Giá trị cốt lõi là gì?
Giá trị cốt lõi là gì? giá trị cốt lõi chính là tập hợp những niềm tin, lý tưởng và những định hướng mà mỗi người thiết lập cho bản thân mình. Hiểu một cách đơn giản thì khi bạn định nghĩa con người mình thế nào thì giá trị của bạn chính là như thế ấy.
Như vậy giá trị cốt lõi của một tổ chức, doanh nghiệp còn là tập hợp những nguyên tắc chung, lý tưởng mà những con người trong tổ chức muốn hướng đến. Những yếu tố này được tạo ra trong một khoảng thời gian đủ lâu để nó có thể hình thành nên tính cách của doanh nghiệp.
Những giá trị này có thể cho biết con người của những tổ chức ấy mang nét đặc trưng như thế nào như: năng động, trẻ trung hay chuyên nghiệp,… Hoặc cũng cho thấy được phương châm kinh doanh của họ ra sao như: phát triển bền vững,khách hàng là thượng đế,…
Xem thêm :
- Gen X là gì? 5 Điều thú vị về Gen X mà có thể bạn chưa biết
- Phúc lợi là gì? Cách xây dựng chính sách phúc lợi cho nhân viên
- Excel là gì? Công dụng và tầm quan trọng của Excel
- Gen Z là gì? Đặc điểm nổi bật và sự khác biệt với gen Y
- Deadline là gì? Cách chạy deadline hiệu quả
- FYI là gì? FYI được dùng trong trường hợp nào?
Tầm quan trọng của giá trị cốt lõi đối với doanh nghiệp
Như vậy, chúng ta đã hiểu thêm về khái niệm giá trị cốt lõi là gì? Vậy thì tầm quan trọng của nó ra sao? Theo dõi chi tiết qua những phân tích sau:
Kim chỉ nam cho mọi hoạt động của DN
giá trị cốt lõi chính là kim chỉ nam cho mọi hành động của tổ chức, doanh nghiệp đó. Khi giá trị này được truyền đạt một cách nhất quán và rõ ràng thì đội ngũ nhân viên sẽ hiểu ra được những trách nhiệm, vị trí của bản thân trong tổ chức. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ biết đâu là quyết định đúng đắn để hướng tới sứ mệnh và có thể đạt được những mục tiêu đề ra.
giá trị cốt lõi cũng chính là nền tảng hình thành nên đạo đức kinh doanh của cả doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lấy “chất lượng” làm giá trị cốt lõi thì đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn và luôn mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
Đồng nhất thông điệp Marketing
giá trị cốt lõi có vai trò trong việc đồng nhất các thông điệp Marketing nếu được xây dựng và thực hiện đúng cách. Khi doanh nghiệp có giá trị cốt lõi rõ ràng, đồng thời đội ngũ nhân viên hiểu rõ thì nó thì các thông điệp Marketing sẽ trở nên nhất quán hơn. Từ đó giúp xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và thương hiệu đồng nhất và đáng tin cậy trong tâm trí khách hàng.
Để đảm bảo giá trị cốt lõi có thể hỗ trợ việc đồng nhất các thông điệp Marketing thì doanh nghiệp cần phải thực hiện giá trị này một cách có chủ ý và nhất quán. Tất nhiên, nếu các hoạt động của tổ chức không thực sự phù hợp với giá trị cốt lõi thì thông điệp Marketing sẽ không đồng nhất, khi đó sẽ làm giảm sự tin tưởng của khách hàng.
Gắn kết đội ngũ Nhân viên
giá trị cốt lõi đúng đắn chính là tiêu chí giúp nhân viên và khách hàng có thể dễ dàng hiểu được doanh nghiệp đang đại diện cho điều gì? Và thực sự có đi đúng hướng hay không? Từ đó giúp tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng, mang lại cảm giác an toàn cho đội ngũ nhân viên. Đồng thời, giúp thúc đẩy sự tương tác cũng động lực làm việc cho nhân viên. Điều này giúp nâng cao năng suất và chất lượng, tạo ra một môi trường làm việc tích cực, năng động.
Thu hút nhân tài
Hầu hết, lực lượng lao động đều mong muốn gắn bó lâu dài với những công ty với quy mô chặt chẽ, chuyên nghiệp và có một giá trị cốt lõi chất lượng. Vì vậy, giá trị cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp trở nên uy tín, thu hút, đồng thời chiêu mộ được nhân tài. Từ đó có thể giúp tìm ra những nhân viên gắn bó lâu dài với tổ chức.
Giúp nhân viên hành xử đúng đắn
Khi doanh nghiệp có những giá trị cốt lõi rõ ràng, đội ngũ nhân viên cũng sẽ hiểu rõ ràng bản thân đang thực sự đại diện cho điều gì. giá trị cốt lõi chính là những tiêu chí hướng dẫn nhân viên hành xử đúng đắn tại nơi làm việc.
Trong môi trường biến động liên tục về kinh tế, xã hội như hiện nay, giá trị cốt lõi thực sự rất quan trọng và cần thiết. Bởi vì nhân viên luôn có niềm tin vào những nguyên tắc đạo đức mà doanh nghiệp đã tuyên bố, cũng như có thêm lòng tin vào nhân sinh quan tốt đẹp.
Các yếu tố cấu thành nên giá trị cốt lõi là gì?
Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan sẽ bao gồm những ý tưởng của nhà lãnh đạo doanh nghiệp với mong muốn thể hiện trong giá trị cốt lõi, giá trị mà tổ chức có thể mang lại cho khách hàng, cộng đồng.
Mục đích của việc xây dựng giá trị cốt lõi chính là xác định đích đến cho doanh nghiệp. Đây cũng là động lực thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng và có sự tác động bởi yếu tố chủ quan.
Yếu tố khách quan
Bên cạnh yếu tố chủ quan thì yếu tố quan trọng trong việc cấu thành nên giá trị cốt lõi chính là yếu tố khách quan. Yếu tố này sẽ bao gồm phản hồi của nhân viên, sự kỳ vọng, nhu cầu của khách hàng,…
Sở dĩ giá trị cốt lõi bị chi phối bởi yếu tố khách quan là do việc xác định những giá trị này là cho toàn bộ tổ chức và những đối tượng liên quan. Nếu như giá trị cốt lõi này được xác định dựa trên quá trình khảo sát khách hàng và sự tổng hợp ý kiến của nhân viên thì tính khả thi sẽ cao hơn. Đồng thời, điều này cũng xác định được rõ bước nền tảng đưa các hoạt động kinh doanh tiến tới thành công.
Những nguyên tắc khi xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp
Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng khi xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp mà chúng ta cần nằm:
- Tôn trọng giá trị văn hóa: Bước đầu tiên trong việc xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp chính là công nhận, tôn trọng những giá trị văn hóa hiện có. Trước hết nhà lãnh đạo nên xem xét về những giá trị ý nghĩa đã ăn sâu vào văn hoá doanh nghiệp tới thời điểm hiện tại. Tổ chức đã làm được những gì để có thể đạt được những thành quả như bây giờ? Điều gì thực sự quan trọng giúp thu hút, giữ chân nhân tài ở lại với doanh nghiệp?
- Tập trung vào giá trị trọng tâm: giá trị cốt lõi chính là những đặc tính riêng biệt của một doanh nghiệp. Muốn nhân viên hiểu và gắn bó và cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp, lãnh đạo cần phải xây dựng giá trị dựa vào phong cách làm việc chung của tất cả mọi người nơi đây. Có như vậy, đội ngũ nhân viên mới thực sự đồng lòng, hợp tác và gắn bó hơn với doanh nghiệp lâu dài.
- Đặt mục tiêu rõ ràng: Song song với những giá trị cốt lõi quan trọng, doanh nghiệp cũng cần phải đặt những mục tiêu hoạt động rõ ràng, chi tiết. Hai yếu tố này với những đặc tính riêng, sẽ giúp bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Nhờ đó giúp nâng cao hiệu suất cho đội ngũ nhân viên của mình, từ đó cùng nhau đưa tổ chức phát triển, vững mạnh hơn nữa.
- Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, cởi mở: Nếu doanh nghiệp tạo và nuôi dưỡng được một môi trường làm việc thân thiện, cởi mở thì nhất định đội ngũ nhân viên sẽ thể thoải mái trong việc chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm, thông tin với nhau. Từ đó sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh. Doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra nhờ sự gắn kết của tất cả các thành viên.
- Súc tích, dễ hiểu, dễ nắm bắt: Nếu như nội dung giá trị cốt lõi quá dài, người đọc sẽ cảm thấy rất nhanh chán và khó để nắm bắt, tin tưởng, để áp dụng. Ví dụ như Microsoft, giá trị của họ rất ngắn và cũng rất dễ hiểu: đa dạng và hòa nhập, sự đổi mới, môi trường, đáng tin cậy,…
- Thức thời theo tình hình thực tế: Thị trường luôn có sự thay đổi liên tục, điều kiện kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp cũng thay đổi theo năm tháng. Vì vậy, những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi để có sự phù hợp và đáp ứng với tình hình thực tế. Việc định kỳ đánh giá lại giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp là điều thực sự rất cần thiết và nên thực hiện. Nếu còn phù hợp, doanh nghiệp hãy tiếp tục áp dụng, nếu có sự thay đổi, doanh nghiệp cần có thời gian nghiên cứu để cải tiến những giá trị cốt lõi cho phù hợp với doanh nghiệp của mình hơn.
Ứng dụng giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp
Trong phát triển sản phẩm
Khi áp dụng giá trị cốt lõi vào các chiến lược phát triển sản phẩm, doanh nghiệp có thể định hướng và tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất của sản phẩm mà mình tạo ra, từ đó mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng.
Đồng thời, khi tập trung vào giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cần tạo ra được những sản phẩm thực sự vượt trội, khác biệt và độc đáo hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường. Hơn nữa, việc ứng dụng giá trị cốt lõi vào phát triển sản phẩm cũng sẽ giúp tạo ra sự nhất quán giữa sản phẩm và thương hiệu, từ đó tăng tính nhận diện của sản phẩm.
Trong quảng cáo và truyền thông
Giá trị cốt lõi giống như một thông điệp ý nghĩa, đây là một cách hiệu quả để có thể giúp tăng tính nhận diện và sự độc đáo của thương hiệu. Đồng thời, từ đó có thể tạo ra ấn tượng sâu sắc, gây ảnh hưởng tích cực đến khách hàng. Khi Marketing và truyền thông được thiết kế dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ giúp tạo ra sự nhất quán giữa thông điệp. Từ đó, giúp tăng độ tin cậy của thương hiệu trong tâm trí của những khách hàng.
Đặc biệt, việc ứng dụng giá trị cốt lõi vào quảng cáo truyền thông cũng giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn, tạo kết nối giữa khách hàng và thương hiệu, tăng tính tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Trong tuyển dụng và quản lý nhân sự
Trong tuyển dụng và quản lý nhân sự, giá trị cốt lõi cũng sẽ giúp quá trình này trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là giúp tạo ra một văn hóa doanh nghiệp nhất quán, tập trung vào những giá trị cơ bản mà tổ chức mong muốn mang lại cho chính nhân viên của mình.
Khi tuyển dụng nhân sự, giá trị cốt lõi giúp xác định được những ứng viên có giá trị thực sự phù hợp với tổ chức. Điều này giúp đảm bảo rằng nhân viên mới có thể phát triển và thăng tiến trong một môi trường tương thích với những giá trị cốt lõi của tổ chức.
Khi quản lý nhân sự, việc áp dụng giá trị cốt lõi sẽ giúp định hướng và tập trung vào những yếu tố quan trọng, xác định được mục tiêu và hành động của nhân viên trong khuôn khổ của những giá trị đó. Nó cũng giúp tạo ra một văn hóa doanh nghiệp chung tích cực. Đảm bảo rằng tất cả các nhân viên đều hiểu và đồng thuận với các giá trị cốt lõi của tổ chức. Điều này giúp họ cảm thấy có mục tiêu và có nhiều đóng góp ý nghĩa cho tổ chức hơn.
Những giá trị cốt lõi tâm đắc tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp
Có rất nhiều thương hiệu cực nổi tiếng và thành công với những giá trị cốt lõi có cái nhìn sâu sắc về sự thành công đằng sau những tổ chức này. Dưới đây là những giá trị cốt lõi tâm đắc của một số tổ chức:
Giá trị cốt lõi của Unilever
Trong quá trình hoạt động tập đoàn đa quốc gia Unilever luôn xác định rõ giá trị cốt lõi của mình như:
- Đề cao sự công bằng
- Không ngừng đổi mới hướng đến sự tích cực
- Xác định mục tiêu rõ ràng để mang lại sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng
- Sẵn sàng hợp tác
Giá trị cốt lõi của Viettel
Khẩu hiệu “hãy nói theo cách của bạn” của Viettel đã in dấu trong lòng người dân Việt Nam bao thế hệ nay. giá trị cốt lõi của Viettel khác biệt và độc đáo thể thông qua 8 điều dưới đây:
- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý
- Trưởng thành qua những thách thức và thất bại
- Sáng tạo là sức sống
- Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
- Tư duy hệ thống
- Kết hợp Đông Tây
- Truyền thống và cách làm của người lính
- Ngôi nhà chung mang tên Viettel
Giá trị cốt lõi của Unilever
Trong quá trình hoạt động, tập đoàn đa quốc gia Unilever luôn xác định rõ giá trị cốt lõi của mình:
- Đề cao sự công bằng
- Không ngừng đổi mới hướng đến sự tích cực
- Xác định mục tiêu rõ ràng để mang lại sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng
- Sẵn sàng hợp tác
Bài viết trên đã làm rõ về thắc mắc “giá trị cốt lõi là gì?”, đồng thời thể hiện rõ tầm quan trọng và những nguyên tắc xác định giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về giá trị cốt lõi, nhằm tạo ra những giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp của mình.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.