• .
adsads
Untitled design 57
Lượt Xem 2 K

Sa thải là một bài học quan trọng trong cuộc đời, giúp bạn trở nên dũng cảm hơn, trưởng thành hơn và rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn, có khi trong chính cái rủi lại có cái may. Đừng biến việc bị sa thải trở thành điểm yếu của bạn trong buổi phỏng vấn xin việc mới mà hãy đảo ngược thành lợi thế bằng những kinh nghiệm đi phỏng vấn sau.

Đầu tiên bạn phải hiểu rõ lý do “được” sa thải của mình để tự đánh giá năng lực bản thân. Lý do có thể từ phía công ty, chẳng hạn như cắt giảm ngân sách, hay bạn chưa làm tốt việc, gây tổn hại đến công ty. Đôi khi ấm ức hơn, không có lý do nào được đưa ra cho việc sa thải của bạn, “sa thải đơn giản chỉ là sa thải”. Khi xác định được nguyên nhân vì sao mình bị đuổi việc, bạn sẽ có được những bài học đáng quý để tránh lặp lại ở công việc mới.

Dưới đây là những lợi ích mà bạn có thể khai thác từ việc công ty sa thải mình. Bạn nên xem đây là những gợi ý kinh nghiệm đi phỏng vấn để bạn phát triển những lập luận riêng, giúp đảo ngược tình thế.

 

1. Bị sa thải giúp bạn từ bỏ được sự nhút nhát

Nếu bạn là một con người nhút nhát, hay lo lắng, luôn vâng lời để làm vừa lòng người khác thì sau sự cố bị sa thải, bạn sẽ không còn nhút nhát như vậy nữa.

Bạn sẽ trở thành một con người dám nói lên suy nghĩ của mình, một người mắc sai lầm nhưng dám đứng lên sửa chữa, có thể thất bại lần nữa, nhưng tiếp tục cố gắng. Thậm chí, khi tìm việc làm mới trong một công ty khác, bạn vẫn giữ được sự mạnh dạn mới mẻ này. Nếu bạn nhận ra được ở bản thân sự thay đổi này thì hãy nhấn mạnh trong kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc.

Bạn cũng nên duy trì tính cách này vì nó sẽ giúp ích cho bạn khi tìm việc làm mới. Đó là lợi ích đầu tiên mà bạn có được khi bị sa thải.

 

2. Bị sa thải giúp phá vỡ những bức tường đã giam giữ bạn bấy lâu

Kể về trải nghiệm bị sa thải trong buổi phỏng vấn xin việc liệu có dễ dàng?

Lợi ích tiếp theo trong kinh nghiệm đi phỏng vấn đó là người tìm việc làm mới dám làm hết khả năng và dám chịu trách nhiệm với việc mình làm. Vì khi bạn đã bị sa thải một lần, bạn không còn sợ chuyện sa thải trong tương lai nữa, đây cũng chính là rào cản gây trở ngại khiến mọi người không thể làm được những việc mà họ thực sự muốn làm. Một khi bạn đã vượt qua những ngày khó khăn đầu tiên sau khi mất việc, hãy chuẩn bị nhìn nhận thế giới xung quanh mình theo một cách thoáng và linh hoạt hơn.

 

3. Bị sa thải cho thấy bạn đang trưởng thành, học hỏi được thêm nhiều điều hơn

Trong các kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc, các nhà tuyển dụng luôn muốn nhìn thấy ở người tìm việc làm sự trưởng thành và năng lượng, nên họ thường yêu cầu ứng viên kể lại những sai lầm từng mắc phải và bài học đã rút ra từ đó. Những câu chuyện nhàm chán kiểu như “Tôi thường bị điểm B trừ môn tiếng Anh” sẽ không được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bạn hãy kể câu chuyện có thật của bạn, chuyện bạn đã bị sa thải như thế nào, bạn đã học được gì từ đó, và bạn vượt qua nó ra sao? Tất cả chúng sẽ tạo nên được sức thu hút cho nhà tuyển dụng bởi vì sự chân thật và cách mà bạn rút ra được kinh nghiệm đáng quý cho mình.

 

4. Bị sa thải giúp bạn hiểu thêm về mọi người

Kể về trải nghiệm bị sa thải trong buổi phỏng vấn xin việc liệu có dễ dàng?

Mất việc, hay bất kỳ một trải nghiệm không dễ chịu nào khác, có thể dạy cho bạn biết cảm giác thế nào là đối mặt với thách thức. Trải nghiệm đó có thể đưa cách nghĩ, các mối quan hệ, cuộc sống và sự nghiệp của bạn lên những nấc thang mới cao hơn. Sự cảm thông là một đức tính giá trị và cũng là một kỹ năng cần rèn luyện.

Nếu những người tìm việc làm mới đã từng trải qua cảm giác bị mất việc hoặc những cảm giác tồi tệ khác, bạn sẽ trở thành một con người sâu sắc hơn và biết cảm thông với người khác hơn khi họ rơi vào những tình huống tương tự.

 

5. Bị sa thải không đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của bạn

Một vài nhân vật xuất chúng nhất trong các lĩnh vực đều là những người từng bị sa thải ít nhất 1-2 lần. Tại sao? Bởi vì bài học từ việc bị sa thải đem đến hữu ích hơn rất nhiều so với bài học mà thành công đem đến, mấy ai dám mạnh dạn chọn thất bại để đứng lên. Thất bại giúp họ có thành công.

Bị sa thải là cơ hội để trở thành một con người mới, sáng suốt hơn và dũng cảm hơn, tìm việc làm mới thực sự phù hợp với các kỹ năng, tính cách và những tham vọng của bạn. Đây là lý do những người tìm việc làm mới cần lạc quan khi đưa vấn đề này ra để cùng với nhà tuyển dụng bàn luận trong buổi phỏng vấn

“Chúng ta chỉ nhận ra được nhiều bài học hay khi chúng ta thất bại”. Vượt qua được khó khăn này sẽ giúp bạn học được những bài học mà những người tưởng như may mắn hơn bạn không có cơ hội để học. Một khi cú sốc ban đầu lắng xuống, có rất nhiều thứ ở phía trước để bạn hướng tới. Thất bại có  thực sự xảy ra hay không phụ thuộc vào cách bạn lựa chọn dừng lại hay đứng lên và bước tiếp.

 

— HR Insider / Theo forbes.com —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers