1. Bắt đầu với những lời khen
Thật khó để bắt nhân viên phải lắng nghe những lời chê bai của bạn ngay khi vừa bước vào cuộc họp. Hãy để nhân viên cảm thấy thoải mái bằng việc bắt đầu với một lời khen nhỏ về tính cách hay phương pháp làm việc của nhân viên rồi sau đó hãy đi vào vấn đề mà bạn đang muốn phê bình. Việc làm này khiến cho họ không nảy sinh quá nhiều tâm lý tiêu cực và dễ dàng tiếp thu ý kiến đóng góp của bạn hơn.
2. Đi vào chi tiết
Giờ thì đã đến lúc để dẫn dắt vào vấn đề trọng tâm mà bạn cần muốn nói với nhân viên. Hãy nói về những lỗi nhỏ nhặt mà nhân viên thường xuyên mắc phải, đừng vội chê trách vì nếu không, họ sẽ nhận ra lời khen lúc nãy chỉ là giả tạo. Bạn không thể lường trước được các phản ứng ngược xảy đến, vì vậy, hãy cứ tiến hành từng bước một.
3. Dẫn chứng cụ thể
Tất nhiên, việc chỉ nói một cách chung chung không thể mang lại tác dụng đúng như mong muốn, bạn cần phải đưa ra các dẫn chứng cụ thể về việc mắc lỗi của nhân viên. Ai cũng có tâm lý đề cao bản thân và không muốn thừa nhận yếu kém về mình, nếu như chỉ nói suông thì bạn không thể khiến nhân viên tâm phục khẩu phục được. Hãy chỉ rõ những sai phạm và thiếu sót của nhân viên, có như vậy họ mới biết mình sai ở đâu để mà sửa chữa, khắc phục.
Tìm hiểu nhanh cách tính lương gross sang net để tính toán chính xác mức lương bạn mong muốn.
4. Đưa ra lời phê bình
Đến lúc này thì bạn hãy mạnh dạn phê bình thẳng thắn. Bạn đã có đầy đủ chứng cứ, bạn hoàn toàn có thể thuyết phục nhân viên tin tưởng vào những lời nhận xét của mình. Tuy nhiên, đừng bao giờ quên rằng mục đích quan trọng nhất khi bạn đưa ra lời góp ý là giúp họ hoàn thiện và phát triển mỗi ngày, chứ không phải chỉ trích hay hạ bệ bất kì ai.
Đừng quên thể hiện cảm xúc của bạn đối với những khiếm khuyết của nhân viên, đó có thể là sự thất vọng hay buồn bã… Đấy cũng là một chiêu thức khiến họ cảm thấy có lỗi và nỗ lực cố gắng nhiều hơn để không phụ sự kỳ vọng của bạn.
5. Gợi ý giải pháp
Để tránh lặp lại những sai lầm tương tự và chứng tỏ mình là người lãnh đạo giỏi, bạn nên đưa ra các giải pháp cụ thể cho nhân viên và lắng nghe ý kiến của họ. Dù sao thì giải pháp chỉ thực sự hiệu quả nếu nhân viên cảm thấy dễ dàng thực hiện, chứ không phải gò ép mình theo khuôn khổ mà bạn đã đặt ra. Việc lắng nghe ý kiến của nhân viên sẽ giúp bạn và họ hiểu ra những vấn đề vướng mắc để có thể đưa ra giải pháp một cách rõ ràng, nhanh chóng hơn đấy.
Công việc ngoài có thể giúp tăng thu nhập nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu cảm thấy công việc hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu, bạn có thể tìm đến những Cty tuyển dụng uy tín hoặc khám phá các cơ hội việc làm tại việc làm Bà Rịa, việc làm Đà Nẵng, việc làm Đồng Nai, tìm việc Hà Nam, hoặc tìm việc làm TPHCM để tìm kiếm thêm những lựa chọn phù hợp.
6. Kết thúc vui vẻ
Để không khí cuộc nói chuyện không bị chùn xuống, hãy giúp nhân viên lấy lại tinh thần bằng một lời động viên, khen thưởng. Việc bạn khen thưởng nhân viên sẽ giúp họ cảm thấy tự tin hơn và làm được viêc hiêu quả hơn đấy.
Quan sát biểu hiện của nhân viên xuyên suốt buổi họp là cách tốt nhất để chắc chắn rằng họ không chỉ chú ý đến lời khen mà quên đi lời phê bình của bạn. Và nếu họ mắc phải sai lầm một lần nữa, bạn cần dùng đến những biện pháp mạnh tay.
Khen chê luôn là một phạm trù tế nhị trong giao tiếp, vì thế việc sử dụng nhịp nhàng lời nói trong việc giao tiếp này đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần phải biết mềm mại, khéo léo. Bởi vì điều cuối cùng trong việc khen hay chê cũng chỉ với mục đích cho công việc trôi chảy, thuận lời và đạt kết quả tốt nhất!
Xem thêm: Đồng nghiệp rủ rê làm “job ngoài kiếm thêm”, tôi phải xử trí thế nào đây?
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.