adsads
Full Stack là gì?
Lượt Xem 729

Full Stack là gì?

Full Stack còn được dùng để chỉ Full Stack Developer (lập trình viên full-stack), một vị trí công việc thuộc ngành IT, có nhiệm vụ tổng hợp những kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc, trực quan nhất về nhiều lĩnh vực nhu front end, back end, database, server, hệ thống bảo mật,… nhằm triển khai các dự án công nghệ một cách hoàn thiện.

Full Stack là lập trình viên đa nhiệm

Full Stack là lập trình viên đa nhiệm

Xem thêm :

Điểm mạnh và hạn chế của Full Stack Developer

Nghề Full Stack Developer có những điểm mạnh hấp dẫn, song cũng gặp phải một số hạn chế:

Điểm mạnh

  • Full Stack Developer có thể nắm vững mọi kỹ thuật thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) để phát triển và triển khai hoàn chỉnh một dự án.
  • Họ dễ dàng tạo được các mẫu thử.
  • Họ có thể hỗ trợ công việc cho tất cả các thành viên trong nhóm bởi có kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực trong IT.
  • Full Stack Developer có thể làm công việc chuyên môn của nhiều người, giúp giảm thiểu chi phí thuê nhân sự cho toàn bộ dự án.
  • Họ giúp tăng tốc độ thực hiện dự án.
  • Họ linh hoạt chuyển đổi công việc giữa back end và front end theo yêu cầu của từng dự án.
  • Họ hiểu rõ mọi khía cạnh của những công nghệ mới nhất sắp ra mắt.

Hạn chế

  • Full Stack Developer có khả năng chọn lựa sai giải pháp cho các dự án.
  • Giải pháp được chọn cho từng dự án có tối ưu nhất hay chưa còn phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân của lập trình viên.
  • Họ có thể gây ra rủi ro cho nhà quản lý dự án nếu liên tục đưa ra phương án sai.
Full Stack Developer có thể xử lý công việc của nhiều người cùng lúc, nhưng cũng có khả năng đưa ra sai giải pháp cho công việc

Full Stack Developer có thể xử lý công việc của nhiều người cùng lúc, nhưng cũng có khả năng đưa ra sai giải pháp cho công việc

Công việc của Full Stack Developer

Công việc cụ thể của một Full Stack Developer thay đổi phụ thuộc vào dự án, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh. Tuy không chuyên sâu hẳn về một mảng như back end hoặc front end, nhưng sự kết hợp hài hòa giữa hai nhóm kiến thức và kỹ thuật sẽ giúp Full Stack Developer phát triển nên những sản phẩm ưng ý nhất cho doanh nghiệp.

Theo đó, Full Stack Developer sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ sản phẩm bao gồm: hệ thống, giao diện, database, luồng dữ liệu,… Họ phải đảm bảo sản phẩm vận hành mượt mà nhất và ít lỗi phát sinh nhất có thể.

Nhìn chung, một lập trình viên Full Stack sẽ thực hiện các công việc như sau:

  • Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng hoặc chủ dự án để nghiên cứu và đề xuất giải pháp xây dựng cấu trúc hệ thống tối ưu nhất, phù hợp nhất với ngân sách.
  • Chọn ngôn ngữ lập trình để triển khai sản phẩm (web hoặc ứng dụng), bao gồm: Java, Ruby, PHP, Python,… Một lập trình viên Full Stack thường thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình.
  • Làm việc trên front end, back end, UI/UX dựa trên HTML, CSS và Javascript.
  • Lập trình nên các API, thiết kế database và viết các câu truy vấn.
  • Xây dựng tài liệu kỹ thuật để các bên liên quan có thể xem, nắm bắt được thông tin chi tiết của dự án và sử dụng để phục vụ công việc của mình.
  • Chịu trách nhiệm cho quá trình kiểm thử, sửa các lỗi còn tồn tại cho đến khi sản phẩm hoàn hảo thì đưa ra thị trường hoặc chính thức đưa vào vận hành.
  • Đưa ra các giải pháp tối ưu hệ thống, cải thiện sản phẩm để gia tăng giá trị và hiệu suất cho sản phẩm.
Sự kết hợp linh hoạt giữa kỹ năng của front end và back end giúp lập trình viên Full Stack phát triển nên những sản phẩm đúng nhất với mong muốn của chủ dự án

Sự kết hợp linh hoạt giữa kỹ năng của front end và back end giúp lập trình viên Full Stack phát triển nên những sản phẩm đúng nhất với mong muốn của chủ dự án

Để trở thành Full Stack Developer cần học những gì?

Công việc của một Full Stack Developer tương đối phức tạp. Để trở thành lập trình viên Full Stack, bạn cần trang bị cho mình rất nhiều ngôn ngữ lập trình và công cụ quan trọng như:

Front-end languages and frameworks

Thành thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình front end là điều vô cùng quan trọng đối với một Full Stack Developer. Để bắt đầu công việc của một lập trình viên Full Stack, bạn cần thành thạo tối thiểu các ngôn ngữ sau:

  • HTML: Là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, chi phối hiển thị của văn bản/hình ảnh, định dạng toàn bộ văn bản và thẻ trong cấu trúc tài liệu.
  • CSS: Là biểu định dạng cho phép thay đổi và tùy chỉnh hiển thị của các thành phần gồm phông chữ, khoảng cách, kích thước, màu sắc,…
  • Javascript: Ngôn ngữ lập trình dùng để tăng tương tác giữa người dùng và sản phẩm, cung cấp các thư viện và tác vụ như React, Vue, Angular, JQuery,…

Back-end technologies and frameworks

Tương tự với mảng backend, Full Stack Developer cần thành thạo các ngôn ngữ, kỹ thuật và frameworks sau:

  • NodeJS và ExpressJS: Môi trường của Javascript, cho phép chạy mã nguồn mở trên đa nền tảng.
  • Spring và Java Server: Các khuôn khổ của Java cho phép chạy ở phía máy chủ.
  • Python: Ngôn ngữ hỗ trợ phát triển phần mềm và website hiệu quả, sử dụng các khuôn khổ như Django và Flask.
  • C#: Ngôn ngữ lập trình phụ trợ trong môi trường Windows.

Hệ thống quản lý Database 

Lập trình viên Full Stack cần biết cách xác định mối quan hệ của các dữ liệu truy xuất từ cơ sở dữ liệu thông qua các đoạn code. Theo đó, bạn cần biết cách sử dụng các database như: MySQL, MongoDB và Oracle, SQL SERVER và PostgreSQL.

Version control 

Version control là hệ thống kiểm soát phiên bản dùng để quản lý các tệp sử dụng trong triển khai dự án và có thể theo dõi được lịch sử của người dùng, giúp dễ dàng truy xuất thông tin. Bạn cần tìm hiểu các hệ thống thông dụng như: Git, Github, Subversion,…

Web hosting platforms 

Web hosting platforms là nền tảng lưu trữ web, cho phép lập trình viên triển khai sản phẩm trên điện toán đám mây, truy cập trực tuyến thông qua www. Bạn có thể tìm hiểu về các nền tảng lưu trữ web phổ biến như Amazon, Google, Heroku, Microsoft Azure,…

Các ngôn ngữ lập trình và công cụ quan trọng mà một Full Stack Developer cần có

Các ngôn ngữ lập trình và công cụ quan trọng mà một Full Stack Developer cần có

Full Stack Developer cần có kỹ năng nào?

Bên cạnh các công cụ lập trình, Full Stack Developer cần trang bị thật nhiều kỹ năng hữu ích như:

  • Ngôn ngữ lập trình: Nắm vững các ngôn ngữ lập trình khác nhau giúp bạn dễ dàng chọn được ngôn ngữ phù hợp nhất để phát triển sản phẩm và dự án đặc thù, đồng thời kiểm soát được toàn bộ cấu trúc, thiết kế và kiểm thử.
  • Kỹ năng về framework, nền tảng, thư viện: Mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ đi kèm với một framework riêng như JAVA Spring, Python Django, Mybatis, Node Js Express, PHP thinkphp, Hibernate,…
  • Cơ sở dữ liệu và caching: Với các dự án cần database, bạn cần biết cách lưu trữ, tương tác và làm việc với dữ liệu, tránh tình trạng quá tải hoặc sập hệ thống bất ngờ. Như vậy, bạn cần hiểu về các hệ thống database như Server, SQL, MySQL, Oracle,… cùng với các kỹ thuật caching như Redis, memcached, varnish,…
  • Kỹ năng thiết kế: Bạn cần có các kỹ năng cơ bản trong thiết kế UI/UX, prototype design,… để hỗ trợ cải thiện trải nghiệm cho người dùng, gia tăng lợi thế cho doanh nghiệp phát triển sản phẩm.
  • Hiểu về thiết kế Front end: Cần nắm được các công cụ thiết kế front end để thiết kế luồng tương tác, nâng tầm sản phẩm qua tương tác, gia tăng trải nghiệm cho người dùng.
  • Quản lý phiên bản: Full Stack Developer cần hiểu biết về GIT để quản lý code hiệu quả hơn, dễ dàng tìm ra lỗi để sửa kịp thời và tối ưu hệ thống sản phẩm.
  • Làm việc với API: Không chỉ tạo ra API, lập trình viên Full Stack còn cần làm việc với API thường xuyên để gia tăng giá trị công nghệ cho sản phẩm.
  • Một số kỹ năng cần thiết khác: Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị những kỹ năng công việc khác trong lĩnh vực lập trình là viết các unit test, xây dựng automation setting, bảo mật hệ thống, giải thuật và cấu trúc dữ liệu.
  • Kỹ năng mềm: Để hỗ trợ việc giao tiếp trong công việc cũng như dễ dàng làm việc với các stakeholder, một lập trình viên Full Stack rất cần những kỹ năng mềm quan trọng như hoạch định chiến lược, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, có kỹ năng phân tích và tư duy sáng tạo.
Lập trình viên Full Stack cần trang bị những kỹ năng chuyên môn song song với kỹ năng mềm để hỗ trợ tốt nhất cho công việc của mình

Lập trình viên Full Stack cần trang bị những kỹ năng chuyên môn song song với kỹ năng mềm để hỗ trợ tốt nhất cho công việc của mình

Những lý do bạn nên trở thành lập trình viên Full Stack

Lập trình viên Full Stack hiện đang là một trong những vị trí công việc ngành IT được săn đón mạnh mẽ nhất, không chỉ ở thị trường Việt Nam mà ở các thị trường quốc tế. Nghề nghiệp này mang lại sức hút lớn là nhờ cơ hội sự nghiệp rộng mở và mức lương hấp dẫn.

Đó cũng chính là những lý do mà bạn nên học tập để trở thành một Full Stack Developer chuyên nghiệp.

Cơ hội tìm kiếm việc làm cao 

Lĩnh vực CNTT ngày càng bùng nổ mạnh mẽ. Các xu hướng công nghệ mới liên tục ra đời. Nhu cầu sống của con người cũng dần gắn liền với công nghệ. Đó là lý do mà mọi doanh nghiệp hiện nay đều muốn ứng dụng CNTT vào quá trình sản xuất, cung ứng của mình, hoặc sáng tạo ra những sản phẩm công nghệ mới, những giải pháp mới giúp ích cho cộng đồng.

Nhờ vậy mà cơ hội việc làm của nghề Full Stack Developer trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Bạn có thể kiếm việc ở bất cứ công ty công nghệ nào trong khu vực. Thậm chí bạn có thể kiếm job từ các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân nước ngoài trên các sàn việc làm trực tuyến hoặc qua các trang web việc làm freelance.

Mức lương hấp dẫn 

Các doanh nghiệp sẵn sàng chi trả một mức lương xứng đáng cho các lập trình viên đa nhiệm nhờ những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng mà họ sở hữu. Để làm một lập trình viên đa nhiệm, bạn cần phải đầu tư rất nhiều vào quá trình học tập và thực chiến. Vì thế, khi trở thành lực lượng lao động ngành IT, bạn sẽ thu lại được mức thu nhập hấp dẫn đáng mơ ước.

Cơ hội phát triển bản thân 

Lập trình viên Full Stack có sự am hiểu sâu rộng về kiến thức thị trường IT, lại có chuyên môn kỹ thuật cao. Vì thế, Full Stack Developer luôn có được cơ hội phát triển bản thân ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể linh hoạt luân chuyển công việc giữa front end và back end, làm việc ở nhiều vị trí khác nhau để mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho mình.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn là những lý do khiến Full Stack Developer trở thành nghề được ưa chuộng trong những năm gần đây

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn là những lý do khiến Full Stack Developer trở thành nghề được ưa chuộng trong những năm gần đây

Mức lương của lập trình viên Full Stack bao nhiêu?

Lập trình viên Full Stack có mức thu nhập khá cao so với mặt bằng các ngành nghề, trung bình là khoảng 22.9 triệu đồng/tháng nếu chỉ có khối lượng vừa phải và đều đặn ở công ty. Với các doanh nghiệp quy mô lớn hơn, chất lượng dự án đòi hỏi cao hơn, công việc và trọng trách của Full Stack Developer sẽ tăng lên, kéo theo là mức thu nhập tăng cao không giới hạn.

Thu nhập của Full Stack Developer là không giới hạn khi mở rộng số lượng hoặc độ phức tạp của dự án

Thu nhập của Full Stack Developer là không giới hạn khi mở rộng số lượng hoặc độ phức tạp của dự án

Tìm kiếm cơ hội việc làm Full Stack Developer ở đâu?

Để tiết kiệm thời gian tìm kiếm việc làm, cũng như đảm bảo có được công việc phù hợp tại các công ty uy tín nhất, bạn nên tham khảo việc làm tại các trang tuyển dụng có tên tuổi. VietnamWorks là một trong những nền tảng việc làm uy tín được người lao động nói chung và ứng viên ngành IT nói riêng tin tưởng chọn lựa.

Bạn sẽ tìm được những doanh nghiệp, tập đoàn và công ty về lĩnh vực công nghệ có quy mô lớn, chế độ đãi ngộ hấp dẫn, minh bạch khi tìm việc làm tại đây. Truy cập vào từng việc làm trên trang, bạn sẽ có được thông tin chi tiết mô tả công việc, quyền lợi được hưởng và cơ hội phát triển tại doanh nghiệp. Đến với VietnamWorks, bạn sẽ dễ dàng chọn lựa được công việc Full Stack Developer tiềm năng như mong muốn của mình!

Tìm việc làm Full Stack Developer tại VietnamWorks để có được cơ hội phát triển sự nghiệp tiềm năng như ý

Tìm việc làm Full Stack Developer tại VietnamWorks để có được cơ hội phát triển sự nghiệp tiềm năng như ý

Một số câu hỏi thường gặp về Full Stack Developer

Trên đây là những kiến thức cơ bản xung quanh nghề Full Stack Developer. Tuy nhiên, còn có những vấn đề sâu hơn mà có thể bạn đang băn khoăn trước khi chính thức theo đuổi ngành nghề này.

Nên chọn Java Full Stack hay Python Full Stack

Java và Python là hai ngôn ngữ lập trình được các Full Stack Developer chuyên nghiệp ứng dụng phổ biến. Việc chọn lựa ngôn ngữ lập trình Java hay Python còn phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của dự án. Nếu dự án yêu cầu hiệu suất cao, có khả năng mở rộng thì Java là sự lựa chọn tối ưu hơn. Còn với dự án yêu cầu phát triển nhanh, dễ sử dụng thì ngôn ngữ Python lại phù hợp hơn.

Full Stack dễ học nhất là gì? 

Trong các kỹ năng chuyên môn của một lập trình viên Full Stack, React được xem là bộ môn phổ biến, sử dụng được cho cả front end và back end. Đây cũng là kỹ năng dễ học nhất, đáng tin cậy mà lại đem đến hiệu quả cao cho công việc.

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến nghề Full Stack Developer

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến nghề Full Stack Developer

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ Full Stack là gì, công việc của nghề Full Stack Developer ra sao, cơ hội phát triển sự nghiệp như thế nào. Để từng bước trở thành một Full Stack Developer chuyên nghiệp, bạn đừng quên tìm kiếm những việc làm mới nhất, uy tín nhất được đăng tuyển tại chuyên trang tuyển dụng VietnamWorks. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về hướng nghiệp và phát triển sự nghiệp khác, bạn hãy thường xuyên truy cập vào trang tin tức HR Insider trên VietnamWorks!

adsads
Bài Viết Liên Quan
lương ngành hóa học

Những cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hóa học hiện nay

Ngành hóa học không chỉ là nơi cung cấp mức lương hấp dẫn mà còn là một lĩnh vực có triển vọng rộng mở cho...

Business Development Executive là gì

Business Development Executive là gì? Mức lương, yêu cầu cần có

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, Business Development Executive đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng...

ngành khoa học

Ngành Khoa học là gì? Mức lương, triển vọng ngành Khoa học

Các vị trí trong ngành Khoa học không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn mang tính chiến lược cao, đặc biệt là...

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão số 3 (Yagi)?

Bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, và việc nhận bồi thường bảo hiểm là bước quan trọng để khắc phục hậu quả....

lương của công chứng viên

Tìm hiểu về mức lương của công chứng viên mới nhất hiện nay

Làm việc tại các cơ quan và tổ chức, công chứng viên sẽ được hưởng các mức lương phù hợp, được thỏa thuận trong hợp...

Bài Viết Liên Quan
lương ngành hóa học

Những cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hóa học hiện nay

Ngành hóa học không chỉ là nơi cung cấp mức lương hấp dẫn mà còn...

Business Development Executive là gì

Business Development Executive là gì? Mức lương, yêu cầu cần có

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, Business Development Executive đóng vai trò quan trọng...

ngành khoa học

Ngành Khoa học là gì? Mức lương, triển vọng ngành Khoa học

Các vị trí trong ngành Khoa học không chỉ mang lại thu nhập ổn định...

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão số 3 (Yagi)?

Bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, và việc nhận bồi thường bảo...

lương của công chứng viên

Tìm hiểu về mức lương của công chứng viên mới nhất hiện nay

Làm việc tại các cơ quan và tổ chức, công chứng viên sẽ được hưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers