Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào cho khéo? Hãy cùng VietnamWorks tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho tình huống trên ngay nhé!
Làm thêm việc khác ngoài công việc chính có được không?
Theo Luật Lao động 2019, quy định tại Điều 5 cho biết người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc, miễn là không trái với các quy định của pháp luật. Như vậy, người lao động có quyền làm thêm việc ngoài giờ bên cạnh công việc chính thức.
Tuy nhiên, nhiều công ty hiện nay có nêu trong hợp đồng lao động về việc nhân viên của công ty không được phép làm thêm công việc khác ngoài giờ. Vì thế, nếu người lao động đã ký kết thỏa thuận với công ty thì cần tuân thủ cấc nguyên tắc và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nếu trong hợp đồng lao động không có quy định về điều này thì công ty hoàn toàn không có quyền cấm nhân viên làm thêm ngoài giờ.
Những mặt lợi và hại khi làm thêm công việc bên ngoài
Việc làm thêm ngoài giờ có những mặt lợi và hại mà người lao động cần cân nhắc để đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Xét về mặt lợi, làm thêm công việc bên ngoài có thể mang lại những lợi ích như:
- Tăng thu nhập: Việc làm thêm có thể giúp bạn kiếm thêm thu nhập, cải thiện tình hình tài chính cá nhân bên cạnh công việc chính.
- Phát triển kỹ năng: Một công việc làm thêm bên ngoài cũng có thể mang lại cơ hội phát triển kỹ năng mới, giúp bổ sung kinh nghiệm và đồng thời mở rộng mạng lưới quan hệ.
- Đa dạng hóa nguồn thu nhập: Có một nguồn thu nhập phụ ngoài công việc chính có thể giúp bạn giảm bớt rủi ro nếu chẳng may một ngày nào đó bạn mất công việc chính.
- Có sự hứng khởi: Bạn sẽ có thể có cảm giác mới mẻ và hứng khởi khi làm công việc ngoài giờ, đặc biệt nếu nó có liên quan đến sở thích hoặc đam mê của bạn.
Song, bên cạnh những lợi ích như trên thì việc làm thêm ngoài giờ cũng còn tồn tại một số hạn chế bạn nên lưu ý:
- Tốn thời gian và năng lượng: Thay vì nghỉ ngơi sau một ngày đi làm thì việc làm thêm có thể khiến bạn tốn thêm thời gian và năng lượng. Điều này có thể làm cho bạn cảm thấy kiệt sức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống cá nhân cũng như công việc chính.
- Xung đột lịch trình: Đôi khi việc phải giải quyết công việc làm thêm còn tồn đọng có thể bị xung đột với công việc chính và cuộc sống cá nhân của bạn.
- Gia tăng căng thẳng: Việc nhân đôi công việc thay vì nghỉ ngơi có thể làm cho mức độ căng thẳng của bạn tăng lên và dễ dàng gặp áp lực trong mọi tình huống.
- Giảm chất lượng cuộc sống: Nếu làm thêm quá nhiều, bạn có thể không còn thời gian cho gia đình, bạn bè hoặc các hoạt động giải trí hay đầu tư cho bản thân dẫn đến việc giảm chất lượng cuộc sống.
Cách xử lý khi được đồng nghiệp rủ rê làm công việc khác
Quyết định làm thêm công việc bên ngoài nên được xem xét kỹ lưỡng dựa trên tình hình cá nhân, các mục tiêu trong cuộc sống cũng như khả năng chịu đựng của bạn. Việc đồng nghiệp rủ rê bạn làm “job ngoài kiếm thêm” có thể là một cơ hội tốt nhưng cũng có thể đặt bạn vào tình huống khó khăn và đôi khi đối mặt với các rủi ro. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để xử lý tình huống này.
Xem xét quy định của công ty
Trước hết, bạn hãy kiểm tra các quy định và chính sách của công ty về việc làm thêm bên ngoài hay không để tránh các vi phạm pháp lý. Nếu bạn quyết định nhận việc làm thêm, hãy đảm bảo bạn tuân thủ tất cả các quy định và luôn giữ sự minh bạch với công ty và đồng nghiệp.
Xem thêm: Góc tâm sự: “Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc”
Đánh giá rủi ro và lợi ích
Xem xét các rủi ro và lợi ích của việc làm bên ngoài. Những yếu tố quan trọng bạn nên cân nhắc là mức lương, yêu cầu công việc, thời gian cá nhân của bạn, khả năng hoàn thành công việc, sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống và sự ảnh hưởng đến công việc chính. Dựa vào sự cân nhắc đó bạn hãy xem xét xem liệu việc làm thêm này có phù hợp với bạn không.
Thẳng thắn chia sẻ với đồng nghiệp
Nếu bạn không muốn nhận công việc làm thêm, hãy thẳng thắn chia sẻ với đồng nghiệp về những lo ngại và quyết định của bạn. Đừng ngại ngùng khi nói rõ lý do bạn cảm thấy không phù hợp, không thoải mái đối với đề nghị của đồng nghiệp. Tuy nhiên, bạn nên từ chối một cách khéo léo, lịch sự để thể hiện sự tôn trọng đến người đồng nghiệp của mình.
Trong trường hợp bạn không thể đưa ra quyết định hợp lý nhất, bạn có thể tham khảo ý kiến của gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Họ có thể cung cấp cho bạn góc nhìn khách quan hơn và đưa ra những lời khuyên hữu ích.
Tin tức mới về tuyển nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn, … – Xin việc làm nhanh chóng dễ dàng tại VietnamWorks!
Hãy lưu ý rằng quyết định làm “job ngoài” hay không phụ thuộc vào tình hình cụ thể của bạn và các mục tiêu cá nhân. Vì thế bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Điều quan trọng là bạn nên tin tưởng vào quyết định của mình khi dựa trên nhu cầu, mong muốn và sự tự chủ của bản thân.
Nếu bạn đang trong quá trình apply job hoặc tìm kiếm tìm việc bảo vệ hoặc tìm việc làm tạp vụ, việc quản lý thời gian và cam kết có thể trở nên khó khăn hơn khi tham gia các công việc ngoài. Đừng quên chuẩn bị một cv xin việc ấn tượng và hiểu rõ cách tính lương để bạn có thể đưa ra quyết định hợp lý.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.