adsads
Lượt Xem 17 K

Cùng tìm hiểu ngay cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm cho sinh viên mới ra trường để “đầu xuôi đuôi lọt” nhé!

Làm thế nào để “ghi điểm”?

Trong ngày đầu đi làm, chắc hẳn bạn sẽ được đi tham quan công ty, đồng thời chào hỏi, làm quen với các bộ phận, đồng nghiệp mới. Hoặc với một số doanh nghiệp, bạn phải tự chào hỏi và kết nối với mọi người. Dù là gì đi nữa, thì bạn cũng cần phải biết được cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm để gây ấn tượng thật tốt.

Cách giới thiệu bản thân ấn tượng trong ngày đầu đi làm cho sinh viên mới ra trường

Chuẩn bị sẵn nội dung cần nói

Ấn tượng đầu tiên là điều rất quan trọng vì thế để không bị bối rối và ấp úng, vì vậy bạn hãy chuẩn bị trước những gì bạn cần nói, luyện tập tại nhà suôn sẻ. Cần lưu ý nội dung giới thiệu, đừng nói những lời sáo rỗng, lan man, mà cần tập trung vào những thông tin chính như tên tuổi, sở thích, vị trí đảm nhận, bày tỏ mong muốn khi làm việc trong môi trường mới.

Chẳng hạn như: Xin chào mọi người, em tên là Trần Ngọc Linh Châu, em 25 tuổi, tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán tại trường Đại học Văn Lang. Hiện tại em là nhân viên Kế toán chuyên bộ phận kho ạ. Em còn khá ít kinh nghiệm nên mong rằng thời gian tới sẽ được mọi người giúp đỡ thật nhiều ạ. Ngoài ra, em còn một vài sở trường như hát, nhảy và MC, hy vọng em sẽ được đóng góp và giao lưu trong các chương trình của công ty ạ. Em xin cảm ơn”.

Luôn cười rạng rỡ và thể hiện phong thái tự tin

Yếu tố quan trọng giúp cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm trở nên ấn tượng chính là bạn phải thật sự tự tin và tươi vui. Bởi khi bạn tự tin, bạn sẽ thu hút hơn và mọi người sẽ lắng nghe những điều bạn nói. Có thể, bạn giới thiệu ngắn gọn nhưng miệng vẫn luôn cười và cơ thể thật tự nhiên. Hãy thư giãn, không căng thẳng để tạo cảm giác gần gũi đến với mọi người, những đồng nghiệp sẽ gắn bó với bạn trong thời gian tới.

Ngoài ra, bạn cũng cần nói to, rõ, dứt khoát, không nên nói quá nhỏ hay có những cử chỉ quá đà. Bạn cũng nên nhớ rằng, đừng vì quá tự tin mà thể hiện những thành tích nổi trội mình đã đạt được. Sẽ không ai muốn nghe bạn “phô trương” những việc trước đây, điều họ quan tâm là sắp tới bạn làm được những gì. Vì vậy, nếu bạn giỏi giang, chắc chắn không thiếu cơ hội để bạn chứng minh bản thân mình.

Ví dụ: Em chào tất cả các anh chị! Em tên là Nguyễn Vân Phúc. Em là nhân viên Design thuộc phòng Marketing. Em là sinh viên vừa ra trường, tốt nghiệp Đại học BKL, chuyên ngành ABC. Em rất vui khi được trở thành một thành viên của công ty và nơi đây cũng là công việc đầu tiên của em. Em cảm thấy rất vinh dự khi được làm quen với mọi người, em mong anh chị sẽ giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong thời gian tới ạ. Em xin cảm ơn!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Sunlife tuyển dụng, tuyển dụng Chubb, FWD tuyển dụng, Bảo hiểm Bảo Việt tuyển dụng, …

Đừng khoác lác

Thành tích là một trong những yếu tố quan trọng để minh chứng khả năng của bản thân. Tuy nhiên, bạn hãy sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và và đừng bao giờ khoác lác thành tích của bản thân. Vào môi trường làm việc, khả năng của bạn được thể hiện qua hành động chứ không phải bằng lời nói. 

Việc tập trung vào các thành tích trong cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm cho sinh viên mới ra trường còn có thể khiến nhiều người mất cảm tình với bạn. Phần giới thiệu dài dòng sẽ khiến câu chuyện lan man và chán nản. Vì thế, hãy giới thiệu ngắn gọn và thể hiện sự hết mình trong công việc, để mọi người tự nhìn thấy thành tích và năng lực của bạn. 

Tránh sử dụng từ ngữ tiêu cực

Đương nhiên rằng, ngày đầu tiên bắt tay vào một môi trường mới, đồng nghiệp mới, bất kỳ ai cũng đều có cảm giác lo lắng, hồi hộp. Những lúc thế này cảm xúc của bạn rất dễ lấn át, khiến bạn trở nên căng thẳng và vạ miệng nói ra những từ ngữ tiêu cực hay không đúng ngữ cảnh. Điều này sẽ khiến ấn tượng ban đầu của bạn không được tốt, thậm chí, nó có thể trở thành “huyền thoại” được nhắc mãi mỗi khi có màn chào hỏi của nhân viên mới. Vì thế, hãy thật sự bình tĩnh và chú ý ngôn từ của mình nhé!

>>>Xem thêm: Khám phá tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng thực tiễn

Cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm cho sinh viên mới ra trường 

Mẫu 1

Em xin chào tất cả các anh chị! Em tên là Cao Minh Trình. Em là nhân viên fulltime mới của phòng kế toán. Em sinh năm 2001, đã theo học xong chuyên ngành kế toán của trường Đại học A. Được trở thành một thành viên của công ty nói chung và phòng kế toán nói riêng, em cảm thấy rất vinh dự. Em mong các anh chị sẽ giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong thời gian thử việc tới ạ. Em xin chân thành cảm ơn!

Mẫu 2

Chào mọi người, em là Cao Minh Trình. Em là nhân viên mới đến từ phòng Hành chính nhân sự. Em sinh năm 1998. Với  kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực hành chính, em mong rằng có thể chia sẻ về kinh nghiệm của mình trong công việc, đồng thời học hỏi được thêm nhiều điều từ mọi người ạ. Em đã được nghe về thành tích nổi bật của phòng Hành chính nhân sự, hy vọng rằng trong thời gian tới em sẽ nhận được sự giúp đỡ từ anh chị. Chúc phòng chúng ta sẽ vượt chỉ tiêu trong quý này. Em xin cảm ơn!

Cách giới thiệu bản thân qua email

Ở một số doanh nghiệp, khi nhân viên mới đi làm ngày đầu họ sẽ giới thiệu chung một lần, đồng thời gửi kèm email giới thiệu cho các thành viên trong phòng ban và các bộ phận liên quan. Lúc này thay vì im lặng, bạn nên trả lời email để tỏ thái độ tôn trọng mọi người và “chớp thời cơ” để giới thiệu bản thân tốt hơn.

Xem thêm tuyển dụng phổ biến từ các thương hiệu: tuyển dụng Bách Hóa Xanh, Lalamove tuyển dụng, Ministop tuyển dụng, hay Coca Cola tuyển dụng.

Lưu ý khi viết email giới thiệu bản thân ngày đầu đi làm

Vậy làm sao để gây ấn tượng? Cùng tham khảo cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm cho sinh viên mới ra trường qua email ở phần bên dưới nhé.

Tiêu đề rõ ràng

Tiêu đề email là phần đầu tiên mà đồng nghiệp nhìn thấy. Vì thế, bạn hãy đặt một tiêu đề thật rõ ràng để tạo ấn tượng tốt với mọi người. Với email giới thiệu bản thân, bạn chỉ cần một tiêu đề đơn giản theo cú pháp: [Họ và tên] – Thư giới thiệu

Lời mở đầu trang trọng

Nhiều người cho rằng có thể tạo sự thân thiện với đồng nghiệp bằng cách chào như đang nhắn tin với bạn bè. Tuy nhiên, quan điểm này không đúng, bởi hình thức giới thiệu này không tạo ra sự gần gũi mà còn khiến bạn trở thành người thiếu chuyên nghiệp. Vì thế, trong cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm cho sinh viên mới ra trường, bạn hãy bắt đầu bằng một câu chào trang trọng: Dear (tên một tập thể),

Nội dung cần thiết trong thư

Ở phần này, bạn không cần phải cầu kỳ, dài dòng mà chỉ cần nêu ra những thông tin cơ bản về bản thân, lí do viết bức thư này và một số mong muốn khi làm việc chung. Nội dung có thể giống với khi bạn giới thiệu trực tiếp nhưng khi gửi email bạn nên chuyển thể sang văn viết, dùng từ một cách trang nhã hơn. 

Kết thư

Cuối email giới thiệu luôn là lời cảm ơn mọi người đã dành thời gian để đọc lá thư giới thiệu của bạn. Đây là điều cơ bản cần làm trong khi gửi bất kỳ email nào, và là phép lịch sự tối thiểu giúp tăng cơ hội nhận được phản hồi và tạo ấn tượng tốt với mọi người. 

Ở phần kết thư, bạn chỉ cần nêu ngắn gọn, súc tích như: “Cảm ơn các anh/chị đã bớt chút thời gian quý báu của mình để đọc email này.” Và sau lời cảm ơn, bạn hãy kết thúc email bằng một lời chào lịch thiệp “Trân trọng” nhé.

Những địa điểm như việc làm quận 12, việc làm quận 2, việc làm quận 7 Nhà Bè, việc làm quận 9, và việc làm Thủ Đức cũng được đăng tuyển nhiều tại VietnamWorks. Xem ngay!

Mẫu email giới thiệu bản thân

những Mẫu email giới thiệu bản thân

Mẫu email giới thiệu bản thân

Những mẫu email giới thiệu bản thân

Mẫu email giới thiệu bản thân

Trên đây, là hướng dẫn cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm cho sinh viên mới ra trường. Hy vọng, bạn sẽ có được một màn “chào sân” chuyên nghiệp, ấn tượng trong mắt mọi người.

Tham khảo các vị trí sau:

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ nghỉ lễ khiến tinh thần làm việc của bạn bị suy giảm. Vậy làm sao để giữ vững phong độ và duy trì động lực làm việc, đạt được mục tiêu cuối năm mà vẫn giữ được sức khỏe và tinh thần lạc quan? 

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ nghỉ lễ khiến tinh thần làm việc của bạn bị suy giảm. Vậy làm sao để giữ vững phong độ và duy trì động lực làm việc, đạt được mục tiêu cuối năm mà vẫn giữ được sức khỏe và tinh thần lạc quan? 

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers