1. Chỉ biết nói, không biết lắng nghe
Bản chất của giao tiếp là thông tin hai chiều, tức người nói phải có người nghe. Sẽ chẳng ai cảm thấy thoải mái nếu như người đối diện chỉ kể mãi về những vấn đề họ quan tâm mà chẳng cho người khác cơ hội được nói điều họ muốn. Bên cạnh đó, không lắng nghe còn tạo cho người khác cảm giác thiếu tôn trọng và tìm cách tránh né bạn vào những lần sau.
2. Đổ lỗi cho người khác
Trên đời này không có ai là hoàn hảo, vì vậy đừng quá áp lực nếu như bạn mắc phải một lỗi nào đó. Cố gắng biện minh, không dám đối mặt với sai lầm và tìm cách “lôi kéo” người khác để bạn không phải chịu chỉ trích một mình thật sự là việc làm ích kỉ. Hãy thẳng thắn nhận lỗi, chân thành sửa lỗi và tìm cách giải bày khéo léo với cấp trên nếu lỗi đó không hoàn toàn do bạn gây ra.
3. Luôn than vãn
Hầu như chuyện mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc đều là tình trạng chung của dân văn phòng. Nhưng như vậy không có nghĩa là ai cũng cảm thấy đồng cảm khi nghe đồng nghiệp liên tục than vãn. Cái gì cũng vậy, vừa đủ luôn tốt hơn dư thừa. Than thở không có tội, nhưng nó cần có mức độ vừa phải. Một công ty có quá nhiều lời than vãn sẽ tạo nên bầu không khí căng thẳng, uể oải, thậm chí mất động lực làm việc.
4. “Tôi thật sự quá bận để dành thời gian cho việc …”
Có một sự thật là một khi bạn đã thật sự muốn làm gì thì dù bận rộn đến mấy, bạn vẫn sẽ cố gắng làm nó. Còn “quá bận”, “không có thời gian” chỉ là lời biện hộ thiếu sự thuyết phục cho sự né tránh của bạn mà thôi. Khi ai đó nhờ vả, giao cho bạn việc gì đó mà bạn lường trước bản thân không thể hoàn thành tốt và đúng hạn được, hãy từ chối một cách khéo léo với thái độ chân thành.
5. Không quan tâm đến cảm xúc đồng nghiệp
Nói chuyện điện thoại cá nhân một cách vô tư trong giờ làm việc, không giữ ý khi nói chuyện hoặc cười quá to, thậm chí nhận xét về đồng nghiệp một cách thẳng thắn mà không quan tâm đến cảm xúc của họ là những cách ứng xử không chuyên nghiệp trong công sở mà bạn nên tránh. Hãy đặt mình vào vị trí của họ trước khi nói hay hành động để tránh làm phiền và khiến các “chiến hữu” của mình tổn thương bạn nhé!
Bên trên là 5 lỗi giao tiếp phổ biến nhất có khả năng hủy hoại các mối quan hệ của bạn. Hãy ngẫm xem bạn có mắc phải sai lầm nào không? Nếu có, hãy loại bỏ ngay để có thể được mọi người quý mến, cũng nhưnhận được sự tín nhiệm từ cấp trên nhé!
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.