adsads
kế toán sản xuất là gì
Lượt Xem 130

Kế toán sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhận và tổng hợp chi phí trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm kế toán sản xuất là gì, nhiệm vụ của vị trí này và các vấn đề liên quan.

Kế toán sản xuất là gì?

Kế toán sản xuất là gì? Kế toán sản xuất là bộ phận chịu trách nhiệm ghi nhận, hạch toán và quản lý tài chính trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của kế toán sản xuất là theo dõi và ghi chép các thông tin liên quan đến nguyên vật liệu, máy móc và các chi phí vận hành sản xuất một cách chính xác và đầy đủ.

Vị trí này yêu cầu kinh nghiệm và kỹ năng kế toán đa dạng, bao gồm việc quản lý các khoản trong hệ thống tài khoản kế toán từ mua sắm nguyên vật liệu, nhập kho, sản xuất sản phẩm, bán sản phẩm đến các chi phí quản lý doanh nghiệp.

Kế toán sản xuất là gì?

Kế toán sản xuất là gì?

Nhiệm vụ công việc của kế toán sản xuất là gì?

Trách nhiệm của kế toán sản xuất là gì? Để làm tốt công việc kế toán sản xuất, kế toán viên cần nắm rõ nội dung công việc và những yêu cầu cụ thể. Sau đây là chi tiết cụ thể nhiệm vụ của vị trí này:

Công tác chuyên môn kế toán

  • Theo dõi, cập nhật chính xác và kịp thời, hạch toán đầy đủ các nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa và thành phẩm tại bộ phận sản xuất.
  • Đối chiếu công nợ với nhà cung cấp, đảm bảo sổ sách không thiếu sót khi cân đối.
  • Kiểm soát công tác xuất/nhập nguyên vật liệu và hàng hóa để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liền mạch, không bị gián đoạn.
  • Tính toán giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán dựa trên định mức nguyên liệu, vật tư, nhân công, và khấu hao tài sản.
  • Xây dựng hệ thống theo dõi chặt chẽ việc tiêu thụ vật tư, hàng hóa để đảm bảo sản xuất diễn ra hiệu quả.
  • Thực hiện đầy đủ các thủ tục kế toán liên quan đến tài sản cố định, công cụ dụng cụ và khấu hao.
  • Tận dụng công nghệ thông qua việc sử dụng thành thạo phần mềm kế toán để nâng cao hiệu quả làm việc.
  • Tổng hợp và bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật các số liệu kế toán.

Công tác quản lý kho

  • Công tác quản lý kho của kế toán sản xuất là gì? Phân loại nguyên liệu, vật tư và hàng hóa tại kho; sắp xếp kho gọn gàng, khoa học để dễ tìm, dễ lấy và tối ưu chi phí.
  • Kiểm tra và rà soát công tác xuất/nhập nguyên vật liệu và hàng hóa ra/vào kho.
  • Thực hiện đối chiếu định kỳ và đột xuất giữa số liệu hàng tồn kho thực tế và số liệu kế toán.
  • Tham gia xây dựng hệ thống quản lý kho theo tiêu chuẩn để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả, tránh sai sót trong những lần kiểm tra hàng hóa sau này.
  • Đảm bảo công tác giữ vệ sinh, an toàn, phòng chống cháy nổ và thiên tai tại kho.

Quản lý, điều hành các thủ kho

  • Trực tiếp quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động trong kho.
  • Hướng dẫn và đào tạo về quy trình và nội quy của kho cho thủ kho và nhân viên phụ trách kho.
  • Theo dõi, kiểm tra và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, đảm bảo tuân thủ nội quy.
  • Hướng dẫn bộ phận kho thực hiện công việc theo đúng quy trình.

Kết hợp với các phòng ban khác để cùng giải quyết công việc

  • Công việc của kế toán sản xuất là gì? Phối hợp cùng các bộ phận liên quan để giải quyết công việc hiệu quả.
  • Cung cấp thông tin tồn kho chính xác và đúng thời hạn cho phòng kế hoạch – kinh doanh để hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất và cung cấp vật liệu.
  • Lập phiếu xuất kho cho thủ kho và phụ kho để xuất nguyên liệu và vật liệu sản xuất theo yêu cầu từ phòng kế hoạch – kinh doanh.
  • Đảm bảo kho giải quyết công việc nhanh chóng và đúng quy trình để đảm bảo cho hoạt động sản xuất và kinh doanh diễn ra trơn tru.
  • Kiểm tra và xác nhận bảng lương của bộ phận sản xuất.
  • Cung cấp thông tin kế toán cho các bộ phận liên quan khi có yêu cầu và đã có sự đồng ý từ trưởng phòng.
Công việc của kế toán sản xuất là gì?

Công việc của kế toán sản xuất là gì?

Quy trình làm việc của kế toán sản xuất 

Quy trình làm việc của kế toán sản xuất là gì? Để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của các giao dịch sản xuất, kế toán sản xuất thực hiện quy trình làm việc theo 3 bước cụ thể sau:

Bước 1: Tập hợp chứng từ

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, việc tập hợp chứng từ là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình kế toán. Mục đích của bước này là thu thập, kiểm tra và sắp xếp tất cả các chứng từ để phản ánh chính xác mọi giao dịch kinh tế đã diễn ra.

Các loại chứng từ quan trọng trong kế toán sản xuất bao gồm:

  • Chứng từ hóa đơn: Là tài liệu ghi nhận các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa doanh nghiệp và đối tác. Để hợp lệ về kế toán và thuế, hóa đơn cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố:
    • Hợp pháp: Phải được đăng ký với cơ quan thuế và tuân thủ đúng quy định pháp luật.
    • Hợp lệ: Phải được in theo mẫu quy định và chứa đủ thông tin như ngày tháng năm lập, thông tin của người mua và người bán (bao gồm tên, địa chỉ, mã số thuế), hình thức thanh toán, chi tiết về hàng hóa/dịch vụ (số lượng, giá cả, thuế GTGT), và chữ ký của cả hai bên.
    • Hợp lý: Nội dung trên hóa đơn phải chính xác và trung thực, phản ánh đầy đủ giao dịch kinh tế thực tế và phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chứng từ ngân hàng: Là các tài liệu ghi nhận các giao dịch tiền tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, gồm:
    • Giấy báo nợ: Ghi lại số tiền doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng.
    • Ủy nhiệm chi: Là lệnh yêu cầu ngân hàng chi trả một khoản tiền cho người được uỷ nhiệm.
    • Séc: Là giấy tờ được ngân hàng phát hành, cho phép người giữ séc rút tiền từ tài khoản của người lập séc.

Bước 2: Nhập chứng từ vào sổ 

Bước tiếp theo trong quy trình làm việc của kế toán sản xuất là gì? Sau khi thu thập và xác minh đầy đủ các chứng từ, kế toán sản xuất cần nhập chúng vào sổ sách. Hành động này nhằm đảm bảo rằng các giao dịch kinh tế của doanh nghiệp được ghi nhận chính xác và đầy đủ trong hệ thống kế toán. Quá trình nhập chứng từ vào sổ sách được thực hiện theo các bước sau:

  • Định khoản: Đây là việc căn cứ vào nguyên tắc kép của kế toán để xác định tài khoản nợ và tài khoản có cho từng giao dịch. Mỗi loại chứng từ phản ánh một nghiệp vụ kinh tế cụ thể và được định khoản vào một hoặc nhiều tài khoản kế toán.
  • Ghi chứng từ vào sổ sách: Sau khi định khoản, các chứng từ được ghi vào sổ theo thứ tự thời gian phát sinh. Có hai loại sổ thường dùng:
    • Sổ cái: Dùng để chi tiết hóa các giao dịch theo từng tài khoản kế toán, với mỗi tài khoản có một trang riêng.
    • Sổ nhật ký chung: Dùng để ghi chép tất cả các giao dịch kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một tháng.
  • Kiểm tra và đối chiếu: Kế toán sản xuất cần kiểm tra để phát hiện và sửa lỗi nếu có, đồng thời đối chiếu hai loại sổ để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của mọi giao dịch.

Bước 3: Tập hợp chi phí

Bước cuối cùng trong quy trình làm việc của kế toán sản xuất là gì? Trong quá trình làm việc của kế toán sản xuất, việc hạch toán chi phí là bước cực kỳ quan trọng. Tại đây, các chi phí liên quan đến sản xuất được tổng hợp, phân loại và hạch toán một cách chính xác như sau:

  • Hạch toán chi phí dựa trên chứng từ: Kế toán sản xuất sẽ định khoản chi phí từ các chứng từ phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Ví dụ, chi phí khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào tài khoản “Chi phí khấu hao”, chi phí lương vào “Chi phí lương, tiền lương”.
  • Phân loại và tập hợp chi phí: Các chi phí như nguyên vật liệu, lao động, khấu hao và phân bổ được phân loại cụ thể và tập hợp lại. Sau đó, chúng được phân bổ cho từng sản phẩm/dịch vụ dựa trên các tiêu chí như định mức, thời gian làm việc và công suất máy móc.
  • Tính giá thành sản phẩm: Kế toán sản xuất tiến hành tính giá thành cho từng sản phẩm/dịch vụ sau khi đã tập hợp các loại chi phí. Giá thành bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình sản xuất.
  • Bút toán kết chuyển: Cuối cùng, sau khi tính giá thành và các chi phí vận hành, kế toán sản xuất thực hiện bút toán kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.

Khám phá thêm cơ hội nghề nghiệp vị trí hấp dẫn khác tại VietnamWorks:

Quy trình làm việc của kế toán sản xuất

Quy trình làm việc của kế toán sản xuất là gì?

Như thế nào là kế toán tiền lương? Chi tiết cụ thể lương kế toán về ngành kế toán bao gồm các vị trí: kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân hàng, kế toán tổng hợp …

Yêu cầu cần của vị trí kế toán sản xuất là gì?

Yêu cầu của vị trí kế toán sản xuất là gì? Để làm công việc kế toán sản xuất một cách hiệu quả, bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:

Nắm vững kiến thức kế toán

Hiểu biết sâu rộng về các nguyên tắc và quy định kế toán là cực kỳ quan trọng. Kế toán sản xuất cần nắm vững kiến thức về hạch toán, cân đối kế toán, lập báo cáo tài chính và các quy trình kế toán khác. Việc liên tục học hỏi và cập nhật các quy định mới là vô cùng cần thiết để bạn duy trì và phát triển sự nghiệp.

Hiểu rõ quy trình sản xuất

Yếu tố tiếp theo để làm việc ở vị trí kế toán sản xuất là gì? Để thực hiện công việc kế toán sản xuất, bạn cần hiểu rõ từng giai đoạn của quy trình sản xuất. Quy trình này bao gồm lập kế hoạch sản xuất, quản lý nguyên vật liệu, kiểm soát hàng tồn kho, quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.

Kỹ năng phân tích 

Kỹ năng quan trọng của người làm kế toán sản xuất là gì? Kế toán sản xuất phải làm việc với nhiều dữ liệu như sản phẩm, chi phí sản xuất, hàng tồn kho, doanh thu và lợi nhuận. Kỹ năng phân tích dữ liệu giúp kế toán sản xuất đưa ra các báo cáo, biểu đồ và số liệu thống kê để quản lý doanh nghiệp nắm bắt hiệu quả sản xuất và đưa ra các quyết định tài chính hợp lý.

Kỹ năng giao tiếp

Để hoàn thành công việc, kế toán sản xuất cần phối hợp với nhiều bộ phận khác như sản xuất, kỹ thuật, quản lý và kiểm toán. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp kế toán sản xuất truyền đạt thông tin rõ ràng và hiệu quả, đồng thời tương tác tốt với các thành viên khác trong tổ chức.

Kỹ năng sử dụng phần mềm, công cụ kế toán

Kỹ năng tiếp theo của vị trí kế toán sản xuất là gì? Việc sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán như SAP, QuickBooks, Microsoft Dynamics,… là rất quan trọng trong kế toán sản xuất. Điều này giúp kế toán sản xuất xử lý và phân tích dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả.

Kỹ năng quản lý thời gian

Một kỹ năng cần thiết nữa của kế toán sản xuất là gì? Quản lý thời gian và sắp xếp công việc giúp kế toán sản xuất biết phân bổ ưu tiên công việc nào trước để đảm bảo các nhiệm vụ được hoàn thành đúng thời hạn và chính xác. Do đó, bạn đừng quên rèn giũa kỹ năng này một cách hiệu quả.

Yêu cầu cần của vị trí kế toán sản xuất là gì?

Yêu cầu cần của vị trí kế toán sản xuất là gì?

Việc làm theo khu vực được cập nhật mới nhất:

Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của kế toán sản xuất

Ngành công nghiệp sản xuất luôn cần đến những chuyên gia kế toán hiểu biết về quy trình sản xuất. Do đó, cơ hội việc làm trong lĩnh vực kế toán sản xuất rất đa dạng về quy mô và ngành nghề. Các ngành công nghiệp như ô tô, điện tử, hàng tiêu dùng và nhiều ngành khác đều có nhu cầu lớn về kế toán sản xuất, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn.

Mức lương của kế toán sản xuất phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ học vấn, quy mô doanh nghiệp và địa điểm làm việc. Để tăng thu nhập, kế toán sản xuất cần đảm bảo thực hiện tốt công việc, không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức chuyên môn. Việc nắm vững ngoại ngữ cũng là một lợi thế để làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia với mức đãi ngộ cao hơn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về kế toán sản xuất là gì và công việc cụ thể, nhiệm vụ, quy trình làm việc chi tiết của vị trí này. Ngoài ra, bạn cũng đã biết được những yêu cầu và kỹ năng cần thiết cho vị trí này. Chúc các bạn có thể lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp để cống hiến và phát triển bản thân!

Đón đọc thêm các bài viết cùng chủ đề:

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Đừng bỏ lỡ tin tuyển dụng, nhu cầu nhân lực từ những nhà thương hiệu công ty lớn hàng đầu (như Starbucks Tuyển Dụng, …):

Tuyển Dụng Chubb Life Jabil Tuyển Dụng Mcredit Tuyển Dụng Pgbank Tuyển Dụng Shinhan Finance Tuyển Dụng
Home Credit Tuyển Dụng Vus Tuyển Dụng Abbank Tuyển Dụng Bamboo Tuyển Dụng Acecook Tuyển Dụng
Newtecons Tuyển Dụng Imexpharm Tuyển Dụng Cmc Tuyển Dụng Toyota Tuyển Dụng Grab Tuyển Dụng
Vinschool Tuyển Dụng
Dhl Tuyển Dụng Lotte Tuyển Dụng Mindx Tuyển Dụng Mirae Asset Tuyển Dụng

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các giao dịch tài chính và quản lý tài khoản ngân...

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Trung thu không chỉ là dịp lễ hội truyền thống mà còn là cơ hội tuyệt vời để tạo ra những nội dung sáng tạo,...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng và hiệu quả là một kỹ năng vô giá. 

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Bài Viết Liên Quan
3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các...

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Trung thu không chỉ là dịp lễ hội truyền thống mà còn là cơ hội...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng...

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers