• .
adsads
4 1200x900 3
Lượt Xem 5 K

Hội chứng “burn-out” được ví như cơn cháy rừng nghiêm trọng. Ngọn lửa này dễ dàng lây lan và ảnh hưởng tập thể làm việc tại một phòng ban, và kết quả tệ nhất của hội chứng này chính là sự quyết định nghỉ việc, rời bỏ tổ chức của những nhân viên kì cựu và có chuyên môn cao. 

Các nhà quản lý thường có xu hướng mắc sai lầm trầm trọng trong vấn đề này, các bạn nghĩ rằng đây đó điều hiển nhiên mà các nhà quản lý luôn phải đối mặt. Trên thực tế, “Burn-out” (Triệu chứng cháy sạch) đã được nhắc đến như một hội chứng khó kiểm soát.

Bạn cố gắng theo kịp khối lượng công việc của mình và luôn trong tư thế sẵn sàng để hỗ trợ đội nhóm. Đó là việc làm cao cả, nhưng làm việc 15 giờ mỗi ngày sẽ không khiến bạn trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn. Cuối cùng, không ai làm việc tốt nhất khi bị căng thẳng quá mức. Vậy cách đối phó với triệu chứng này là gì? Hãy cùng nhau tìm câu trả lời dưới đây.

Làm thế nào để nhận biết bạn mắc phải hội chứng “Burn-out” ?

Kiệt sức trong công việc là một loại căng thẳng đặc biệt – một trạng thái kiệt quệ về thể chất hoặc tinh thần liên quan đến cảm giác, giảm khả năng hoàn thành công việc và đôi khi đánh mất bản sắc cá nhân. Để kiểm tra bạn có đang mắc hội chứng Burnout hãy trả lời 3 câu hỏi dưới đây do WHO kiểm chứng và xác nhận: 

    • Bạn có đang cảm thấy kiệt sức về mặt tâm lý hay thể chất không? 
    • Bạn có cảm thấy tiêu cực về vai trò hiện tại của mình và cả tập thể không? 
    • Hiệu quả công việc bạn làm có bị giảm không?
    • Bạn có đang sống trong lo âu liệu mình nên tiếp tục công việc hay chấm dứt?

Bên cạnh đó, ta còn thấy những dấu hiệu khác bao gồm: Bạn đang cảm thấy tham vọng nhiều hơn trước? Những mâu thuẫn trong tâm trí bắt đầu xuất hiện, bắt đầu thờ ơ với bản thân, bỏ quên những giá trị khác trong cuộc sống, hạn chế cách tiếp xúc, hay nóng giận, buồn phiền thất vọng và kiệt sức. Nếu bạn đang thực sự cảm thấy mình có hai đến bốn điều trên thì bạn đang nằm trong những người bị hội chứng “Burn-out” này đấy.

Ngăn chặn trước khi cơn cháy rừng lây lan

Học cách nói “Không”

Một nhà quản lý thông minh là người biết giao việc cho người khác, nếu bạn đang cảm thấy lượng công việc quá tải thì hãy dành một chút thời gian để sắp xếp lại công việc của mình. Học cách sử dụng công cụ lên kế hoạch hiệu quả, hoặc bất cứ một cách làm nào khiến bạn cảm thấy công việc được sắp xếp gọn gàng giống như việc sử dụng Pomodoro để có nhiều phút giây thư giãn cho bản thân.

Bật mí: Pomodoro (Phương pháp quả cà chua) là 1 phương pháp quản lí thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung trong công việc được giới thiệu bởi Francesco Cirillo – CEO của 1 công ty phần mềm người Italia vào năm 1980. 

Sau khi bạn đã có một chu trình làm việc rõ ràng, có mục tiêu mong muốn đạt được thì cách bạn làm việc sẽ thông thái hơn. Điều quan trọng hơn bạn sẽ biết nói “KHÔNG” với công việc chưa cấp thiết và quan trọng trong thời điểm hiện tại. 

Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi nói “KHÔNG”, từ đó bạn nhận ra rằng sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những công việc rất quan trọng khác. Chắc chắn, bạn cảm thấy vui khi có email đến rồi gửi đi và gạch nó ra khỏi danh sách việc cần làm của mình – nhưng liệu những hành động đó có thực sự mang lại hiệu quả công việc của bạn không? Chắc là không. Vì vậy, lần tới khi có một việc đột xuất nào đó, bạn nên sắp xếp nó theo phương pháp:

Quan trọng – Khẩn cấp; Quan trọng – Không khẩn cấp; Không quan trọng – Khẩn cấp; Không quan trọng – Không khẩn cấp

Điều tiết mật độ dày đặc của các cuộc họp 

Bạn biết rằng quá nhiều cuộc họp có thể giết chết năng suất làm việc của bạn, nhưng đôi khi bạn hãy thử suy nghĩ và cân nhắc, có nhất thiết là mình tham gia thì mới đạt kết quả không? Là một người quản lý, nếu bạn không thể nhìn ra được câu trả lời cho vấn đề này, thì bạn khó có thể hoàn thành bất kỳ công việc nào khác.

Trước khi trả lời, hãy tự hỏi bản thân – đã có kế hoạch làm việc rõ ràng về những mục tiêu cần đạt được trong buổi họp chưa? Bạn có phải là người phù hợp nhất để gia tăng hiệu quả trong cuộc họp này không? Liệu những vấn đề trong buổi họp này có thể giải quyết nhanh chóng qua email hoặc messenger được không? Nếu những điều trên thực sự chưa cần thiết, thì cuộc họp có lẽ không phải là điều bạn cần làm trong chính thời điểm đó.

Ngược lại khi đã xác định được mức độ quan trọng của cuộc họp này, hãy tập trung hết mức bằng cách đặt ra những mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời hạn nhất định. Bằng cách này, bạn sẽ giảm được thời gian vô nghĩa. Nếu bạn cần quyết định điều gì đó, hãy làm nó thật minh bạch trong kế hoạch làm việc của buổi họp đó.

Thường xuyên kiểm tra lịch trình

Sẽ rất hữu ích nếu bạn dành một chút thời gian để kiểm tra lịch trình làm việc mỗi ngày. Có thể những cuộc họp quan trọng – khẩn cấp đã được xử lý hoặc đối tác của bạn có việc đột xuất, thời gian rảnh khoảng 5-10 phút bạn có thể làm điều đó, nó giúp bạn giảm tải lượng công việc trong ngày. 

Bạn cũng nên nghĩ đến việc dành thời gian cho một số dự án nhất định mà không nhất thiết phải triển khai các cuộc họp – cho dù đó là thông tin tuyển dụng hay sửa chữa điều hoà công ty. Nếu không sắp xếp được thứ tự ưu tiên cũng như lịch trình cụ thể cho bất kỳ công việc nào đó, bạn sẽ bị cuốn vào vòng xoáy công việc và không có thời gian cho những công việc cấp bách khác. 

Dừng trả lời các Email không nằm trong phạm vi công việc

Chắc chắn rằng trong hộp thư của bạn sẽ có rất nhiều email gửi đến khi bạn là người quản lý. Vì vậy, nếu bạn đang trong tình trạng quá tải với việc trả lời các email không nằm trong phạm vi công việc, thì bây giờ đã đến lúc bạn nên dừng việc đó lại. Hãy sắp xếp và phân loại các thư mục trong email như “ưu tiên”, “không quan trọng”, việc này sẽ giúp não bạn hoạt động và xử lý tình huống công việc linh hoạt hơn. Còn khi mà các email “không liên quan” không còn được hiển thị trong danh sách “việc cần làm” của bạn, bạn sẽ không còn phải bận tâm đến nó nữa.

Nhiều người sử dụng Trello và đặt tên các danh mục như “Công việc”, “Giải trí”, “Metime”, “ Cuộc họp”, để nó luôn hiện hữu và giúp bạn sắp xếp tất cả những công việc theo một chu trình hiệu quả mà vẫn có thời gian cho chính bản thân mình, gia đình, hoặc nhũng dự định ấp ủ của riêng bạn. 

Kết luận

Hội chứng “Burn-out” đã và luôn hiện hữu trong mỗi người, nhưng cách bạn tiết chế và chuyển hứng mức độ ảnh hưởng của nó là hoàn toàn khả thi. Mong rằng qua bài viết, HR Insider đã giúp bạn có cái nhìn tổng quá và tích cực hơn trong việc ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực của hội chứng này đến hiệu suất làm việc của bạn.

>> Xem thêm: Liệu cuộc chiến giữ nhân tài còn hiệu nghiệm trong thời kỳ đại dịch?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Generali Việt Nam nỗ lực cho mục tiêu cao nhất: Nguồn nhân lực hạnh phúc

Generali Việt Nam là thành viên của Generali, tập đoàn bảo hiểm và quản lý tài sản hàng đầu thế giới đến từ Italia. Với...

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên chưa thể tăng lương..." - Câu nói quen thuộc mà...

Dự báo công việc tháng 11 của các con giáp: Ai sẽ cần cẩn thận, ai sẽ khởi sắc hanh thông?

Bạn cần cẩn trọng trong công việc hay sự nghiệp khởi sắc hanh thông vào tháng 11 này? Cùng VietnamWorks xem dự báo công việc...

Có thể thu hồi CV sau khi ứng tuyển trên VietnamWorks được không? 

Bạn đã bao giờ bấm nút “Nộp đơn” rồi chợt nhận ra hồ sơ mình chưa hoàn chỉnh? Hoặc đã từng thắc mắc vì sao...

Nhà tuyển dụng VietnamWorks’ Client là ai? Có đáng tin cậy để ứng tuyển?

Khi tìm kiếm việc làm trên VietnamWorks, chắc hẳn bạn đã từng thấy một số tin tuyển dụng ghi tên nhà tuyển dụng là "VietnamWorks’...

Bài Viết Liên Quan

Generali Việt Nam nỗ lực cho mục tiêu cao nhất: Nguồn nhân lực hạnh phúc

Generali Việt Nam là thành viên của Generali, tập đoàn bảo hiểm và quản lý...

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên...

Dự báo công việc tháng 11 của các con giáp: Ai sẽ cần cẩn thận, ai sẽ khởi sắc hanh thông?

Bạn cần cẩn trọng trong công việc hay sự nghiệp khởi sắc hanh thông vào...

Có thể thu hồi CV sau khi ứng tuyển trên VietnamWorks được không? 

Bạn đã bao giờ bấm nút “Nộp đơn” rồi chợt nhận ra hồ sơ mình...

Nhà tuyển dụng VietnamWorks’ Client là ai? Có đáng tin cậy để ứng tuyển?

Khi tìm kiếm việc làm trên VietnamWorks, chắc hẳn bạn đã từng thấy một số...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers