adsads
Untitled design 2 6
Lượt Xem 3 K

Những phản ứng xảy ra trong cơ thể bạn khi stress ghé thăm

Khi bạn cảm thấy “stress”, não của bạn sẽ được lấp đầy bởi cảm xúc. Trong bạn sẽ ngập tràn adrenaline và cortisol, cùng các chất dẫn truyền cũng như hormone khác để bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị tấn công. Bộ não hoạt động logic của bạn sẽ tạm thời ngừng làm việc. Bạn sẽ mất đi khả năng nhìn nhận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định hay tư duy một cách hợp lí.

Khi điều này xảy ra, bạn sẽ rất dễ dàng bị tấn công về mặt cảm xúc. Điều này khiến bạn rất khó nhìn rõ mọi sự việc theo đúng bản chất của chúng. Cơ thể bạn sẽ tự động chuyển sang chế độ tự bảo vệ cho đến khi các nguồn cơn gây “stress” dần tiêu tán. Thế nhưng, bạn vẫn sẽ gặp phải những phản ứng tự vệ như lo lắng, trầm cảm, mệt mỏi, cũng như các vấn đề khác về sức khỏe từ bệnh tim đến suy giảm hệ miễn dịch.

Trong các loại “stress”, “stress” liên quan đến công việc là yếu tố đáng chú ý nhất gần đây. Các nghiên cứu ước tính rằng chỉ riêng ở Mỹ, “stress” đã khiến nền kinh tế nước này thiệt hại hơn 300 tỷ USD mỗi năm. “Stress” cũng được cho rằng là thủ phạm của hơn 120,000 vụ tử vong mỗi năm. Do đó, theo nghĩa đen, cách chúng ta đối phó với “stress” chính là vấn đề sống-còn và là yếu tố lớn quyết định đến hạnh phúc, sức khỏe và năng suất làm việc của chúng ta.

 

Chung sống hòa bình với stress: Đơn giản hơn chúng ta tưởng

“Stress” hiện hữu ở khắp mọi nơi và là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Thế nhưng, cách chúng ta đối mặt với nó lại tương đối khác nhau. Cách chúng ta kiểm soát những tình huống căng thẳng đóng một vai trò to lớn thể hiện ý chí của chúng ta kiên cường đến mức nào. Để kiểm soát căng thẳng, hãy tự hỏi bản thân chúng ta sẽ phản ứng như thế nào khi đứng trước áp lực:

  • “Stress” ảnh hưởng đến thể chất của bạn như thế nào? (Ví dụ như tức ngực, đổ mồ hôi, đau dạ dày hay đau nhức đầu, vv.)
  • “Stress” ảnh hưởng đến bạn về mặt tâm lí như thế nào? (Ví dụ như mất kiểm soát?)
  • Bạn giảm thiểu “stress” bằng cách nào? (Ví dụ như ngồi thiền, tập yoga, đọc sách, vv)

Xác định các nguyên nhân kích hoạt “stress” là yếu tố quan trọng giúp bạn cải thiện cảm xúc và độ chịu đựng của mình. Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) là khả năng thấu hiểu tâm trạng và cảm xúc của bản thân, nhận thức được tâm trạng và cảm xúc để điều chỉnh hành vi của mình. Trí tuệ cảm xúc sẽ quyết định cách bạn phản ứng với người khác, duy trì các mối quan hệ, những động lực, đưa ra quyết định, kiểm soát cảm xúc, ảnh hưởng đến người xung quanh và nhiều hơn thế nữa. Cảm xúc của bạn càng mạnh mẽ thì hành vi của bạn càng dễ bị chi phối bởi những cảm xúc này.

 

Để kiểm soát tốt cảm xúc của mình, đầu tiên bạn phải học cách nhận biết chúng.Nếu bạn chú ý kĩ hơn, những lúc bạn gặp căng thẳng, cảm xúc của bạn sẽ dâng trào, bạn cảm thấy quá tải, thất vọng, nản lòng, bạn hãy nhớ rằng, luôn luôn có một yếu tố nào đó gây ra những căng thẳng này.

 

Ví dụ, một ngày làm việc khiến bạn “stress” là một ngày đầy ắp những cuộc họp, deadline hoặc các yếu tố gây căng thẳng khác. Hãy tưởng tượng rằng một đồng nghiệp khiến bạn bối rối trước mặt lãnh đạo hoặc các đồng nghiệp khác, thông báo rằng bạn đã bỏ lỡ một deadline vô cùng quan trọng. Vai bạn trở nên nặng nề hơn, bạn bắt đầu toát nhiều mồ hôi, lòng bàn tay thì ướt đẫm và dạ dày bắt đầu thắt lại. Bạn vừa được kích hoạt “stress” trong ví dụ này ngay khi bạn có dấu hiệu bối rối. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ vô tình ứng xử hoặc tác động đến mọi thứ xung quanh suốt cả ngày làm việc còn lại.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra “stress” có thể kể đến như:

  • Công việc
  • Trẻ con
  • Tài chính
  • Các mối quan hệ
  • Bệnh tật
  • Làm việc quá tải
  • Sự cô đơn
  • Vấn đề gia đình
  • Thiếu cân bằng công việc – cuộc sống

Tuy nhiên, một khi bạn nhận thức được đâu là nguyên nhân gây ra “stress”, bạn sẽ học được cách kiểm soát căng thẳng của chính mình. Hãy dùng các câu hỏi sau đây để xác định nguồn cơn khiến bạn căng thẳng:

  • Tôi cảm thấy tức giận khi_________
  • Tôi bắt đầu thấy quá tải khi______
  • Tôi cảm thấy bị xúc phạm khi__________
  • Tôi nghĩ rằng điều này là thô lỗ với__________
  • Trong công việc tôi ước gì mọi người sẽ____________
  • Tôi cảm thấy phát điên khi___________
  • Tôi sẽ thấy bực bội khi đi làm và____________

Về cơ bản, chúng ta thường đưa ra những giả định về ý định của mỗi người và đổ lỗi cho hành động họ gây ra. Khi họ thể hiện một hành vi khiến chúng ta không hài lòng, chúng ta sẽ xem xét đó là một khiếm khuyết của cá nhân họ. Điều mà chúng ta không nhận ra đó là khi ta bắt đầu đánh giá một ai đó, ta cũng đã vô tình khiến sự căng thẳng bên trong mình tăng lên.

Do đó, lần sau khi có ai đó làm điều gì hoặc nói ra điều gì kích hoạt sự căng thẳng của bạn, hãy học cách thấu hiểu và tiếp nhận cảm xúc trong mình. Hãy tìm kiếm những suy nghĩ tích cực và những giả định tốt đẹp hơn về hành vi của họ. Ví dụ hãy nghĩ về trường hợp một đồng nghiệp chỉ ra rằng bạn đã bõ lỡ deadline. Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn nghĩ theo hướng khác đi? Điều gì sẽ xảy ra khi bạn giả định rằng họ chỉ đang cập nhật tình hình và không cố ý làm bạn bối rối trước mọi người? Chúng ta là con người và chúng ta luôn mắc phải những sai lầm. Và mọi điều sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu bạn biết nghĩ khác đi.

Khi bạn bắt đầu tập trung cắt nghĩa mọi thứ theo chiều hướng tích cực, bạn sẽ nhận ra mọi chuyện dễ dàng hơn rất nhiều. Điều này không chỉ góp phần làm giảm mức độ căng thẳng mà chính bản thân bạn cũng sẽ trở nên lạc quan hơn. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hạnh phúc hơn, làm việc hiệu quả hơn và quan trọng nhất, trở nên kiên cường hơn.

Để thực hành điều này, hãy nghĩ về một nguyên nhân khiến bạn thấy “stress” và xử lí cảm xúc của bạn bằng các câu hỏi dưới đây:

  • Điều này ảnh hưởng đến thể chất, cảm xúc và tâm lý của tôi như thế nào?
  • Điều gì gây ra những phản ứng cảm xúc này?
  • Tôi có thể làm gì để xử lí và kiểm soát những phản ứng cảm xúc của tôi tốt hơn?

Khả năng chịu đựng là một tập hợp những kĩ năng cần được rèn luyện thường xuyên. Dù “stress” là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống của chúng ta nhưng việc chủ động nhận thức được nguyên nhân gây ra stress sẽ giúp bạn luôn ở trong tầm kiểm soát của chính mình. Bạn sẽ thấy rằng bản thân bắt đầu trở nên kiên trì hơn, khó “stress” hơn và dễ dàng kiểm soát mọi vấn đề. Bằng cách thực hành những kĩ năng trên, bạn không chỉ giảm mức độ căng thẳng mà còn tăng cường Trí tuệ cảm xúc và độ kiên trì của bản thân.

 

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers