adsads
7 1200x900 1
Lượt Xem 3 K

Giám đốc bộ phận Con người và Văn hóa tại S3 khuyên người lao động nên ủng hộ sự phát triển cá nhân họ, để người quản lý công nhận sự cống hiến đó. Đánh giá hiệu suất và sự phát triển của nhân viên — việc này giống như Fred and Ginger trong giới doanh nghiệp Mỹ. Người này đi đâu, người kia theo đó. 

Các công ty = thường xuyên sử dụng xếp hạng hiệu suất kể từ những năm 1950 để giúp đánh giá và động viên tinh thần làm việc của nhân viên.

Nhưng chúng có mang lại hiệu quả thật sự không? Gần đây, ngày càng có nhiều công ty cải tiến quyết liệt hoặc từ bỏ hoàn toàn quy trình đánh giá hiệu suất hàng năm của họ. Tại sao? Bởi vì mọi người không ai giống nhau và một quy trình đánh giá tiêu chuẩn đơn lẻ không thể bao quát chính xác thành tích của từng nhân viên.

Các kỹ năng và nhu cầu phát triển của nhân viên không ngừng tăng cao dựa trên các yếu tố cá nhân và các tác động ngoại cảnh. Vì vậy, việc ấn định xếp hạng hằng năm dựa trên mười hai tháng làm việc trước đó không thật sự mang lại ý nghĩa. Nếu có, thì việc xếp hạng hàng năm này, đôi khi lại làm mất lòng nhân viên.

Khi động lực lụi tàn thì hiệu suất cũng dần tiêu tan. Nhân viên muốn được đánh giá cao và nếu những điểm mạnh độc đáo mà họ mang lại không được công nhận, họ sẽ có nhiều khả năng thu mình, đầu tư ít đi vào công việc hiện tại hoặc tìm kiếm một nơi làm việc mới. 

Bối cảnh công việc thay đổi do các tác động của môi trường, chẳng hạn như tác động của đại dịch COVID-19 trong 18 tháng qua, mang đến thêm nhiều thách thức. Với tư cách là một nhân viên, làm cách nào để bạn có thể đảm bảo ban quản lý ghi nhận những đóng góp của bạn nếu bạn vẫn đang làm việc tại nhà trong khi đồng nghiệp của bạn đã trở lại văn phòng? Làm thế nào để bạn tiếp tục gắn bó và cống hiến cho team?

Hãy chắc chắn bạn hiểu rõ yêu cầu và mong đợi từ sếp

Là một nhân viên, sẽ rất khó để cải thiện công việc khi những kỳ vọng không được truyền đạt đúng cách cho bạn. Trò chuyện với người giám sát trực tiếp của bạn về những kỳ vọng của họ liên quan đến vai trò và trách nhiệm của bạn. Hãy cụ thể với câu hỏi của bạn. Làm rõ lịch trình, chi tiết và mức độ tự chủ dự kiến ​​cho các sản phẩm hoặc công việc khác nhau. Bắt đầu với một cơ sở rõ ràng sẽ đảm bảo bạn đang làm việc đúng hướng.

Yêu cầu phản hồi

Nếu công ty của bạn không có quy trình phản hồi chính thức hãy yêu cầu được nghe phản hồi. Thông thường, mọi người sẵn sàng cung cấp thông tin nhằm giúp bạn cải thiện. Việc giữ kết nối với nhóm quản lý trực tiếp và các cấp quản lý cao hơn giúp họ hiểu được bạn cũng như điểm mạnh và điểm yếu của bản thân bạn. Điều này sẽ cho phép họ cung cấp phản hồi tốt hơn, có mục tiêu hơn. Hãy chủ động lên lịch họp định kỳ để kết nối với người quản lí bạn. 

Lắng nghe và áp dụng các phản hồi 

Với tư cách là một nhà quản lý, không có gì khó chịu hơn là dành thời gian để chuẩn bị, huấn luyện và đưa ra những góp ý mang tính xây dựng, để rồi chứng kiến ​​nhân viên của bạn tiếp tục mắc những sai lầm tương tự. Khi ai đó cung cấp thông tin hữu ích, hãy chắc chắn rằng bạn đã suy nghĩ kỹ về việc kết hợp nó vào cách bạn làm việc! Nếu chưa rõ phải làm thế nào, hãy đặt câu hỏi. 

Có định hướng làm việc rõ ràng

Bạn làm chủ con đường sự nghiệp của chính mình. Đa số nhân viên mong đợi các cơ hội nghề nghiệp tự nhiên xảy đến. Những nhân viên thành công nhận thức được những gì họ cần làm để cải thiện hiệu quả công việc, ủng hộ việc học hỏi và phát triển của bản thân, đồng thời không ngại nói về những thành công của mình (khi thích hợp để làm như vậy). Đừng ngại hỏi người quản lý của bạn về cơ hội phát triển hoặc dự án mà bạn muốn tìm hiểu thêm để phát triển nghề nghiệp của mình.

Tiếp nhận tư duy phát triển

Nắm lấy sức mạnh của sự ‘chưa thành công. Bạn rất dễ cảm thấy thất vọng vì chưa đạt được những mong muốn trong sự nghiệp của mình. Việc nhắc nhở bản thân rằng mặc dù bạn có thể chưa thành thạo một kỹ năng nào đó hoặc chưa đạt được mục tiêu đã đặt ra, nhưng bạn chắc chắn có thể làm được. Cân nhắc những gì bạn cần làm để đạt được sự thành thạo trong công việc, điều chỉnh lại quan điểm của bạn và tập trung vào những gì bạn có thể làm. 

Khi công việc và thế giới tiếp tục phát triển và thay đổi, thì công việc và các ưu tiên của chúng ta cũng vậy. Có một điều bất biến: Bạn làm chủ sự nghiệp của mình. Hãy hành động và đón lấy thành công.

>> Xem thêm: Bí quyết phỏng vấn: Nếu sếp yêu cầu bạn làm điều mà bạn không đồng ý, phải làm sao?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers