adsads
shutterstock 1377692621
Lượt Xem 5 K

Luôn bình tĩnh và đừng hốt hoảng

Điều đầu tiên bạn cần làm là giữ thái độ bình tĩnh trước tình huống xảy ra. Chỉ khi giữ bình tĩnh, bạn mới có thể đưa ra nhận định và quyết định sáng suốt, đúng đắn. Sếp đổi việc không có nghĩa công việc của bạn cũng sẽ gặp rủi ro, rất có thể bạn sẽ có cơ hội được bổ nhiệm cho chức vụ mà sếp rời bỏ. Vì vậy, bạn cần cẩn trọng, tránh bốc đồng hay hoảng loạn và mâu thuẫn không đáng có, thay vào đó hãy dành thời gian thông suốt về cơ hội thăng tiến trong tương lai gần.

Nghe ngóng, cập nhật thông tin chính xác 

Hãy tự đặt câu hỏi cho sự việc vừa xảy ra: “Tại sao sếp lại đổi việc?”, “Do môi trường làm việc, mâu thuẫn định hướng phát triển với nhà quản lý, hạn chế của nhà lãnh đạo, hay chế độ lương thưởng?”,… Và cũng có thể, tình hình công ty hiện tại đang gặp vấn đề gì, chẳng hạn như kết quả hoạt động kinh doanh đi xuống, đóng cửa một phòng ban, cắt giảm ngân sách hay thậm chí phá sản? 

Chúng ta là cấp dưới và việc nắm bắt rõ tình hình hoạt động công ty thường không chính xác và kịp thời bằng cấp trên, cũng như càng khó thấy được những sai sót, hạn chế từ cấp lãnh đạo. Vì vậy, nếu những lý do nghỉ việc của sếp liên quan đến công ty, bạn cần nghe ngóng và cập nhật thông tin chính xác nhất, từ đồng nghiệp, trưởng phòng,… để dự phòng phương án cho bản thân.

Nếu sếp đổi việc vì những lý do khá cá nhân như quan hệ giữa sếp với ban lãnh đạo, chuyển chỗ ở, tìm kiếm một cơ hội làm việc với chế độ lương thưởng hấp dẫn hơn, văn hoá làm việc không phù hợp với sếp, hay muốn thử sức ở những vị trí khác ở những lĩnh vực khác, thì lúc này cơ hội thăng tiến sẽ mở ra để bạn săn đón. Tại thời điểm này, hãy thể hiện tốt năng lực bản thân, đồng thời tích cực ứng cử cho vị trí cao hơn. Đừng ngần ngại mà hãy nắm bắt vì cơ hội không đến hai lần. 

Thử trò chuyện, chia sẻ riêng tư với sếp

Nếu giữa bạn và sếp tồn tại mối quan hệ thân thiết, gần gũi, việc trò chuyện, chia sẻ riêng, trực tiếp với họ là một gợi ý tuyệt vời. Thay vì tốn thời gian và công sức nghe ngóng, tìm hiểu sự việc thì bạn hoàn toàn có thể nhận được câu trả lời giải đáp cho những thắc mắc của bản thân mình.

Họ sẽ không ngần ngại chia sẻ về những ẩn khuất, tâm sự riêng tư của mình liên quan đến việc nhảy việc và từ đó bạn có thể lựa chọn hướng đi tiếp theo cho mình dựa vào lý do họ rời bỏ công việc. Thêm vào đó, hãy xin họ lời khuyên về vị trí công việc hiện tại của bạn cũng như cơ hội thăng tiến trong tương lai, đồng thời là những đánh giá, nhận xét cá nhân của họ về vị trí họ đảm nhận, về cách làm việc với ban lãnh đạo. Đây là chìa khoá để bạn định hình được tương lai và trang bị sẵn vũ khí bí mật cho chính mình làm tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Luôn hợp tác khi được sếp bàn giao công việc

Thời điểm này, sếp của bạn có thể sẽ bận rộn với những dự định mới, sắp xếp những công việc hiện tại để chuẩn bị chuyển giao cho người khác, và rời bỏ vị trí. Vì vậy, hãy tận dụng cơ hội này để hợp tác, gánh vác trách nhiệm của nhiều dự án, nhiệm vụ. Sếp đổi việc cũng đồng nghĩa với bạn sẽ có sếp mới, bạn sẽ được thăng chức, hoặc bạn cũng có thể bị mất việc. Vậy nên, khi bạn thể hiện rằng bản thân là một người tận tụy, đam mê và tràn đầy tinh thần trách nhiệm, hoàn thành trọn vẹn mọi nhiệm vụ được giao, bạn sẽ tự tạo ra con đường thăng tiến rộng mở cho mình. Tổng quan, điều này sẽ rất có lợi cho bạn.

Không lan truyền tin đồn hay đánh giá mang quan điểm cá nhân

Bạn sẽ có xu hướng bị thu hút bởi những cuộc trò chuyện hội nhóm mang tính chất bàn luận về việc sếp đổi việc. Nghe ngóng thông tin là tốt, nhưng đừng đóng góp quan điểm cá nhân hay những đánh giá, tin đồn thất thiệt vào đó. Hãy ứng xử trung lập và giữ thái độ tích cực, suy nghĩ mọi phương diện để tránh sai sót, đừng đứng về phía cũng đừng chống lại dư luận. 

Hãy tìm kiếm thông tin xác thực và chính xác hơn từ nguồn đáng tin cậy, điều này sẽ giúp bạn đỡ hoang mang và bối rối hơn. Tất cả tin đồn có thể sai lầm và gây hiểu lầm, mang tiếng xấu cho sếp của bạn, và khi họ biết được bạn đóng góp vào đó, họ sẽ cảm thấy rất thất vọng. Nhảy việc là một vấn đề nhạy cảm và không một ai muốn trở thành tiêu điểm cho những cuộc dèm pha, ngồi “bán dưa lê buôn dưa chuột” trong môi trường công sở.

Giữ thái độ tích cực với sếp

Dù sếp đổi việc và không làm việc ở công ty nữa, bạn vẫn có thể giữ liên lạc thường xuyên với họ và nhận được những lời khuyên, tư vấn bổ ích từ họ. Họ là những vị tiền bối đã từng quản lý, giúp đỡ và hỗ trợ bạn trong công việc. Vì vậy, hãy luôn giữ thái độ tích cực, cởi mở và chân thành với sếp. Họ có thể sẽ quý bạn và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho bạn trong tương lai, chẳng hạn như mời bạn đến làm việc ở công ty họ hay giới thiệu vị trí mới đầy hấp dẫn và tiềm năng.

Bên cạnh những rủi ro, sếp đổi việc cũng có thể đem lại những cơ hội tích cực cho bạn nếu bạn biết cách nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh và hành động đúng mực, phù hợp nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn dự trù được những phương án cho bản thân trong tương lai gần và lựa chọn phương án tối ưu nhất cho sự nghiệp của mình.

 

 

>> Xem thêm: Bật mí cách viết email từ chối nhà tuyển dụng sao cho khéo léo

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta làm việc. Những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để bạn, một người đi làm, có thể tận dụng sức mạnh của AI để không chỉ theo kịp mà còn vươn lên trong sự nghiệp?

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ nhận những việc lặp đi lặp lại? Không phải do họ giỏi hơn bạn, mà có thể họ đã biết cách khiến sếp nhìn thấy giá trị đặc biệt của mình. Trở thành “ngôi sao” trong mắt sếp không phải là một phép màu, mà là cả một quá trình xây dựng từ sự tinh tế, khéo léo và nỗ lực thật sự.

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn là nguồn cảm hứng và người dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Tuy nhiên, không ít những nhà quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, vô tình mắc phải sai lầm: biến mình thành những “Forward-ers” – những người chỉ đơn giản chuyển tiếp thông tin, giao việc mà không mang lại giá trị thực sự cho tổ chức hay nhân viên.

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Đó dường như là một phần của “văn hóa hỏi han,” nhất là trong những buổi gặp gỡ gia đình hay họp mặt đầu năm. 

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng sau đó lại bị cuốn vào vòng xoáy công việc hàng ngày và quên mất chúng? Không ít người rơi vào tình huống này, và kết quả là những giấc mơ lớn dần trở thành điều nuối tiếc. Nhưng làm thế nào để giữ vững mục tiêu, kiên trì với kế hoạch của mình và đạt được thành công?

Bài Viết Liên Quan

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta làm việc. Những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để bạn, một người đi làm, có thể tận dụng sức mạnh của AI để không chỉ theo kịp mà còn vươn lên trong sự nghiệp?

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ nhận những việc lặp đi lặp lại? Không phải do họ giỏi hơn bạn, mà có thể họ đã biết cách khiến sếp nhìn thấy giá trị đặc biệt của mình. Trở thành “ngôi sao” trong mắt sếp không phải là một phép màu, mà là cả một quá trình xây dựng từ sự tinh tế, khéo léo và nỗ lực thật sự.

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn là nguồn cảm hứng và người dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Tuy nhiên, không ít những nhà quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, vô tình mắc phải sai lầm: biến mình thành những “Forward-ers” – những người chỉ đơn giản chuyển tiếp thông tin, giao việc mà không mang lại giá trị thực sự cho tổ chức hay nhân viên.

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Đó dường như là một phần của “văn hóa hỏi han,” nhất là trong những buổi gặp gỡ gia đình hay họp mặt đầu năm. 

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng sau đó lại bị cuốn vào vòng xoáy công việc hàng ngày và quên mất chúng? Không ít người rơi vào tình huống này, và kết quả là những giấc mơ lớn dần trở thành điều nuối tiếc. Nhưng làm thế nào để giữ vững mục tiêu, kiên trì với kế hoạch của mình và đạt được thành công?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers