adsads
1200900
Lượt Xem 3 K

Giao tiếp cởi mở là gì?

Giao tiếp cởi mở là việc chia sẻ thông tin giữa mọi người một cách dễ dàng, trung thực, nhất quán và đáng tin cậy. Khi nhân viên giao tiếp cởi mở, họ thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm và kế hoạch của mình một cách rõ ràng và quyết đoán. Bằng cách loại bỏ những từ ngữ bị hạn chế, bị động hoặc nói giảm nói tránh và những tín hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, các thành viên trong nhóm có thể làm việc cùng nhau hiệu quả hơn.

Tại sao giao tiếp cởi mở lại quan trọng?

Nếu không có giao tiếp cởi mở tại nơi làm việc, các hệ thống nội bộ cho phép doanh nghiệp hoạt động trơn tru bắt đầu chùn bước. Kết quả là, nó ảnh hưởng đến việc công ty hoạt động tốt như thế nào. Điều này có thể giống như công việc trùng lặp hoặc không có ai giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, quan trọng để hoàn thành một dự án quy mô lớn. Nhìn chung, các vấn đề về giao tiếp ảnh hưởng đến năng suất, tinh thần của nhóm, cũng như sự hài lòng của khách hàng và nhân viên. Tuy nhiên, đây chỉ là một số cách mà việc giao tiếp thiếu cởi mở sẽ gây tổn hại cho các doanh nghiệp. Bây giờ, hãy tìm hiểu thêm về lý do tại sao phong cách giao tiếp cởi mở lại quan trọng ngay dưới đây.

Nó thể hiện công việc cần phải hoàn thành

Việc không đạt được thành tích rất dễ xảy ra khi việc đặt ra các kỳ vọng không nằm trong danh sách ưu tiên của nhà lãnh đạo. Đưa ra định hướng, giải thích tại sao công việc lại quan trọng và giải thích vai trò của mỗi người trong việc hoàn thành các mục tiêu này giúp các dự án hoàn thành là một điều cần thiết. Bằng cách trao đổi cởi mở những điều này, nhân viên hiểu rõ hơn về những gì họ cần làm và tại sao.

Nhân viên học cách trở thành người có trách nhiệm

Mọi người có nhiều khả năng làm chủ công việc của họ khi họ trở thành người chịu trách nhiệm chính cho công việc mình làm. Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ (ASTD) nhận thấy các cuộc họp về việc giải trình trách nhiệm với một người khác làm tăng khả năng hoàn thành các mục tiêu cá nhân lên 95%. Điều này có nghĩa là giao tiếp cởi mở bằng cách thảo luận về tiến độ và những trở ngại tiềm ẩn giúp nhân viên đạt được các chỉ số đo lường hiệu suất chính (KPI) đầy thách thức và các mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp khác.

Đội nhóm hình thành các mối quan hệ bền chặt hơn

Trong “Lắng nghe!: Nghệ thuật Giao tiếp Hiệu quả”, Dale Carnegie & Associates viết, “Sự thật là, giao tiếp tạo ra — hoặc phá huỷ — các mối quan hệ”. Ý họ muốn nói là giao tiếp có sức mạnh. Khi các nhà lãnh đạo phát triển các kỹ năng để giao tiếp cởi mở theo cách xây dựng, sự tin tưởng sẽ tăng lên và các mối quan hệ phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, khi giao tiếp trở nên khép kín, điều ngược lại sẽ xảy ra. Nhân viên bắt đầu nhận thức các nhà lãnh đạo của họ là những người không thông minh về mặt cảm xúc, dễ sợ hãi, đòi hỏi cao, đáng sợ và hay chỉ trích. Do đó, mức độ tương tác và giữ chân nhân viên giảm xuống, điều này có thể khiến phần còn lại của công ty rơi vào tình trạng hoang mang, bị động.

Các vấn đề của doanh nghiệp sẽ ngừng tồi tệ hơn

Với giao tiếp cởi mở, các nhà lãnh đạo dễ tiếp nhận thông tin có thể giúp họ giải quyết các vấn đề ngăn cản nhóm phát huy hết tiềm năng của mình. Kìm nén các vấn đề chỉ là một cách để nhân lên chúng. Ví dụ: điều này có thể giống như sự oán giận ngày càng tăng giữa một nhân viên, khi mà họ cảm thấy như sếp của họ không xem xét khối lượng công việc của họ khi giao nhiệm vụ mới. Cuối cùng, sự thất vọng và không thể quản lý công việc của người đó có thể khiến họ kiệt sức và phải tìm một công việc khác. Để ngăn chặn một vấn đề như thế này, nhân viên cần cảm thấy như họ có thể cởi mở chia sẻ những mối quan tâm và ý tưởng để giải quyết chúng mà không bị đánh giá, xấu hổ hoặc đổ lỗi. Đây là cách tốt nhất để tiếp tục giao tiếp và tạo ra một cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo và các thành viên trong nhóm.

Qua đây, bạn có thể thấy được rằng, giao tiếp cởi mở có vai trò quan trọng đến thế nào trong một doanh nghiệp hay tổ chức. Hãy trao đổi với đồng nghiệp hoặc lãnh đạo của mình để có thể phát triển giao tiếp cởi mở ở môi trường công sở như một cách giúp cho công ty và đội nhóm tiến xa hơn!

 

>> Xem thêm: Nghệ thuật xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers