Xu hướng giải tỏa áp lực bằng thiền của dân văn phòng
Hiện nay, rất nhiều dân văn phòng chọn thiền là cách giải tỏa áp lực giúp “chữa lành” sau nhiều trận “bão lòng”. Ngay cả Giám đốc điều hành P&G A.G. Lafley cũng nhận định: “Ngồi thiền giúp chúng ta như tìm thấy lại bản thân và cảm thấy ý nghĩa hơn đối với công việc mình đang làm. Nếu bạn không thể giải quyết vấn đề, hãy tĩnh tâm và suy ngẫm về nó!”.
Bên cạnh đó, Google đã thiết kế nhiều phòng thiền tập ở văn phòng và đưa nhiều khóa thiền định về Trí tuệ cảm xúc vào hoạt động thư giãn hàng ngày cho nhân viên. Steve Jobs cũng cho phép nhân viên dành 30 phút mỗi ngày để thiền định ở văn phòng, và chính ông cũng luyện tập thiền định.
Hay như Intel triển khai chương trình thiền “Awake@Intel” giúp nhân viên giảm 2 điểm trong thang điểm 1-10 về mức độ stress, đồng thời tăng 3 điểm hạnh phúc và sức khỏe toàn diện…
Việc tìm hiểu về farewell là gì sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ trong công việc.
Thiền giúp giải tỏa áp lực và “chữa lành” hiệu quả thế nào?
Đầu tiên, thiền định giúp bạn tìm thấy lại bản thân của mình và thấu hiểu hơn về trí tuệ cảm xúc. Nhờ đó bạn giữ được tâm trí minh mẫn, cải thiện sức khỏe tinh thần và lấy lại được năng lượng tích cực giúp xoa dịu nỗi đau tinh thần hiệu quả.
Đặc biệt, thiền định có khả năng giải tỏa căng thẳng và xua tan bao muộn phiền trong công việc lẫn cuộc sống của bạn. Bạn sẽ cảm thấy công việc mình đang làm ý nghĩa hơn khiến bạn có động lực làm việc và cống hiến hơn. Và hơn hết, thiền định giúp bạn bình tĩnh và sáng suốt giải quyết được vấn đề cũng như tăng khả năng sáng tạo trong công việc…
Để phát triển kỹ năng tài chính cá nhân, bạn có thể tìm hiểu về deposit là gì và nghiên cứu thêm về autophobia là gì để hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tài chính và tâm lý.
Phương pháp thiền định ngay tại văn phòng
Bạn có thể thiền định ngay tại văn phòng bằng các bước đơn giản sau:
– Tìm không gian yên tĩnh:
Trước tiên, bạn cần tìm một không gian yên tĩnh để không bị làm phiền và phân tâm trong quá trình thiền định. Đừng quên tắt chuông điện thoại bạn nhé!
Tiếp theo, bạn hãy ngồi ổn định ở vị trí thoải mái nhất với tư thế phù hợp nhất. Bạn có thể thử tư thế ngồi hoa sen (kiết già) bằng cách bắt chéo chân rồi đặt chân phải lên đùi trái và đặt chân trái lên đùi phải.
– Kiểm tra:
Bạn tiến hành thiền quét cơ thể, chuyển sự chú ý từ phần này sang phần khác khắp cơ thể. Việc này giúp bạn cảm nhận được nơi nào trên cơ thể đang căng thẳng để ưu tiên kích hoạt chúng.
– Dẫn dắt bằng hơi thở:
Thở đúng cách giúp thư giãn hệ thần kinh, từ đó khiến tinh thần bạn sảng khoái và minh mẫn hơn. Bạn hãy hít thật sâu đến căng phồng bụng, rồi thở chậm ra đến co bụng lại.
– Để phiền muộn đến và đi:
Hãy cứ để những điều phiền muộn đến một cách tự nhiên và đi cũng tự nhiên bạn nhé. Bạn không cần phải ngăn tâm trí mình đừng nghĩ đến chuyện phiền muộn, mà chỉ cần để ý khi nào chúng xuất hiện. Lúc chúng đến, bạn đừng nên bực dọc hay phán xét gì cả mà cứ nhẹ nhàng chuyển hướng chúng là được.
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về các yếu tố xã hội và văn hóa, hãy tìm hiểu về tiêu chuẩn kép là gì và khám phá thêm khái niệm bác sĩ nội trú là gì để nâng cao kiến thức trong lĩnh vực y tế và xã hội.
– Nhắm mắt lại để mở rộng tâm hồn:
Nhắm mắt giúp bạn tập trung và tĩnh tâm hơn trong quá trình thiền định. Khi tắt đi luồng thông tin hình ảnh này, những giác quan khác của bạn sẽ “mạnh” hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cảm thấy bên trong cơ thể và thế giới xung quanh trở nên hòa hợp hơn. Hãy thả lỏng người và đón nhận mọi thứ bằng một trái tim lẫn tâm hồn rộng mở bạn nhé!
Ngoài việc ngồi thiền ở văn phòng, bạn có thể tham khảo thêm các khóa thiền trực tuyến hoặc dành thời gian tham gia các khóa thiền offline vào cuối tuần để thư giãn tinh thần hiệu quả hơn.
Hy vọng thiền định giúp giải tỏa hiệu quả những áp lực công việc và “chữa lành” được những trận “bão lòng” của bạn. Chúc bạn luôn bắt đầu ngày làm việc với tinh thần hứng khởi và cảm thấy hạnh phúc trong công việc lẫn cuộc sống nhé!
Xem thêm: Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.