• .
adsads
shutterstock 434383288 1
Lượt Xem 2 K

Bạn là sinh viên thiết kế đồ họa vừa mới ra trường? Bạn đang băn khoăn liệu ngành nghề của mình có cần làm CV để ứng tuyển xin việc? Đừng bỏ qua bài viết chia sẻ những thông tin hữu ích về CV thiết kế đồ họa cho sinh viên mới ra trường sau đây nhé!

Sinh viên thiết kế đồ họa có cần làm CV không?

80% ấn tượng ban đầu đến từ lần tiếp xúc đầu tiên cũng giống như việc nhà tuyển dụng bị thu hút bởi CV của bạn. Do đó, bất cứ ngành nghề nào cũng cần có CV nếu muốn ứng tuyển xin việc. Sinh viên ngành thiết kế đồ họa cũng không phải là một ngoại lệ. Thậm chí, do đặc trưng ngành nghề mà CV thiết kế đồ hoạt còn đòi hỏi nhiều điểm khác biệt hơn CV thông thường nếu muốn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng

Thay vì chọn phần mềm soạn thảo Word Office bình thường, sinh viên ngành thiết kế đồ hoạt biến CV của mình thành một tác phẩm nghệ thuật bằng cách sử dụng các phần mềm như Photoshop, InDesign hay Illustrator, sau đó lưu CV lại dưới định dạng PDF để thể hiện kỹ năng thiết kế của mình. Thông qua các thiết kế này, bước đầu nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được kỹ năng của bạn.

Nhân viên thiết kế đồ hoạ cần có những hạng mục gì trong CV?

Dù yêu cầu đối với CV thiết kế đồ họa có sự hơn hẳn so với các ngành nghề khác nhưng nội dung các hạng mục vẫn không hề thay đổi. Nhìn chung, CV thiết kế đồ họa cần có các hạng mục như sau: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khóa (nếu có), kỹ năng và thành tích.

Việc chia các hạng mục CV như trên sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng và nhanh chóng hình dung được các thông tin cơ bản của ứng viên. Họ sẽ không có thời gian đọc kỹ từng dòng bạn đề cập trong CV giữa hàng nghìn CV ứng viên khác nhau.

Hướng dẫn chi tiết cách viết trong CV thiết kế đồ họa

Thông tin cá nhân: Phần cung cấp các thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, ngày sinh, số điện thoại, email để nhà tuyển dụng liên lạc với bạn khi nhận thấy phù hợp.

Mục tiêu nghề nghiệp: Phần viết nội dung ngắn gọn và ý nghĩa nhất về định hướng làm việc ngắn hạn hoặc dài hạn của bạn trong tương lai. Với CV thiết kế đồ họa, bạn nên nhấn mạnh vào tinh thần sáng tạo và tư duy tiếp nhận những ý tưởng mới trong thiết kế.

Học vấn: Phần cung cấp thông tin về bằng cấp của bạn. Nhiều vị trí thiết kế hiện nay không chú trọng và phân biệt loại bằng cấp. Tuy nhiên, nếu bạn được đào tạo bài bản từ môi trường danh tiếng thì đây vẫn là lợi thế hơn hẳn các ứng viên khác.

Kỹ năng: Phần cung cấp nội dung các kỹ năng thiết kế hoặc phần mềm thiết kế có thể sử dụng thành tạo.Ví dụ: Photoshop, AI… Ngoài ra, bạn cũng có thể nêu tên một số tác phẩm cá nhân nổi bật của bản thân đã thực hiện.

Kinh nghiệm làm việc: Phần cung cấp kinh nghiệm làm việc thực tế để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực thực sự của ứng viên. Với sinh viên mới ra trường chưa cho kinh nghiệm, bạn có thể liệt kê những tác phẩm đã thực hiện tại trường hoặc các hoạt động cộng đồng nếu có.

Hoạt động ngoại khóa: Phần đề cập đến các hoạt động ngoại khóa bạn đã tham gia nếu có. Đây có thể là hoạt động ngoại khóa ở bất kỳ tập thể nào hoặc hoạt động thiện nguyện bạn đã từng tham gia để ghi điểm với nhà tuyển dụng về sự năng động của bạn.

Thành tích: Phần liệt kê các thành tích nổi bật của cá nhân để gây ấn tượng trong số vô vàn ứng viên khác. Với sinh viên mới ra trường, bạn có thể liệt kê thành tích về điểm số hoặc các giải thưởng thiết kế phong trào mà bản thân đã tham gia

Sinh viên thiết kế đồ họa thường cho rằng ngành nghề của mình ứng tuyển xin việc không cần CV như các ngành khác. Suy nghĩ sai lầm này sẽ vô tình khiến các bạn đánh mất đi cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Hy vọng bài viết chia sẻ về CV thiết kế đồ họa này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV cho Thiết Kế Đồ Họa

Bạn có biết rằng tỉ lệ chọi trung bình cho một vị trí là 1/6. Điều đó đồng nghĩa rằng, bạn cần vượt qua ít nhất 6 người để có thể có cơ hội được phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Vậy nên tạo CV là một trong những kĩ năng bạn nhất định phải biết. Nếu bạn muốn làm CV ấn tượng nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo WowCV – một tính năng mới được Vietnamworks ra mắt sẽ hỗ trợ bạn tạo CV chuyên nghiệp giúp bạn dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của các nhà tuyển dụng.

  • Thực hiện NHANH CHÓNG với mẫu CV đa dạng, phù hợp cho nhiều ngành nghề/ lĩnh vực
  • TIỆN LỢI trong sử dụng và tìm việc với tính năng chỉnh sửa nội dung trực tiếp, tự động cập nhật thông tin thông qua tài khoản trên VietnamWorks.
  • Hoàn toàn MIỄN PHÍ và không dính logo thương hiệu, tương thích với mọi nền tảng tuyển dụng trực tuyến khác nhau

Cùng trải nghiệm tạo CV TẠI ĐÂY nhé!

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tối ưu lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển cùng VietnamWorks AI

Trong hành trình tìm việc, có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao hồ sơ của mình lại không được chú ý?”. Khi mỗi tin tuyển dụng được đăng lên, có thể thu hút hàng chục, thậm chí hàng trăm hồ sơ ứng tuyển, việc CV của bạn có thể bị lu mờ giữa “rừng” ứng viên tài năng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không được chuẩn bị kỹ. Chính vì vậy, sở hữu một CV ấn tượng không chỉ là lợi thế, mà còn là yếu tố quyết định để bạn tiến gần hơn đến cánh cửa sự nghiệp mong muốn.

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Người có EQ cao không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng nhẫn nhịn trong công việc

Trong môi trường công việc, EQ (chỉ số cảm xúc) ngày càng được coi trọng như một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và khả năng hòa nhập của mỗi người. Những người có EQ cao thường được đánh giá là biết kiểm soát cảm xúc, thấu hiểu người khác và xử lý các tình huống khó khăn một cách khéo léo. Tuy nhiên, không ít người nhầm lẫn rằng, để thể hiện EQ cao, lúc nào cũng cần nhẫn nhịn, im lặng chịu đựng trước những bất công hay mâu thuẫn trong công việc. Thực tế, EQ cao không đồng nghĩa với việc chấp nhận mọi điều mà không có sự phản kháng. Vậy người có EQ cao nên hành xử thế nào để vừa giữ hòa khí, vừa bảo vệ được quyền lợi của mình?

Đối phó với đồng nghiệp "có tật" hay soi màn hình máy tính

Trong môi trường làm việc hiện đại, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một không gian làm việc hiệu quả và thoải mái. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ, nhất là khi có những thói quen không mấy dễ chịu, chẳng hạn như việc nhìn màn hình máy tính của người khác. Đây là một hành vi có thể vi phạm quyền riêng tư và gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc chung. Vậy làm thế nào để đối phó với những đồng nghiệp có thói quen này? Bài viết sẽ phân tích nguyên nhân và đưa ra các giải pháp giúp xử lý tình huống một cách hiệu quả và tế nhị.

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy thường nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo hết tiền giữa tháng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chi tiêu thông minh để sống thoải mái mà không rơi vào vòng xoáy thiếu thốn.

Bài Viết Liên Quan

Tối ưu lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển cùng VietnamWorks AI

Trong hành trình tìm việc, có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao hồ sơ của mình lại không được chú ý?”. Khi mỗi tin tuyển dụng được đăng lên, có thể thu hút hàng chục, thậm chí hàng trăm hồ sơ ứng tuyển, việc CV của bạn có thể bị lu mờ giữa “rừng” ứng viên tài năng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không được chuẩn bị kỹ. Chính vì vậy, sở hữu một CV ấn tượng không chỉ là lợi thế, mà còn là yếu tố quyết định để bạn tiến gần hơn đến cánh cửa sự nghiệp mong muốn.

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Người có EQ cao không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng nhẫn nhịn trong công việc

Trong môi trường công việc, EQ (chỉ số cảm xúc) ngày càng được coi trọng như một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và khả năng hòa nhập của mỗi người. Những người có EQ cao thường được đánh giá là biết kiểm soát cảm xúc, thấu hiểu người khác và xử lý các tình huống khó khăn một cách khéo léo. Tuy nhiên, không ít người nhầm lẫn rằng, để thể hiện EQ cao, lúc nào cũng cần nhẫn nhịn, im lặng chịu đựng trước những bất công hay mâu thuẫn trong công việc. Thực tế, EQ cao không đồng nghĩa với việc chấp nhận mọi điều mà không có sự phản kháng. Vậy người có EQ cao nên hành xử thế nào để vừa giữ hòa khí, vừa bảo vệ được quyền lợi của mình?

Đối phó với đồng nghiệp "có tật" hay soi màn hình máy tính

Trong môi trường làm việc hiện đại, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một không gian làm việc hiệu quả và thoải mái. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ, nhất là khi có những thói quen không mấy dễ chịu, chẳng hạn như việc nhìn màn hình máy tính của người khác. Đây là một hành vi có thể vi phạm quyền riêng tư và gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc chung. Vậy làm thế nào để đối phó với những đồng nghiệp có thói quen này? Bài viết sẽ phân tích nguyên nhân và đưa ra các giải pháp giúp xử lý tình huống một cách hiệu quả và tế nhị.

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy thường nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo hết tiền giữa tháng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chi tiêu thông minh để sống thoải mái mà không rơi vào vòng xoáy thiếu thốn.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers