adsads
hàng hóa là gì
Lượt Xem 1 K

Xung quanh ta đâu đâu cũng là hàng hóa. Thế nhưng, để định nghĩa chính xác hàng hóa là gì, phân loại và vai trò của nó ra sao trong nền kinh tế thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết hôm nay, HRI sẽ cung cấp đến bạn từ A-Z những kiến thức xoay quanh thuật ngữ kinh tế quan trọng này.

Hàng hóa là gì?

Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa là gì

Hàng hóa là gì?

Hàng hóa trong tiếng Anh được gọi là Goods hoặc Commodities, được định nghĩa trong kinh tế chính trị Mác – Lênin là sản phẩm của lao động. Qua quá trình trao đổi và mua bán, hàng hóa mang lại một giá trị nhất định. Hàng hóa có thể là sản phẩm hữu hình như sắt, thép, sách vở, hoặc vô hình như sức lao động, và các dịch vụ khác.

Theo Karl Marx – triết gia, nhà lý luận chính trị, nhà kinh tế gốc Đức: hàng hóa trước hết là đồ vật có hình dạng có thể thỏa mãn nhu cầu của con người. Ngoài ra, để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải đảm bảo 3 tiêu chí gồm: tính hữu ích, giá trị và sự khan hiếm.

Theo ông, hàng hóa là sản phẩm của lao động, được trao đổi và mua bán để đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất. Hàng hóa có thể xuất hiện dưới dạng cả vật thể và phi vật thể.

Dưới góc độ pháp lý, tại Khoản 1, Điều 4 Luật giá năm 2012: Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua bán trên thị trường. Chúng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người gồm các loại động sản và bất động sản.

Hiện nay, với sự thay đổi và phát triển về nhận thức đối với đời sống kinh tế phạm trù văn hóa đã mất đi ranh giới của sự hiển hiện vật lý và tiến sát về phạm trù giá trị. Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu nói chung, sức lao động nói riêng,… cũng được xem là hàng hóa trong khi chúng không hề có tính chất vật lý hiện hữu.

Các thuộc tính của hàng hóa là gì?

Theo lý thuyết hàng hóa là gì phía trên, chúng ta có thể dễ dàng thấy được hàng hóa đã dần trở nên “linh hoạt”. Bởi vậy, khi xem xét về thuộc tính hàng hóa đã được chia thành 2 dạng gồm giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa. Cụ thể:

Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì? Chính là công dụng của hàng hóa có thể đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người. Đó có thể là nhu cầu hữu hình hoặc vô hình.Ví dụ: Máy móc có giá trị sử dụng trong sản xuất, quần áo giá trị dùng để mặc,…Ngoài ra, một hàng hóa có thể có nhiều giá trị sử dụng.

Ví dụ như: Gạo có thể dùng để nấu cơm, còn có thể làm bánh, làm bia, nấu rượu,…Hầu hết công dụng của một hàng hóa không được phát hiện cùng lúc mà dần dần được tìm ra theo sự phát triển của khoa học, kỹ thuật.

Hàng hóa là gì trắc nghiệm

Hàng hóa phải có công dụng và đáp ứng nhu cầu của con người

Giá trị hàng hóa

Giá trị của hàng hóa là khái niệm quan trọng của kinh tế học. Nó được hiểu là sự kết tinh của lao động hao phí do con người sản xuất đưa vào bên trong hàng hóa. Hiểu một cách đơn giản, giá trị hàng hóa phản ánh sức lao động của xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

Giá trị hàng hóa được thể hiện khi 2 hàng hóa trao đổi với nhau theo 1 tỷ lệ nhất định.

Ví dụ: 1 mét vải có thể đổi lấy 5kg gạo. Tương đương thời gian lao động sản xuất ra 1 mét vải sẽ bằng thời gian lao động ra 5kg gạo.

Khám phá thêm những bài viết đặc sắc khác cùng VietnamWorks như: “Kinh tế vĩ mô”, “Kinh tế vi mô”, và một số mẹo vặt cuộc sống mà bạn có thể chưa biết. Bên cạnh đó, đừng bỏ lỡ những chủ đề hấp dẫn về ngành kinh tếcác ngành kinh tế có triển vọng.

Phân loại hàng hóa

Hàng hóa trong nền kinh tế được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là 4 tiêu chí phân loại thường thấy.

Dựa trên tiêu chí tiêu dùng

Hàng hóa được phân loại theo tiêu chí tiêu dùng sẽ chia thành:

  • Hàng tiêu dùng: Gồm các sản phẩm được mua và sử dụng bởi người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ như: Thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng,…
  • Hàng sản xuất: Gồm cá nguyên liệu, thiết bị phục vụ quá trình sản xuất như máy móc, nguyên liệu thô,…

Dựa trên trạng thái chế biến

Trạng thái chế biến của sản phẩm cũng là tiêu chí quan trọng để phân loại hàng hóa. Theo đó, hàng hóa sẽ được chia thành 3 loại:

  • Hàng thô: Là các sản phẩm chưa qua chế biến hoặc chỉ chế biến sơ bộ. Ví dụ như gỗ, quặng.
  • Hàng bán thành phẩm: Gồm các sản phẩm đã qua một vài giai đoạn chế biến nhưng chưa hoàn thiện. Ví dụ: Linh kiện điện tử, bán thành phẩm dệt may…
  • Hàng thành phẩm: Bao gồm các sản phẩm đã hoàn thiện và sẵn sàng được tiêu thụ như quần áo, ô tô,…
Giá trị của hàng hóa là gì

Ô tô là hàng hóa đã thành phẩm

Dựa trên nguồn gốc xuất xứ

Hàng hóa phân loại theo nguồn gốc xuất xứ sẽ phụ thuộc vào nơi sản xuất và địa điểm tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể gồm:

  • Hàng nội địa: Bao gồm các sản phẩm được sản xuất trong nước và được tiêu thụ trực tiếp trong nước.
  • Hàng nhập khẩu: Sản phẩm được xuất khẩu ở nước ngoài được nhập khẩu và tiêu thụ trong nước.
  • Hàng xuất khẩu: Gồm hàng hóa được sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Dựa trên tính bền

Tính chất bền vững của hàng hóa cũng là một trong những tiêu chí phân loại hàng hóa phổ biến hiện nay. Theo đó, hàng hóa sẽ chia thành:

  • Hàng lâu bền: Là các sản phẩm có thời gian sử dụng lâu, thường là trên 3 năm. Ví dụ: Máy móc, quần áo, tivi, tủ lạnh,…
  • Hàng không bền: Các sản phẩm này chỉ có thể sử dụng từ 1 đến vài lần. Tuổi thọ ngắn, thường dưới 3 năm. Ví dụ: Đồ uống, xà phòng, thực phẩm,…

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

Vai trò của hàng hóa trong nền kinh tế

Hàng hóa có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể là:

  • Là thước đo giá trị: Hàng hóa là thước đo giá trị lao động xã hội. Hàng hóa càng cao, giá trị lao động càng cao.
  • Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng: Sản xuất hàng hóa giúp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này dẫn đến việc tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động.
  • Tăng trưởng kinh tế: Sản xuất và trao đổi hàng hóa là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhu cầu lớn, sản xuất tăng, nền kinh tế sẽ phát triển. Đồng thời, thu nhập quốc dân tăng lên, mức sống của người dân sẽ được cải thiện.
  • Phân công lao động: Hàng hóa thúc đẩy sự phân công lao động trong xã hội, khi mỗi cá nhân và doanh nghiệp chuyên môn hóa trong một lĩnh vực cụ thể. Nhờ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.
  • Giao lưu kinh tế quốc tế: Hàng hóa là phương tiện để các quốc gia giao lưu kinh tế cùng nhau. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sẽ giúp các quốc gia tận dụng lợi thế để nâng cao hiệu quả kinh tế và thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Sản xuất hàng hóa là gì

Hàng hóa là thước đo giá trị cũng là yếu tố thúc đẩy kinh tế đất nước đi lên

Sự tác động của hàng hóa đến môi trường và xã hội

Hàng hóa, môi trường và xã hội sẽ có tác động tiêu cực và tích cực lên nhau. Cụ thể:

  • Tác động đến môi trường:
    • Gây ô nhiễm: Do khí thải từ quá trình sản xuất, xử lý chất thải và sử dụng nguyên liệu sẽ khiến môi trường bị ô nhiễm.
    • Cạn kiệt tài nguyên: Hàng hóa tiêu tốn tài nguyên. Việc khai thác quá mức có thể làm cạn kiệt tài nguyên vì chúng không thể tái tạo.
    • Biến đổi khí hậu: Các tác động tiêu cực khiến môi trường bị ô nhiễm, về lâu dài khiến khí hậu biến đổi theo chiều hướng xấu.
  • Tác động đến xã hội:
    • Thúc đẩy xã hội phát triển: Hàng hóa được sản xuất phục vụ cho các hoạt động giáo dục, y tế. Chúng sẽ giúp con người nâng cao trình độ dân trí và sức khỏe cộng đồng.
    • Tạo ra số lượng lớn việc làm: Nhu cầu hàng hóa gia tăng khiến cho nhu cầu sản xuất và sử dụng lao động cũng tăng. Vô số người sẽ có việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
    • Phân hóa giàu nghèo: Sự chênh lệch trong khả năng tiếp cận và tiêu dùng hàng hóa sẽ dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
    • Thay đổi lối sống, văn hóa: Sự phát triển của hàng hóa có thể thay đổi cách sống, thói quen tiêu dùng của con người. Từ đó ảnh hướng đến các giá trị văn hóa và xã hội.

Những điều kiện để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại đến nay 

Để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại nó cần đáp ứng các điều kiện chung sau:

  • Nhu cầu thị trường: Có cung thì mới có cầu. Do đó, hàng hóa sẽ chỉ ra đời và tồn tại nếu nó đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
  • Nguyên liệu và công nghệ: Hàng hóa ra đời dựa vào sản xuất. Khi nguyên liệu không tồn tại, hàng hóa sẽ không hình thành. Tương tự, công nghệ càng hiện đại, khả năng sản xuất hàng hóa càng lớn.
  • Lao động và nhân lực: Sản xuất hàng hóa đòi hỏi sự tham gia của lao động. Nhân lực sẽ được đào tạo để phát triển và đáp ứng các yêu cầu sản xuất.
  • Pháp lý và quy định: Quá trình sản xuất mọi hàng hóa đều cần tuân thủ các quy định pháp lý về an toàn, bảo vệ môi trường, vệ sinh và quy chuẩn kỹ thuật,…

Chuyên viên pháp lý là gì? Những kỹ năng cần có của chuyên viên pháp lý

Hàng hóa là gì kinh tế chính trị

Có nhiều điều kiện để sản xuất hàng hóa tồn tại và phát triển

Trên đây là giải đáp chi tiết của chúng tôi về hàng hóa là gì, công dụng, phân loại và các yếu tố khác xoay quanh hàng hóa. Có thể khẳng định rằng, hàng hóa có vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế. Khả năng sản xuất, tiêu thụ hàng hóa càng lớn thì kinh tế càng phát triển.

Hãy tiếp tục theo dõi HRI mỗi ngày để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích khác nhé!

Xem thêm các bài viết thú vị sau:

Chúc bạn thành công!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: CGV tuyển dụng, AEON MALL tuyển dụng, Vincom tuyển dụng, Tuyển dụng Ministop, Tuyển dụng GS25, Emart Gò Vấp tuyển dụng, Tuyển dụng VinhomesTuyển dụng Lotte.

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers