Học cách lắng nghe là gì?
Học cách lắng nghe là quá trình phát triển và cải thiện khả năng lắng nghe của mình để hiểu và đồng cảm với người khác một cách tốt nhất có thể. Điều này không chỉ là việc nghe những từ ngữ mà người khác nói mà còn bao gồm việc hiểu ngữ cảnh, cảm xúc, và ý định được truyền đạt thông qua giao tiếp.
Tại sao bạn cần học cách lắng nghe trong giao tiếp?
Hãy thử tưởng tượng rằng bạn đang trong một cuộc trò chuyện với 1 người. Bạn muốn được nêu lên ý kiến của mình nhưng đối phương cứ mãi “thao thao bất tuyệt”. Vậy bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Bạn muốn tiếp tục trò chuyện hay cảm thấy thiếu tôn trọng và muốn dừng lại?
Trong bất cứ một cuộc giao tiếp nào, luôn luôn phải có 1 người nói và 1 người nghe và ngược lại. Lắng nghe không đồng nghĩa với việc bạn im lặng. Mà đó là thể hiện sự tôn trọng và thành đối với người đối diện.
Bạn có nhu cầu được nói, được chia sẻ và cảm thông, và họ cũng vậy. Vậy thì tại sao cứ mãi nói về chuyện của bản thân mà không nghĩ đến câu chuyện của người khác?
Hãy học cách lắng nghe hiệu quả, bởi lắng nghe rất quan trọng. Xã hội này luôn vận động và phát triển, sẽ có lúc những gì bạn nói và làm không còn đúng và phù hợp nữa. Vì thế, hãy lắng nghe những quan điểm và suy nghĩ của người khác. Những điều ấy có thể không đúng, hoặc có thể bạn không cần biết, nhưng nó là những điều bạn cần phải được nghe.
Xem thêm: Lắng nghe sâu – kỹ năng quan trọng để thiết lập mối quan hệ công sở
Bí quyết trở thành người biết lắng nghe
Để trở thành một người chân thành trong mắt người khác, dưới đây bí quyết học cách lắng nghe mà VietnamWorks bật mí cho bạn.
Hãy học cách lắng nghe người khác với một thiện chí chân thành
Mọi sự lắng nghe đều có xuất phát điểm từ 2 yếu tố: lịch sự và tò mò.
Thế nhưng, lời khuyên của Ajit Singh – giáo sư tư vấn tại khoa Y, Đại học Stanford “Lắng nghe là rất cần thiết, nhưng ý định của sự lắng nghe tốt nhất nên xuất phát từ sự tò mò. Một cuộc hội thoại thật sự sẽ không diễn ra khi chúng ta cứ giả vờ lắng nghe, và nó cũng chắc chắn không xảy ra nếu chúng ta không chịu lắng nghe”.
Sẽ chẳng có ai chịu nói hết những điều thật lòng với một người không thật sự sẵn sàng lắng nghe họ. Vì thế, dù muốn hay không, hãy dùng sự chân thành để lắng nghe người khác.
Đừng để mất kiểm soát trong giao tiếp
Trong một cuộc giao tiếp, chúng ta thường mắc phải một lỗi lớn chính là mất kiểm soát khi nói chuyện. Rất nhiều người khi chạm đến điểm rơi của câu chuyện, họ sẽ bắt đầu nói bất chấp và không ngừng nghỉ. Và điều này sẽ khiến đối phương không thực sự cảm thấy thoải mái.
Chúng ta nên kiểm soát bản thân, hạn chế không để bản thân nói quá nhiều trong khi người đối diện chưa được lên tiếng.
Nếu khi một cuộc trò chuyện kết thúc, nhưng bạn vẫn không nắm bắt được thông tin gì mới mẻ trong đó thì bạn chưa thật sự đã lắng nghe.
Vì vậy, hãy học cách lắng nghe để làm giàu thêm nguồn thông tin của bản thân và có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp.
Làm theo tỷ lệ nghe nói 2:1
Tỷ lệ nghe nói tốt trong một cuộc trò chuyện chính là 2:1. Nghĩa là nếu bạn có 3 câu để nói trong một cuộc trò chuyện, hãy nói 1 câu thôi và dành 2 câu còn lại để lắng nghe thay vì nói.
Cuộc giao tiếp sẽ diễn ra trôi chảy và thuận lợi hơn nếu chúng ta biết tôn trọng quy luật tỷ lệ này.
Trong cuốn sách Listen to Succeed của Leslie Shore, cô viết rằng “Khi chúng ta bắt đầu trả lời trước khi diễn giả kết thúc phần trình bày của họ, chúng ta sẽ mất hai thứ. Đó là thông tin người nói cung cấp, và sự hiểu biết về trạng thái cảm xúc trong giao tiếp của người nói”.
Đừng bao giờ cắt ngang lời nói của người khác khi họ chưa kết thúc phần trình bày của mình. Điều này không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng của bạn mà còn chỉ rõ bạn là một người chưa biết kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp.
Hầu hết chúng ta đều luôn dành sự ưu ái cho bản thân mình và chỉ tập trung vào cái tôi cá nhân. Do đó, việc bắt chúng ta lắng nghe ai đó quả thật rất khó. Và chỉ những ai làm được điều khó khăn đó thì mới có cơ hội chạm đến thành công mà không ai đạt được.
Giống như Gregersen đã chia sẻ “Khi một nhà lãnh đạo điều hành mọi thứ dựa trên tận cùng của những gì có thể, họ đã hình thành một khả năng lắng nghe siêu mạnh mẽ”.
Một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống chính là học cách lắng nghe. Vì chỉ khi biết lắng nghe, con người ta mới thật sự có thêm kiến thức mới, khiến mối quan hệ giữa con người ngày càng tốt đẹp. Và đặc biệt là có thêm cơ sở để sửa chữa những lỗi sai, hoàn thiện nhân cách, hướng con người đến đến chân – thiện – mỹ.
Xem thêm: Nghệ thuật lắng nghe consumer để tìm ra insight và những sai lầm phổ biến
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.