adsads
hoi ung vien quoc dan chung toi khong co ca ngay chi de cho doi ban dau 3
Lượt Xem 4 K

 

Từ những câu chuyện dở khóc dở cười…

Không riêng một ai, một trong những phản ứng chung nhất của mọi ứng viên khi nhận được cuộc gọi mời đi phỏng vấn là sự “niềm nở, nhiệt tình vô bờ bến”. Cái gật đầu vô điều kiện nhanh chóng trở thành những cuộc gọi “bặt vô âm tín” khi mỗi cuộc gọi nhắc nhở đến giờ hẹn đều y như rằng nhận được ngay 1 điệu quen thuộc: “Thuê bao quý khách vừa gọi hiện tại không liên lạc được…”

Có nhà tuyển dụng trong ngành chia sẻ rằng: “Nhiều ứng viên khi chúng tôi liên hệ đều đồng ý hẹn ngày phỏng vấn. Thế nhưng, đến giờ hẹn lại không thấy người đâu, điện thoại thì họ không nghe máy hay tắt máy. Thậm chí, có ứng viên khi nghe máy liền trả lời không muốn đến phỏng vấn, tìm việc nữa. Những lúc như thế, ban quản trị công ty luôn than phiền chúng tôi làm mất thời gian của họ. Điều này sẽ khiến cấp trên đánh giá không tốt về bộ phận của tôi.” 

Đến câu chuyện “chết vì sự thiếu chuyên nghiệp” 

Văn hoá công sở mỗi nơi dù có khác nhau, song sự chuyên nghiệp và chỉn chu luôn là nền móng cho hành vi và thái độ của mọi người. Điều đó được thể hiện thông qua cuộc hẹn gặp mặt đầu tiên giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Trễ hẹn đã là một điểm trừ lớn, huỷ hẹn phút chót mà không rõ lý do thì xem như bạn đã đánh mất cơ hội việc làm của mình, bất kể lý do của bạn có hợp lý hay không. Chúng tôi tôn trọng bạn, nhưng liệu có nhận lại được sự tôn trọng xứng đáng từ những ứng viên? 

Để có được một cuộc hẹn phỏng vấn thành công, chúng tôi đã phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Đó là những bản kế hoạch chi tiết, những bộ câu hỏi phù hợp với từng ứng viên theo sát bản CV đã được phân tích trước. Nếu như ứng viên hẹn rồi không tới thì xem như công cốc!

 

Ngoài ra, việc phỏng vẫn cũng đã nằm trong kế hoạch việc làm, trong đó, có phần công việc phỏng vấn ứng viên. Vậy thì khi bị cho leo cây, liệu bạn có đang góp phần “lãng phí” thời gian làm việc quý giá của chúng tôi? Đó là còn chưa kể tới việc tiêu tốn kinh phí tuyển dụng của công ty. Cứ mãi tuyển dụng và bị leo cây như vậy, còn đâu uy tín của người làm tuyển dụng trong con mắt đánh giá của ban lãnh đạo công ty. 

Thất hẹn không chỉ khiến nhà tuyển dụng có thái độ khó chịu, bức xúc mà còn đẩy những người “săn người” như chúng tôi vào tình huống không kém phần rắc rối: bị cấp trên la mắng, đánh giá thấp, bỏ mất một số ứng viên tiềm năng vì lỡ gửi email từ chối và phải bắt đầu tuyển dụng lại từ con số 0 tròn trĩnh.

Tìm đâu cho được giải pháp, người ơi? 

Chuyện nghề thì muôn hình vạn trạng, khóc cười có đủ nhưng vì đam mê với nghề, những người làm công ăn lương như tôi vẫn phải “thêm nhiều lần tin” để tìm ra người tài cho doanh nghiệp. Họ cũng muốn được công nhận ứng viên thông qua năng lực và kỹ năng giao tiếp xã hội nhưng không có “đi” thì làm sao có “lại”. 

Gửi đến các ứng viên “tài năng”: Dù bạn là ai, ứng tuyển ở đâu, nếu không đến được cũng nên báo nhà tuyển dụng một câu. Gửi một tin nhắn, hay soạn một email không mất quá nhiều thời gian của bạn. Không hợp tác làm việc được, bạn cũng nên để lại một ấn tượng đẹp với công ty. Hãy thể hiện tác phong chuyên nghiệp và đừng để nhà tuyển dụng phải chờ đợi. Thái độ vẫn là tiên quyết cho năng lực nhé. 

Còn đối với những nhà tuyển dụng khác, khi gửi lời mời cho các ứng viên, hãy đảm bảo có đủ các thông tin cần thiết. Hãy giải đáp những thắc mắc của ứng viên về địa điểm, công việc… để họ biết được họ có phù hợp với công ty bạn hay không.

Một bản mô tả công việc chi tiết và đầy đủ là tất cả những gì một người ứng viên cần. Ngoài ra, hãy liệt kê những ứng viên cho bạn “leo cây” vào danh sách đen, để phòng trường hợp bạn gặp lại ứng viên này và lại mất thời gian trong công tác tuyển dụng.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers