adsads
New Project 2023 05 16T112720.188
Lượt Xem 349

Vậy Quản lý giáo dục là gì, có những cơ hội nghề nghiệp nào trong ngành Quản lý giáo dục, nếu bạn là một người mong muốn theo đuổi ngành giáo dục, hãy cùng xem bài viết bên dưới nhé.

Quản lý giáo dục là gì?

Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam phát triển, hội nhập quốc tế và nhu cầu tham gia các học động giáo dục của người dân tăng cao, ngành Quản lý giáo dục ra đời đáp ứng công tác đào tạo nhân sự hành chính về quản lý giáo dục. Vì vậy ngành học Quản lý giáo dục cũng đang dần phục vụ nhu cầu xã hội cao, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức, kỹ năng liên quan đến công tác quản lý, giám sát, tổ chức nhằm đảm bảo hệ thống giáo dục được vận hành và phát triển hiệu quả.

Những hoạt động của Quản lý giáo dục

Công tác quản lý giáo dục sẽ cần thực hiện những nội dung sau:

  • Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;
  • Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
  • Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục;
  • Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
  • Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
  • Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
  • Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;
  • Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

Free photo businesswoman planning work

Tầm quan trọng của Quản lý giáo dục 

Quản lý giáo dục là hoạt động cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong xã hội ngày nay vì giúp định hướng cho sự phát triển của tổ chức giáo dục dựa vào cơ sở xác định các mục tiêu chung và luôn hướng mọi nỗ lực của giáo viên, học sinh và tổ chức cùng tham gia thực hiện một mục tiêu chung.

Bên cạnh đó, quản lý giáo dục còn giúp phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và toàn bộ nguồn lực trong tổ chức (vật chất, tài chính, thông tin,…) để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức đã đề ra với một hiệu quả cao nhất.

Tầm quan trọng của Quản lý giáo dục còn thể hiện ở việc giúp cho tổ chức giáo dục có thể thích nghi được với sự biến đổi trong môi trường. Đồng thời nắm bắt và tận dụng một cách tốt nhất về những cơ hội và thách thức, giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực xảy ra từ môi trường.

Đối tượng của Ngành Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của đối tượng giáo dục. Công cụ quản lý giáo dục là bằng pháp luật. Đối tượng của quản lý giáo dục là con người, trong đó:

  • Chủ thể quản lý giáo dục là nhà quản lý, tập thể các nhà quản lý hay là bộ máy quản lý giáo dục. Trong trường học đó là Hiệu trưởng (cùng với bộ máy giúp việc của Hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên; các tổ chức đoàn thể.
  • Khách thể quản lý giáo dục bao gồm trường học hoặc là sự nghiệp giáo dục trên địa bàn (cơ quan quản lý giáo dục các cấp); trong đó có bốn thành tố của một hệ thống xã hội: tư tưởng, con người, vật chất, tài chính.

Free photo smiling asian man sitting at desk in front of laptop in office and looking at camera

Cơ hội nào cho cử nhân ngành Quản lý giáo dục

Hiện nay, Quản lý giáo dục là ngành học không thể thiếu trong bối cảnh giáo dục hiện đại vì thế cơ hội việc làm và nhu cầu tuyển dụng dành cho cử nhân theo học ngành này rất lớn. Một sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục có thể đảm nhiệm những vị trí sau: 

  • Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo).
  • Chuyên viên (Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; Chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ…) ở các cơ sở giáo dục các cấp.
  • Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên (Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, quận); cơ sở giáo dục cộng đồng (Trung tâm học tập cộng đồng); các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, dự án, các tổ chức giáo dục ngoài công lập…
  • Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp (UBND các cấp) và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.
  • Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về quản lí giáo dục (Các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng…).
  • Giảng viên chuyên ngành quản lý giáo dục trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ (Các học viện, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, thành phố, các khoa trong trường đại học và cao đẳng).
  • Giáo viên tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục (đào tạo kỹ năng, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm,…)
  • Chuyên viên làm dự án giáo dục, Khởi nghiệp nhằm cung ứng các dịch vụ giáo dục,…
  • Nếu có nguyện vọng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ cao hơn, sinh viên có thể lựa chọn chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ tại khoa và có cơ hội trở thành giảng viên (học liên thông lên chương trình thạc sĩ Quản lý giáo dục, Giáo dục học);… Nhiều cán bộ lãnh đạo, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, đã từng học tập, nghiên cứu chuyên ngành này.

Để làm tốt và tiến xa trong ngành Quản lý giáo dục, bạn cần có những tố chất và trang bị những kỹ năng mềm cần thiết. Những kỹ năng này không chỉ được rèn luyện trên trường học mà còn qua kinh nghiệm thực tiễn. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, để trở thành một người Quản lý giáo dục hiện đại, sáng tạo và làm chủ mọi tình huống, kỹ năng mềm còn là yếu tố quan trọng, quyết định việc thành bại trong quá trình làm việc trong ngành giáo dục.

Nhiều người nghĩ rằng quản lý giáo dục chỉ đơn thuần là công việc của giáo viên. Tuy nhiên, vai trò của tuyển dụng giáo viên ngày nay đã mở rộng hơn rất nhiều. Chuyên viên quản lý giáo dục cần có kỹ năng tổ chức và lãnh đạo để tạo ra môi trường học tập hiệu quả. Trong hệ thống giáo dục, các vị trí như kế toán tuyển dụng, nhân viên hành chính hay tuyển dụng nhân viên kho cũng góp phần quan trọng trong việc vận hành một cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, các cơ hội tuyển nhân viên kinh doanhnhân viên văn phòng đều ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành giáo dục.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về Quản lý giáo dục và những công việc có thể làm trong ngành quản lý giáo dục mà chúng tôi vừa chia sẻ đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về ngành để có cái nhìn mới không chỉ tóm gọn ở vị trí giáo viên và định hướng được sự nghiệp cho bản thân trong tương lai. 

Xem thêm: Muốn trở thành analyst, bạn cần theo học ngành gì?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Business administration la gi

Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Business Administration là thuật ngữ quen thuộc với những người đang theo học các khối ngành về kinh doanh hoặc những người đang làm các...

Kiến trúc sư là gì

Kiến trúc sư là gì? Bạn đã biết gì về vị trí này?

Trong thời đại kinh tế hội nhập và phát triển hiện nay, nhu cầu về ăn uống, lưu trú và đi lại ngày càng gia...

CRM là gì

CRM là gì? Lợi ích, chức năng và quy trình hoạt động

Nếu như là một nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hay giám đốc công ty thì sẽ không xa lạ về thuật ngữ CRM -...

nhan vien dieu hanh tour thumb

Nhân viên điều hành tour là gì? Công việc và 4 kỹ năng cần thiết

Để một tour du lịch hoàn thành tốt đẹp là cần cả sự cộng tác và phối hợp của toàn bộ ekip, trong đó có...

ky su nong nghiep 1

Kỹ sư nông nghiệp là gì? Công việc cụ thể và mức thu nhập

Kỹ sư nông nghiệp hiện đang là ngành nghề không được nhiều người quan tâm nhưng mức lương và cơ hội việc làm khá hấp...

Bài Viết Liên Quan
Business administration la gi

Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Business Administration là thuật ngữ quen thuộc với những người đang theo học các khối...

Kiến trúc sư là gì

Kiến trúc sư là gì? Bạn đã biết gì về vị trí này?

Trong thời đại kinh tế hội nhập và phát triển hiện nay, nhu cầu về...

CRM là gì

CRM là gì? Lợi ích, chức năng và quy trình hoạt động

Nếu như là một nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hay giám đốc công ty...

nhan vien dieu hanh tour thumb

Nhân viên điều hành tour là gì? Công việc và 4 kỹ năng cần thiết

Để một tour du lịch hoàn thành tốt đẹp là cần cả sự cộng tác...

ky su nong nghiep 1

Kỹ sư nông nghiệp là gì? Công việc cụ thể và mức thu nhập

Kỹ sư nông nghiệp hiện đang là ngành nghề không được nhiều người quan tâm...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers