adsads
CV writing
Lượt Xem 22 K

CV/resume là công cụ vô cùng quen thuộc giúp nhà tuyển dụng đánh giá sơ lược về bạn khi bạn muốn ứng tuyển cho một vị trí công việc mới. Dù phổ biến như vậy, nhưng bạn có chắc là mình biết cách viết CV/resume một cách chuyên nghiệp? Ở phần 1 này, HR Insider sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các nội dung cần có trong CV. Đồng thời sẽ hướng dẫn bạn cách viết các phần Thông tin cá nhân, Giới thiệu bản thân/Mục tiêu nghề nghiệp, Học vấn và Kỹ năng một cách chi tiết để giúp bạn có được bản CV/resume tìm việc chuyên nghiệp nhất.

Cách viết CV/resume chuyên nghiệp

Phân biệt CV và resume

Bạn có biết rằng CV và resume là hai khái niệm khác nhau?

Về cơ bản, cả CV và resume đều là sơ yếu lý lịch tổng hợp các thông tin như thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng làm việc và các thông tin khác liên quan đến chuyên môn của bạn. Tuy nhiên, CV và resume sẽ có những điểm khác biệt nhất định.

  • CV là từ viết tắt của Curriculum Vitae xuất phát từ tiếng La-tinh, có thể được hiểu nôm na là tài liệu chi tiết tổng hợp mọi sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Do đó, CV không có độ dài xác định và thường được dùng để nộp hồ sơ cho các học bổng du học, những khóa tu nghiệp sinh, nghiên cứu sinh hoặc các vị trí giảng dạy tại trường đại học.
  • Resume (résumé), trong khi đó, là bản tóm tắt ngắn gọn học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn. Độ dài lý tưởng của resume là 1-2 trang. Do khả năng làm nổi bật những đặc điểm của ứng viên, resume thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc, giúp nhà tuyển dụng rút ngắn thời gian duyệt hồ sơ mà vẫn không thay đổi hiệu quả công việc.

Mặc dù vậy, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chấp nhận CV và Resume cho cả hai mục đích. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến cách chuẩn bị CV/resume phục vụ cho mục đích tìm việc.

>>> Tạo CV online với thiết kế đẹp mắt trong vòng 3 bước tại đây

Các nội dung cần có trong CV/resume

Một bản CV/resume hoàn chỉnh để nộp hồ sơ xin việc sẽ bao gồm các thông tin sau:

  1. Thông tin cá nhân
  2. Giới thiệu bản thân/Mục tiêu nghề nghiệp/Tóm tắt sự nghiệp
  3. Trình độ học vấn
  4. Kỹ năng
  5. Kinh nghiệm làm việc
  6. Hoạt động ngoại khóa (không bắt buộc)

Thông tin cá nhân (Contact)

Thông tin cá nhân cần có trong CV là các thông tin cơ bản giúp nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn khi cần, bao gồm:

  • Họ tên: Họ và tên đầy đủ của bạn. Nhà tuyển dụng chưa biết bạn là ai, ít nhất hãy giúp họ biết được danh tính của bạn.
  • Email: Địa chỉ email chuyên nghiệp, thường được tạo từ tên của bạn với đuôi email là Gmail. Tránh các địa chỉ thiếu nghiêm túc như biệt danh hoặc sử dụng ngôn ngữ mạng (teen code) như heocon_ng0x, maiyeuminhem, v.v.
  • Số điện thoại: Kiểm tra thông tin cẩn thận, đảm bảo bạn không viết sai hoặc thiếu ký tự.
  • Địa chỉ: Thông tin nơi ở hiện tại của bạn. Bạn không cần “khai báo” cụ thể nơi ở của mình. Thông tin về quận/huyện và thành phố/tỉnh là đủ để nhà tuyển dụng hình dung được địa điểm làm việc thích hợp của bạn. Nếu bạn muốn ứng tuyển cho một công ty ở thành phố/tỉnh khác, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy mong muốn đó của bạn trong cover letter/email (thư xin việc). Hoặc bạn có thể cân nhắc đưa địa điểm làm việc mong muốn vào phần này thay vì địa chỉ nhà của mình.
  • Hình chụp: Hình chân dung nhìn rõ mặt và thể hiện phong thái chuyên nghiệp của bạn. Đây là phần không bắt buộc. Có vài ý kiến cho rằng hình chụp sẽ khiến quyết định của nhà tuyển dụng không còn khách quan nữa. Do đó bạn cần cân nhắc khi đưa thông tin này vào CV/resume của mình.

Cách viết CV/resume chuyên nghiệp

Giới thiệu bản thân (About)/Mục tiêu nghề nghiệp (Career objectives)/Tóm tắt sự nghiệp (Career summary)

Đây là phần không bắt buộc phải có trong CV, thường nằm ngay sau thông tin cá nhân của bạn. Tuy nhiên nó sẽ giúp nhà tuyển dụng có hình dung sơ khởi về bạn, cũng là phần giúp bạn “tô sáng” những điểm đặc sắc về bản thân mà bạn muốn nhà tuyển dụng chú ý.

Khi nào thì nên đưa Giới thiệu bản thân/Mục tiêu nghề nghiệp/Tóm tắt sự nghiệp vào CV? Điều này phụ thuộc vào độ phức tạp trong kinh nghiệm làm việc của bạn. Nếu bạn có quá ít kinh nghiệm, bạn sẽ muốn thêm chút “sắc màu” cho CV/resume để gây ấn tượng hơn. Hoặc nếu kinh nghiệm của bạn phân tán ở quá nhiều lĩnh vực, bạn sẽ muốn “điều hướng” các thông tin này, khiến chúng thống nhất và giúp nhà tuyển dụng “định hình” bạn tốt hơn.

Vì đây là phần chắt lọc những nội dung quan trọng nhất, nên nếu quyết định đưa nó vào CV/resume, bạn nên viết nó sau cùng. Khi đã hoàn tất các phần quan trọng nhất (kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và học vấn), bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát hơn về hồ sơ (profile) của mình. Hãy cố gắng tổng hợp và biên tập những thông tin này một cách cô đọng, súc tích và ấn tượng nhất có thể.

Có nhiều cách giới thiệu bản thân trong CV/resume, nhưng nhìn chung, phần này thường có 3 nội dung chính sau:

  1. Tóm tắt sự nghiệp (chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng, thành tựu)
  2. Mục tiêu nghề nghiệp (đích đến mong muốn của bạn trên con đường phát triển sự nghiệp)
  3. Đặc điểm tính cách trong công việc/phong cách làm việc/vai trò trong nhóm

Tùy thuộc vào mức độ kinh nghiệm trong công việc của bạn, bạn có thể chọn viết một vài hoặc tất cả các nội dung trên.

Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc đang muốn thay đổi nghề nghiệp của mình, một phần Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp nhà tuyển dụng hình dung được định hướng của bạn khi đến với công ty tốt hơn.

Cách viết Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective) trong CV/resume

  • Xác định cụ thể lĩnh vực/chuyên môn và định hướng mà bạn mong muốn phát triển đến (chuyên gia hoặc quản lý), có thể tách thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
  • Tránh đưa ra các mục tiêu chung chung như “Tìm kiếm cơ hội phát triển trong môi trường chuyên nghiệp để nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp”. Đây là những thông tin không hề có giá trị với nhà tuyển dụng mà chỉ tốn không gian CV/resume của bạn.

>>> Tham khảo thêm Bí quyết khiến Mục tiêu nghề nghiệp trong CV  của bạn “tỏa sáng”

Một số mẫu Mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh và tiếng Việt

Mẫu Mục tiêu nghề nghiệp 1
  • Không nên: Xây dựng sự nghiệp với nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp.
    To build a long-term career with opportunities for career growth.
  • Nên: Tôi luôn muốn luôn đi đầu trong các xu hướng thiết kế trong suốt quá trình phát triển sự nghiệp của mình.
    I look forward to staying on the cutting-edge of design trends as I progress throughout my career.
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp 2
  • Không nên: Nâng cao các kỹ năng chuyên môn trong một môi trường ổn định và năng động.
    To enhance my educational and professional skills in a stable and dynamic workplace.
  • Nên: Tôi mong muốn được giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và có cơ hội tiếp xúc với đa dạng các dự án thiết kế khác biệt mà công ty A vẫn luôn tự hào.
    I enjoy creative problem solving and getting exposure on multiple exceptional design projects, of which company A prides itself.

Nếu bạn đã có kha khá kinh nghiệm, đừng chỉ nói về mục tiêu nghề nghiệp của mình mà hãy thêm Tóm tắt sự nghiệp (Career summary) với những điểm nhấn trong chuyên môn và kinh nghiệm vào phần này. Luôn nhớ, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm việc bạn đã làm được gì và sẽ đóng góp ra sao cho công ty hơn là việc bạn muốn và sẽ trở thành ai.

>>> Tham khảo thêm Làm thế nào để mục kỹ năng trong CV thật khác biệt

Cách viết CV/resume chuyên nghiệp

Cách viết Tóm tắt sự nghiệp (Career summary) trong CV/resume

  • Chắt lọc các kinh nghiệm, kỹ năng hoặc thành tựu đắt giá nhất trong mục Kỹ năng và Kinh nghiệm làm việc của bạn và lập thành một danh sách
  • “Tiên đoán” các mong đợi của nhà tuyển dụng thông qua mô tả công việc trên tin tuyển dụng để lựa chọn kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp nhất từ danh sách trên
  • Sử dụng các tính từ hoặc động từ có sắc thái mạnh mẽ và tích cực để mô tả các kỹ năng hoặc thành tựu mà bạn có. Nhà tuyển dụng sẽ đọc và ghi nhớ từ khóa, vậy nên hãy lựa chọn từ khóa ấn tượng.
  • Cụ thể hóa các kinh nghiệm của bạn và thành tích đã đạt được bằng các con số (VD: số năm kinh nghiệm) 
  • Lựa chọn cho mình một danh xưng phù hợp với các kinh nghiệm được liệt kê, ví dụ như Chuyên gia chiến lược truyền thông (Communications strategist), để khiến “chân dung” của bạn sống động hơn

Trình độ học vấn (Education)

Phần Trình độ học vấn bao gồm:

  • Trường đại học/cao đẳng bạn đã học
  • Chuyên ngành học
  • Thời gian tốt nghiệp

Một câu hỏi rất thường hay gặp phải ở phần này là có cần đưa kết quả học tập hoặc điểm trung bình (GPA) vào CV hay không. Câu trả lời phụ thuộc vào 2 điểm sau:

  1. Kết quả học tập của bạn thuộc loại nào: Nếu bạn có điểm trung bình từ 8.0/10 hoặc 3.0/4.0 và chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể cân nhắc đưa kết quả học tập vào CV như một phần tham khảo cho nhà tuyển dụng. 
  2. Công việc có yêu cầu kết quả học tập không: Nếu bạn ứng tuyển cho các công việc thiên về nghiên cứu hoặc học thuật, kết quả học tập chắc chắn là thông tin cần thiết cho nhà tuyển dụng để đánh giá chuyên môn của bạn. Mặt khác, nếu công việc không yêu cầu, hoặc bạn đã đi làm được vài năm, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm tới các kinh nghiệm tích lũy liên quan của bạn hơn.

Kỹ năng (Skills)

Kỹ năng là một trong hai phần quan trọng nhất trong CV/resume của bạn, bên cạnh Kinh nghiệm làm việc. Mục Kỹ năng cho nhà tuyển dụng cái nhìn tổng quan về những kỹ năng mà bạn có, trong khi phần Kinh nghiệm làm việc mô tả chi tiết về cách bạn sử dụng các kỹ năng của mình để đạt được kết quả. Vị trí thích hợp cho mục này là bên dưới phần Giới thiệu bản thân/Mục tiêu nghề nghiệp/Tóm tắt sự nghiệp.

Có 3 loại kỹ năng bạn có thể đưa vào CV/resume:

  1. Kỹ năng cứng (hard skills) là những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. Nhà tuyển dụng thường quan tâm đến các kỹ năng này hơn cả.
  2. Kỹ năng mềm (soft skills) là những đặc điểm/tính cách cá nhân thể hiện phong cách làm việc của bạn
  3. Kỹ năng chuyển đổi (transferable skills) là những kỹ năng có thể sử dụng linh hoạt từ công việc này sang công việc khác. Kỹ năng chuyển đổi đặc biệt hữu ích khi thay đổi nghề nghiệp. Có thể chia kỹ năng chuyển đổi thành 3 nhóm, gồm (1) con người (giao tiếp, đào tạo, dẫn dắt và giám sát), (2) dữ liệu (lưu trữ, khảo sát, chuyển đổi và biên tập) và (3) máy móc/đồ vật (vận hành máy tính/công cụ, lắp đặt và sửa chữa)

Cách viết Kỹ năng trong CV/resume

  • Nhìn vào phần mô tả công việc trong các tin tuyển dụng cho vị trí mà bạn mong muốn, liệt kê những kỹ năng được sử dụng lặp đi lặp lại nhất, tạo thành danh sách (1) theo thứ tự ưu tiên tần suất xuất hiện của mỗi kỹ năng
  • Liệt kê các kỹ năng mà bạn có, lập thành danh sách (2) theo thứ tự ưu tiên các kỹ năng bạn tốt nhất/có nhiều kinh nghiệm nhất 
  • Xác định các kỹ năng trùng khớp giữa 2 danh sách và chọn ra từ 10-15 kỹ năng, các kỹ năng càng ở đầu danh sách càng có giá trị
  • Trình bày các kỹ năng theo dạng danh sách liệt kê đối xứng, có thể chia thành 2 cột (10 kỹ năng) hoặc 3 cột (15 kỹ năng)
  • Các kỹ năng trong cùng một lĩnh vực nên được nhóm lại với nhau

Phần 2 của bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách viết phần Kinh nghiệm làm việc trong CV cũng như thiết kế, bố cục và những điểm cần lưu ý trong để có một bản CV/resume thật chuyên nghiệp.

>>> Xem thêm các bài chia sẻ về chủ đề liên quan:

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

— HR Insider / Theo HBR Ascend —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng biệt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách họ...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Tìm việc hợp ý, hợp cả vị trí với tính năng tìm việc gần bạn trên ứng dụng VietnamWorks

Tìm một công việc lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào mức lương, chế độ hay môi trường làm việc, mà còn nằm ở vị...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không...

Bài Viết Liên Quan

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Tìm việc hợp ý, hợp cả vị trí với tính năng tìm việc gần bạn trên ứng dụng VietnamWorks

Tìm một công việc lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào mức lương, chế độ...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers