Người luôn đòi hỏi quyền lợi sẽ thua thiệt rất nhiều ở chiều sâu
Tuần trước đơn vị của tôi chào đón sự gia nhập của một thành viên mới. Tôi tổ chức tiệc liên hoan vào cuối tuần, với mong muốn giúp thành viên ấy nhanh chóng trở nên hoà đồng với những người trong công ty. Địa điểm tôi lựa chọn là tiệm lẩu yêu thích của công ty tôi.
Đồng nghiệp mới là một người dễ kết thân. Đi làm có thể e thẹn rụt rè, nhưng trên bàn ăn, anh ta cùng mọi người đàm luận rất sôi nổi. Thậm chí, tôi còn để ý thấy anh ta là người làm chủ câu chuyện, và cũng là người khơi mào nên những khoảng thời gian thú vị khi ăn uống.
Sau khi đánh chén một bữa no nê, chúng tôi tính tiền và bất ngờ sự cố xảy ra. Bởi vì quán đông khách, một nhân viên của quán đã tính sai tiền hoá đơn của chúng tôi, thêm vào tiền của nhiều chai rượu. Bị chúng tôi phàn nàn, giám đốc ca trực vội vàng đến xin lỗi và hứa tiền đồ uống bữa này giảm 80%.
Phải nhắc lại rằng đây là nhà hàng mà công ty chúng tôi hay lui tới, vì vậy chúng tôi dễ dàng đồng cảm với những sơ suất của những người nhân viên phục vụ tại đây. Chuyện tưởng chừng như đã kết thúc, nhưng đồng nghiệp mới lại hằn học: “Vốn dĩ là do nhân viên của các người sai sót, bây giờ giảm giá mà xong à? Mấy người chúng tôi là khách quen đó, nếu như mấy người không miễn phí thì lần sau chúng tôi sẽ không đến nữa!”
Giám đốc liên tục xin lỗi. Nhân viên phục vụ là một cô gái nhỏ, nghe đồng nghiệp tôi nói vậy, nước mắt liền ứa ra. Cô quay mặt đi, cố để chúng tôi không nhìn thấy giây phút tủi hổ đó.
Cuối cùng giám đốc miễn cưỡng đồng ý với yêu cầu của người đồng nghiệp mới của chúng tôi, đồng thời tặng mỗi người thêm một phiếu ưu đãi 80%. Kết quả này khiến người đồng nghiệp ấy đắc chí, dương dương tự đắc nói rằng:” Bữa hôm nay ăn không tốt nhưng không sao. Lần sau tôi mời mọi người!”. Chúng tôi mỉm cười gượng gạo, lặng lẽ rời khỏi quán.
Người luôn miệng đòi hỏi quyền lợi có thể dành được chiến thắng ở bề mặt, họ có thể dành được những giá trị vật chất, nhưng phải chấp nhận đánh đổi sự nể trọng, quý mến của những người xung quanh.
Người nhân hậu ắt có phúc báo
Một vị thợ khóa già chọn ra hai người trẻ tuổi làm đồ đệ. Qua một thời gian hai người trẻ tuổi học được không ít kĩ năng . Nhưng vị thợ khóa già vẫn còn 1 bí mật nhà nghề để dành chưa truyền thụ. Ông quyết định rằng, trong hai người chỉ có một người sẽ được ông chỉ bảo cho kiến thức ấy. Kiến thức đó sẽ khiến cho học trò của ông có thể trở thành người thợ khoá thực thụ. Để xác định người xứng đáng, ông tạo ra một bài thử nghiệm.
Ông chuẩn bị hai chiếc hộp phức tạp để ở hai phòng khác nhau. Mỗi người ở một phòng, ai mở được chiếc hộp trước và bước ra khỏi phòng sẽ là người chiến thắng.
Đồ đệ lớn vào mười phút đã ra. Đồ đệ bé chật vật hơn nửa tiếng mới hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thắng thua dường như đã được định đoạt. Thợ khóa già hỏi: “Trong hộp có thứ gì ?”
Đồ đệ lớn vui mừng liệt kê ra: “Sư phụ, bên trong đầy ắp dây vàng và trang sức!”. Đồ đệ thứ hai lại ấp a ấp úng nói không ra lời, thợ khóa già gặng hỏi anh ấy mới trả lời: “Thầy chỉ bảo tôi mở khóa chứ không bảo tôi mở ra xem nên tôi không biết bên trong có gì.”
Thợ khóa già vô cùng vui vẻ, tuyên bố: “Tôi chọn đồ đệ thứ hai làm người kế nhiệm”. Tất nhiên điều này khiến người đồ đệ lớn không phục, người thợ khóa già bèn nói: “Chúng ta làm thợ khóa, lúc mở khóa thì phải khóa tâm lại. Hơn nữa chỉ khi khóa tâm hồn mình lại, con người không nhiễm tạp niệm mới có thể trở thành người nhân hậu.”
Người nhân hậu trời sinh đã có ba phần phúc đức. Mặc kệ là kết giao với ai cũng được nhiều người săn đón nhất.
Có người nói người sống nhân hậu ngốc thực ra không phải vậy. Người nhân hậu từ bỏ cái lợi nhỏ trước mắt nhưng đạt được sự tôn trọng và kính mến của người khác.
Làm một người nhân hậu, may mắn sẽ tự đến bên bạn
Nhân hậu không phải hèn nhát và nhượng bộ mà là khiêm nhường và nhân từ. Những người làm tổn thương họ, họ chưa chắc sẽ ghi hận, nhưng những người từng giúp đỡ họ họ chắc chắn sẽ khắc cốt ghi tâm.
Tục ngữ có câu: “Trong sạch không bằng nhân hậu, so đo không bằng thẳng thắn, cường hãn không bằng ôn hòa.”
Người không nhân hậu rất khó để đứng ở góc độ của người khác để suy nghĩ, mục đích của họ khi sống với người khác luôn chỉ có một: Kiếm được lợi ích gì đó từ phía đối phương. Vì vậy họ thường không có bạn thật lòng, càng không có sự đề bạt, cất nhắc giúp đỡ của quý nhân.
Càng tính toán, nội tâm càng bế tắc.
Lòng nhân hậu dựa trên sự không màng thị phi, bao dung và khoan nhượng. Người nhân hậu không có nghĩa là không có giới hạn. Khi gặp chuyện họ sẽ căn cứ vào giới hạn và chủ đích của bản thân để đưa ra lựa chọn. Họ rất rõ cái gì có thể bao dung nhẫn nhịn cái gì không thể thứ tha.
Người nhân hậu nội tâm thiện lương, ghi ơn trong lòng, đối xử với người khác không hề có ác ý, làm việc thẳng thắn và khoan nhượng. Bạn bè gặp nạn ra tay cứu giúp. Bạn bè mất đi ý thức sẽ ân cần ở bên. Chẳng có vòng vo lời ngon tiếng ngọt mà chỉ có một trái tim ấm áp chân thành.
So với người toan tính, người nhân hậu tu được phúc đức không chỉ khiến bản thân vui vẻ hạnh phúc mà còn để lại được phúc đức cho người thân con cháu. Một người nhân hậu cả nhà có phúc. Tất cả các thứ gọi là” gia phong” đều nằm trong sự nhân hậu.
— HR Insider/ Theo cafébiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.