Tập từ chối những việc không quan trọng
Thực tế, mỗi ngày chúng ta đều phải đưa ra quyết định cho bản thân, không chỉ những vấn đề to lớn và quan trọng mới cần được cân nhắc từ chối. Hãy bắt đầu thực hành nói “Không” từ những việc đơn giản và kém quan trọng trước. Bởi đây sẽ là bước đệm để bạn làm quen dần việc từ chối những công việc bản thân không mong muốn.
Ví dụ, bạn xét xem có nên nhận lời mời đi uống cà phê cuối tuần khi mà bản thân đang không có tâm trạng, hoặc từ chối xem những chương trình mình không thích. Mỗi ngày bạn xem xét các vấn đề từ đơn giản nhất, quyết định xem mình có muốn chấp nhận hay không.
Sau khi xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề được đề nghị, hãy chỉ chấp nhận những điều nếu bạn cảm thấy bản thân thật sự hào hứng. Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp – Lindsay Olson cho biết: “Trước khi đồng ý bắt tay thực hiện việc gì, hãy cân nhắc liệu bạn có thật sự muốn làm hay cảm thấy lời đề nghị đó như một gánh nặng bắt buộc phải thực hiện.”
Đừng vội nói “không” ngay lập tức
William Ury, tác giả cuốn sách “Lời từ chối hoàn hảo” chia sẻ: “Khi từ chối vội vàng, giận dữ và đôi khi thái quá, chúng ta sẽ dễ dàng mất đi những lợi ích có thể có.”
Thay vì từ chối thẳng thừng ngay từ câu đầu tiên, bạn có thể bày tỏ sự quan tâm hoặc đồng cảm với đối phương trước, chẳng hạn như “Ý kiến đấy thú vị thật, nhưng….” hay “Tôi rất muốn đến buổi tiệc ấy, nhưng…”.
Bạn cũng có thể gián tiếp giúp đỡ họ bằng cách đưa ra giải pháp nào đó: “Tiếc quá, tôi không biết cách làm việc này, nhưng tôi biết một người có thể giúp bạn, để tôi giới thiệu bạn với họ”. Đây cũng là một cách từ chối hiệu quả nhưng vẫn không làm đối phương cảm thấy phiền lòng hoặc thất vọng.
Học cách “từ chối” hợp lý là một kỹ năng quan trọng giúp đạt hiệu quả công việc. Đầu tiên, khi bạn cần từ chối các việc làm online tại nhà, hãy làm điều này một cách lịch sự và rõ ràng. Hiểu các khái niệm như booking bar là gì và headcount là gì sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn trong môi trường công việc. Cũng cần biết về retreat là gì để xử lý các yêu cầu liên quan đến các sự kiện. Nếu bạn đang tìm việc làm không cần độ tuổi, khả năng từ chối một cách khéo léo sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt. \
Đồng thời, hiểu biết về làm thời vụ là gì có thể giúp bạn đưa ra quyết định từ chối hợp lý. Trong trường hợp cần từ chối các yêu cầu về bác sĩ nội trú là gì, hãy làm rõ lý do của bạn một cách chuyên nghiệp. Cuối cùng, việc sử dụng hàm ROUND trong Excel có thể hỗ trợ bạn trong việc quản lý thông tin và đưa ra quyết định chính xác hơn.
Tập quen với nỗi sợ của bản thân
Một trong những lý do của việc không thể từ chối những lời đề nghị không phù hợp đó là bạn sợ sẽ làm tổn thương người khác. Hãy nhìn nhận vấn đề này thật rõ ràng, mối quan hệ đồng nghiệp sẽ không thể cải thiện nếu một phía cảm thấy không hài lòng, bạn không làm tổn thương họ – chỉ đơn giản là từ chối một lời đề nghị. Vậy nên hãy thật thẳng thắn và giải thích rõ ràng lý do bạn cảm thấy không thích hợp, đối phương sẽ tôn trọng và hiểu được vấn đề, tập quen với suy nghĩ bạn không có trách nhiệm phải giúp đỡ và làm hài lòng tất cả mọi người.
FOMO – nỗi sợ bị lạc lõng và cô đơn giữa một tập thể có thể đeo bám bạn theo nhiều cách khác nhau. Bạn cố gắng làm hài lòng mọi người để không bị tẩy chay nơi công sở, không bị mọi người nhìn với ánh mắt tiêu cực,… Nhưng không phải tất cả những người bị bạn từ chối đều có cách suy nghĩ và hành xử như vậy, đôi khi đó chỉ là suy nghĩ của riêng bạn mà thôi.
Luyện tập từ chối
- Hãy nói bạn đang bận làm những công việc khác nên không thể nhận thêm yêu cầu được được. Đây là cách giúp bạn từ chối bất cứ ai yêu cầu hoặc nhờ vả bạn quá nhiều.
- Bạn không thể nhận đề nghị/ yêu cầu này bởi nó không phù hợp hoặc trái với chuyên ngành, định hướng nghề nghiệp của bản thân. Cách này có thể áp dụng với người không quá thân thiết khi họ không biết rõ về khả năng và định hướng của bạn.
Bên cạnh đó, khi giao tiếp với đồng nghiệp, chỉ cần sử dụng kỹ năng từ chối thôi là chưa đủ, hãy áp dụng thêm các kỹ năng khác để vừa xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, vừa đảm bảo bản thân sẽ không thấy quá tải hay khó chịu trong môi trường đi làm.
Xem thêm: Chuyển việc ngành Sales, có dễ dàng trong bước đầu?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.