc với những người thông minh, những người hiểu cách điều hướng các cuộc trò chuyện khó khăn trở nên một cách duyên dáng và dễ dàng. Đàm phán khiến nhiều ứng viên cảm thấy không thoải mái. Do đó, hãy tranh thủ thực hiện trước điều này với một chuyên gia kinh nghiệm hoặc một đối tác đáng tin cậy giúp bạn xây dựng chiến lược đàm phán xung quanh.

Cách khắc phục lỗi:

Đừng vội lật hết kịch bản và trở thành một người hoàn toàn khác. Thay vào đó, hãy chứng minh rằng bạn có tầm nhìn kinh doanh và thoải mái thảo luận về khoản phúc lợi và giá trị của bạn tương ứng với công ty.

May mắn thay cho các ứng viên, những nhà tuyển dụng sẽ không rảnh rỗi quan sát và đoán xem liệu ứng viên của họ sẽ mắc lỗi lầm nào tiếp theo. Họ đang bận tập trung vào việc tìm kiếm ứng viên tiềm năng cho công ty, và đó có thể là bạn. Hãy khắc phục ngay 6 lỗi cơ bản trên đây để cho họ thấy phiên bản hoàn hảo của chính bạn – ứng viên duy nhất hội tụ đủ mọi điều kiện cho công việc này.

 

— HR Insider / Theo fastcompany —
VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đã lâu không tìm việc, làm sao để biết mình "đáng giá" bao nhiêu trong mắt nhà tuyển dụng?

Sau một khoảng thời gian dài tạm dừng công việc để chăm sóc gia đình, học tập, hay chỉ đơn giản là “ngồi” quá lâu...

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bài Viết Liên Quan

Đã lâu không tìm việc, làm sao để biết mình "đáng giá" bao nhiêu trong mắt nhà tuyển dụng?

Sau một khoảng thời gian dài tạm dừng công việc để chăm sóc gia đình,...

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers