• .
adsads
38 1
Lượt Xem 2 K

Trong lĩnh vực ngân hàng, bên cạnh các vị trí như nhân viên rủi ro, kiểm toán nội bộ, nhân viên kinh doanh, tín dụng, quan hệ khách hàng… thì giao dịch viên là vị trí được nhiều người yêu thích hơn cả. Vậy bạn đã hiểu hết về giao dịch viên ngân hàng làm những công việc gì chưa? Cùng khám phá qua bài viết sau đây nhé!

Giao dịch viên ngân hàng là công việc gì? Mức lương như thế nào?

Trước khi tìm hiểu giao dịch viên ngân hàng làm những công việc gì, bạn cần biết giao dịch viên là gì? Đây là vị trí làm việc tại các quầy giao dịch ở chi nhánh hay phòng giao dịch của một ngân hàng nào đó. Họ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và giải quyết một số nhu cầu của khách. Vị trí này cũng rất quan trọng khi nó phản ánh trực tiếp chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng. Vì thế các ứng viên thường phái đáp ứng các yêu cầu cao về ngoại hình, chuyên môn, kỹ năng và sự khéo léo, linh hoạt trong giải quyết tình huống.

Tùy thuộc vào kinh nghiệm cá nhân, tiêu chí của từng ngân hàng và trách nhiệm công việc cụ thể mà mức lương của giao dịch viên ngân hàng có sự chênh lệch nhau. Mức lương thấp nhất của vị trí này là 3 triệu/ tháng, trung bình là 6,8 triệu/ tháng, bậc cao là 8 triệu/tháng và cao nhất là 16 triệu/tháng. Thông thường, khi thử việc nhân viên sẽ nhận được mức lương thấp nhất và khi vào làm việc chính thức sẽ được trả lương theo thời gian và hiệu quả công việc.

Giao dịch viên ngân hàng là công việc gì? Mức lương như thế nào?

Các công việc giao dịch viên phải làm?

Tiếp đón và tìm hiểu nhu cầu khách hàng

– Khi khách hàng đến một phòng giao dịch nào đó, các giao dịch viên phải có trách nhiệm đón tiếp một cách niềm nở, thân thiện.

– Tìm hiểu hiểu nhu cầu khách hàng đang mong muốn.

Tư vấn khách hàng

– Khi biết rõ nhu cầu, giao dịch viên sẽ tư vấn các thủ tục đúng với mong muốn của khách.

– Hướng dẫn các bước thực hiện sao cho phù hợp với quy định ngân hàng và pháp luật nhà nước.

– Giới thiệu các dịch vụ mới, các chương trình khuyến mãi.

Giải đáp thắc mắc, khiếu nại

– Khi khách hàng gặp vướng mắc, giao dịch viên ngân hàng phải giải đáp tận tình các thắc mắc của khách hàng để tư vấn các dịch vụ cần thiết.

– Nếu khách hàng khiếu nại, giao dịch viên phải tiếp nhận và giải quyết trong phạm vi cho phép. Nếu không thể giải quyết, phải báo ngay với cấp trên để kịp thời xử lý, đảm bảo uy tín thương hiệu.

Thực hiện thao tác nghiệp vụ

– Ngoài những điều trên, giao dịch viên ngân hàng làm những công việc gì nữa? Đó chính là thực hiện các thao tác theo yêu cầu của khách như: Mở tài khoản, chuyển tiền, thanh toán, phát hành thẻ, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối…

– Thực hiện các giao dịch hoặc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tại quầy hiệu quả, nhanh chóng theo đúng quy trình của ngân hàng.

Chăm sóc khách hàng

– Quan tâm chăm sóc khách hàng để tạo được thiện cảm, khiến khách hàng hài lòng, tin tưởng và sử dụng thêm nhiều dịch vụ khác, thậm chí giới thiệu thêm khách hàng mới.

Con đường thăng tiến của giao dịch viên

Dựa vào những thành tích có được ở các kỳ đánh giá và số năm kinh nghiệm, con đường thăng thiến của giao dịch viên cũng rộng mở và mức thu nhập cũng có sự thay đổi. Từ vị trí giao dịch viên, sau 2 – 3 năm kinh nghiệm có thể làm Kiểm soát viên, sau 3 – 5 năm kinh nghiệm có thể đảm nhận Phó/Trưởng phòng dịch vụ khách hàng, sau 5 – 7 năm có thể trở thành Phó giám đốc vận hành, từ 7 – 9 năm có thể giữ chức vụ Giám đốc chi nhánh… Bên cạnh đó, giao dịch viên cũng có thể chuyển sang các vị trí khác như nhân sự, tư vấn tài chính nếu mong muốn và đủ tiêu chí.

Con đường thăng tiến của giao dịch viên

>>> Xem thêm: Những mẫu CV đẹp cho Ngân Hàng

Kiến thức chuyên môn giao dịch viên cần có

Khi nắm được giao dịch viên ngân hàng làm những công việc gì, bạn cũng nên biết các kiến thức nghiệp vụ mà vị trí này cần có.

Hiện nay, các ngân hàng không quá khắt khe trong việc yêu cầu bằng cấp chuyên ngành. Các ứng viên có thể tốt nghiệp các trường cao đẳng/đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính doanh nghiệp… Đặc biệt, phải đảm bảo có kiến thức cơ bản về tài chính, Kế toán Ngân hàng, các kiến thức chung về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh.

Không chỉ vậy, mỗi giao dịch viên ngân hàng phải được trang bị các kỹ năng như: Vừa làm việc nhóm vừa làm việc độc lập; lắng nghe và giao tiếp tốt; xây dựng mối quan hệ; xử lý tình huống; thuyết phục khách hàng…

Nhiều ngân hàng lớn thường xuyên tổ chức các chương trình tuyển dụng, chẳng hạn như MB Bank tuyển dụng, mang lại cơ hội việc làm rộng mở cho nhiều ứng viên.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn linh hoạt về thời gian, có thể tham khảo các việc làm part time để tích lũy kinh nghiệm và duy trì thu nhập ổn định. Dù là công việc chính thức hay bán thời gian, nền tảng trực tuyến đang trở thành công cụ hữu hiệu giúp mọi người dễ dàng tìm việc làm nhanh chóng. Đặc biệt, tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu tuyển dụng luôn cao và đa dạng, bạn có thể dễ dàng tìm việc làm TPHCM phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.

Vậy là, bạn đã biết rõ giao dịch viên là gì, mức lương ra sao và giao dịch viên ngân hàng làm những công việc gì đúng không nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm động lực để chọn lựa công việc yêu thích.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers