Bạn muốn giao tiếp tốt hơn với mọi người xung quanh. Bạn muốn học kỹ năng giao tiếp cơ bản nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Đừng lo lắng chúng tôi sẽ giúp bạn học kỹ năng giao tiếp cơ bản qua bài viết.
Những kỹ năng giao tiếp cơ bản
Học kỹ năng giao tiếp bằng cách hiểu rõ quan điểm của bản thân
- Hiểu rõ quan điểm bản thân là một trong những bước cơ bản đầu tiên bắt buộc bạn phải có khi học kỹ năng giao tiếp.
- Nếu bạn muốn nói chuyện thật thuyết phục, điều đầu tiên bạn phải biết là bạn đang nói về điều gì.
- Hiểu rõ quan điểm của bản thân, biết rõ điều cần nói bạn mới có thể có được một cuộc thương thuyết thành công theo ý muốn.
Tìm hiểu quan điểm của đối tượng bạn đang nói chuyện cũng là một trong những cách học kỹ năng giao tiếp
- Cần phải hiểu rõ người mà bạn đang nói chuyện, họ thích và không thích điều gì.
- Bạn không thể lấy lòng người khác khi không biết họ muốn nghe những gì.
- Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong kỹ năng giao tiếp thông minh là nói những điều người khác muốn nghe.
- Bạn có thể đặt ra những câu hỏi liên quan đến sở thích cá nhân hay công việc hiện tại để biết được điều mà đối phương đặc biệt quan tâm trong cuộc sống.
Học kỹ năng giao tiếp về lời nói và ngữ điệu
- Lời nói và ngữ điệu góp phần lớn trong việc quyết định bạn có khả năng giao tiếp tốt hay không.
- Tất nhiên một giọng nói hay lưu loát truyền cảm luôn được gây chú ý hơn những người khác.
- Dù là nói chuyện với những người lạ hay bạn bè, đối tác, những ngữ điệu của bạn cũng sẽ giúp bạn truyền tải những gì mà bạn muốn nói.
- Những ngữ điệu trong khi nói chuyện cũng sẽ giúp người nghe cảm thấy thoải mái và thú vị hơn khi lắng nghe những gì bạn nói.
- Ngoài ra, ngữ điệu cũng góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.
Để ý đến ngôn ngữ cơ thể
- Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn trực tiếp.
- Thông thường, bạn có thể biết điều người kia đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể.
- Thông qua ánh mắt của người đối diện, bạn sẽ biết được cuộc trò chuyện của mình có tạo cảm hứng hay không.
- Nếu theo chiều hướng tích cực: ánh mắt sẽ nhìn trực tiếp về phía bạn, chăm chú. Đây là dấu hiệu tốt, vì vậy bạn hãy tiếp tục câu chuyện theo hướng như thế.
- Nếu theo chiều tiêu cực: bạn sẽ thấy ánh mắt của người đối diện không có sự tập trung, nhìn qua nhìn lại. Như vậy điều cần làm ở đây là phải điều chỉnh lại nội dung nói chuyện, thuyết trình sao cho thu hút.
- Nếu bạn nhìn người khác như thế nào thì người ta cũng sẽ có cái nhìn như vậy đối với bạn, vì vậy hãy chú ý ánh mắt của chính mình nữa nhé!
Dẫn dắt vào cuộc trò chuyện chi tiết hơn
- Nếu đối phương là người thụ động trong cuộc nói chuyện, bạn nên chủ động đưa ra những câu hỏi mà đối phương quan tâm
- Cả hai cùng trao đổi về vấn đề bạn đưa ra, trò chuyện với nhau một cách thoải mái nhất không gượng ép đối phương. Chắc chắn cuộc nói chuyện sẽ rất thú vị.
- Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút.
Nói chuyện rành mạch dễ hiểu
- Học kỹ năng giao tiếp trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung.
- Thực tế, nó thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói.
- Tất cả những sự phức tạp, rắc rối có thể được đá bung từ một nỗi sợ hãi phản ứng xấu tới việc chọn sai thời điểm để nói ra.
- Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm bảo hai bạn đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề.
Trang phục tươm tất lịch sự
- Cách ăn mặc cũng góp phần quan trọng trong việc giao tiếp của bạn.
- Hãy đảm bảo là bạn luôn gọn gàng, lịch sự thì mới có thể tự tin đứng trước mặt mọi người trình bày vấn đề của bạn. Đứng thẳng, nói chuyện rõ ràng và tự nhiên cũng là những điểm nên chú ý khi nói chuyện với người khác.
Kiên nhẫn lắng nghe đối phương
- Sẽ không hề hay ho nếu bạn và đối phương cứ mãi tranh giành nhau nói. Điều đó khiến cuộc nói chuyện trở nên gay gắt khó chịu.
- Vì vậy lắng nghe phù hợp luôn là sự lựa chọn đúng đắn trong giao tiếp.
- Nếu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ đang làm bạn khó chịu thì hãy xé nó ngay lập tức.
- Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu và bạn sẽ đẩy đối tác vào thế phòng thủ.
- Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung về mối quan hệ của hai bạn và chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe.
Tôn trọng những điểm khác nhau
- Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy.
- Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp.
- Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh.
- Nó cho cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng.
- Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết.
Học những kỹ năng giao tiếp cơ bản giúp bạn giao tiếp tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày. Bạn nên luyện tập, trau dồi thường xuyên để sớm đạt kết quả tốt nhất nhé!
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.