Ngoài những điều chỉnh mang tính vật lý, chúng ta có thể có được sự tôn trọng và sự chú ý của người khác trong một cuộc đối thoại, nhờ một số mẹo về tâm lý sau.
7 mẹo tâm lý học giúp tăng hiệu quả giao tiếp
1. Hãy bỏ lại cái tôi của bạn ở ngoài cửa. Khi bạn tự hỏi “Người này có thích mình không nhỉ?” thì đó là khi cái tôi của bạn đang lên tiếng. Sẽ không có chỗ cho cái tôi đó tồn tại trong bất kỳ cuộc thương thảo nào. Khi nói chuyện với mọi người, cái tôi của tôi được vứt bỏ lại ngoài cửa, bởi vì tôi tập trung vào điều mình cần từ người khác, chứ không phải tập trung vào những cảm giác của bản thân. Chính cái tôi của bạn sẽ phá hủy bạn. Mục tiêu lớn hơn của bạn là gì? Với tôi là tập trung vào công việc, là có được khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, hoặc dù cho là gì đi nữa thì đó vẫn là mục tiêu thực sự của tôi, chứ không phải việc “họ có thích mình không”.
2. Hãy tự hỏi “người này cần gì từ mình?”. Tôi từng thực hiện rất nhiều cuộc thẩm vấn với những tội phạm. Và tôi chưa từng vào phòng với một suy nghĩ cần một lời thú tội. Thay vào đó, tôi dừng lại và nghĩ: họ cần nghe điều gì từ mình để mình có thể giúp họ mở lòng và nói ra điều họ đã gây ra. Tôi không bao giờ nói với họ theo quan điểm suy nghĩ của tôi. Nếu bạn tiếp tục với quan điểm riêng của bạn, kiểu như “tôi cần thế này, tôi muốn thế kia”, thì bạn sẽ thất bại. Hãy tiếp tục với quan điểm: “Người này cần điều gì?”.
3. Đừng chỉ dừng ở mức “là chính mình”. Bạn có những cách khác nhau khi thể hiện mình với từng người khác nhau. Ví dụ bạn là một người khác khi nói chuyện với bố mẹ, và có thể trở nên rất khác nữa khi nói chuyện với sếp, vậy nên bạn cần tìm ra cách thể hiện phù hợp nhất với người mà bạn đang gặp mặt. Hãy nghĩ rằng mình cần phải thích nghi, mình cần phải luyện tập để tìm cách hiểu được người khác, để nhận ra điều gì mình cần từ họ và điều gì họ cần nghe từ mình, để rồi họ cảm thấy thoải mái, cởi mở và chú ý lắng nghe mình.
4. Hãy biết khi nào phải im lặng. Càng im lặng nhiều càng tốt, bạn sẽ muốn lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn. Mọi người thường cho rằng nếu họ chủ động điều khiển toàn bộ cuộc nói chuyện thì họ là người có quyền lực. Nhưng đó là sai lầm, bởi vì bạn chẳng học được điều gì cả. Người bạn đang nói chuyện cùng đã hiểu được rất nhiều về bạn, như là điều gì đã tạo động lực cho bạn, công việc của bạn là gì, bạn đang nghĩ gì, bạn đang xử lý thông tin gì. Trong khi đó, bạn không hề biết gì về họ. Vậy nên khi tôi tới những buổi gặp gỡ, tôi cố gắng đảm bảo rằng mọi người đều kể chuyện và tôi là người nói cuối cùng. Tôi muốn hiểu về họ, lưu lại những nhận xét trong lòng, đánh giá họ và sau đó tôi có thể nói chuyện với họ một cách khéo léo hơn.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.