adsads
Doanh nghiệp FDI la gì
Lượt Xem 354

Khi hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp thuật ngữ “FDI”. Song, bạn đã bao giờ thắc mắc FDI là gì và có ý nghĩa như thế nào với các nhà đầu tư? Trong bài viết sau đây, bạn sẽ được VietnamWorks HR Insider làm rõ tất tần tật những thông tin xoay quanh chủ đề này!

FDI là gì?

FDI là viết tắt của từ tiếng Anh “Foreign Direct Investment”, dịch ra là “Đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Thuật ngữ này ám chỉ việc một cá nhân/tổ chức từ quốc gia nào đó đầu tư tiền, tài sản hay nguồn lực vào quốc gia khác. Đặc biệt, FDI cho phép nhà đầu tư ở nước ngoài tham gia quản lý quy trình vận hành của doanh nghiệp/dự án tại quốc gia họ muốn đầu tư.

Hiện nay, những hình thức FDI phổ biến bao gồm:

  • Mua cổ phần/cổ phiếu: Nhà đầu tư ở nước ngoài quyết định mua cổ phần/cổ phiếu từ doanh nghiệp quốc gia đích để trở thành cổ đông của doanh nghiệp đó.
  • Mua tài sản: Nhà đầu tư nước ngoài có hành động mua tài sản như nhà xưởng, máy móc,… của doanh nghiệp ở quốc gia đích.
  • Thành lập công ty con/chi nhánh: Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thành lập chi nhánh hoặc công ty con đặt tại quốc gia đích để mở rộng hoạt động kinh doanh.
  • Hợp tác kinh doanh: Doanh nghiệp tại quốc gia đích kết hợp với nhà đầu tư nước ngoài để hình thành liên doanh hay hợp tác thực hiện dự án kinh doanh.
ODA là gì

FDI ám chỉ một doanh nghiệp rót vốn vào quốc gia khác

Có thể nói, FDI có thể mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Với quốc gia đón nhận có thể được tăng trưởng kinh tế, cung cấp vốn đầu tư, tạo việc làm, chuyển giao kiến thức và công nghệ,… Còn với nhà đầu tư nước ngoài có thể tăng lợi nhuận thông qua việc kinh doanh tại quốc gia đích cũng như mở rộng phạm vi hoạt động toàn cầu.

Các đặc điểm của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Sau khi tìm hiểu khái niệm FDI là gì, chúng ta cùng khám phá một số đặc điểm đặc trưng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

  • Lợi nhuận: Dù ở bất cứ hình thức đầu tư nào, mục đích của FDI cũng là tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư. 
  • Cơ sở tính lợi nhuận: FDI tính lợi nhuận dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư. Nguyên nhân là vì bất cứ doanh nghiệp nào khi đầu tư FDI cũng muốn nhận về lợi nhuận cao.
  • Sự đóng góp của nhà đầu tư: Nhà đầu tư thường quan tâm đến việc có được phép tham gia hay điều hành những hoạt động của công ty mà họ đầu tư hay không.

Phân loại vốn đầu tư FDI

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) có thể được chia thành nhiều loại dựa trên các tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào mục đích phân loại. Cụ thể:

Hình thức đầu tư:

  • Dự án FDI: Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu và quản lý toàn bộ dự án.
  • Liên doanh FDI: Hợp tác giữa nhà đầu tư nước ngoài và đối tác trong nước để thực hiện dự án.

Ngành công nghiệp:

  • Sản xuất: Đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất như ô tô, điện tử.
  • Dịch vụ tài chính: Đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm.
  • Năng lượng: Đầu tư vào năng lượng tái tạo hoặc truyền thống.
  • Y tế: Đầu tư vào bệnh viện, dược phẩm.
  • Công nghệ thông tin: Đầu tư phát triển phần mềm và công nghệ.

Xuất xứ nhà đầu tư: Phân loại dựa trên nguồn gốc của nhà đầu tư, như FDI từ Hoa Kỳ, Trung Quốc.

Mục tiêu địa lý: FDI vào ASEAN hoặc các khu vực kinh tế trọng điểm khác.

Hình thức đầu tư:

  • Mua cổ phần: Đầu tư bằng cách mua cổ phần trong các doanh nghiệp địa phương.
  • Xây dựng Công ty con: Nhà đầu tư nước ngoài tạo một công ty con mới hoàn toàn thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của nhà đầu tư nước ngoài tại quốc gia đích. 
  • Liên doanh: Hợp tác với đối tác trong nước để thực hiện dự án.
  • Mua Sáng chế Công nghệ: Nhà đầu tư nước ngoài mua quyền sử dụng công nghệ, sáng chế hoặc thương hiệu từ công ty trong nước mà không cần thành lập công ty con hoặc liên doanh.
  • Hợp tác kinh doanh: Nhà đầu tư nước ngoài và đối tác trong nước hợp tác để thực hiện dự án cụ thể mà không cần thành lập công ty con hoặc liên doanh mới.

Mục tiêu đầu tư:

  • Mở rộng thị trường: Nhằm mở rộng quy mô kinh doanh.
  • Tận dụng lao động giá rẻ: Tận dụng nguồn lao động giá thấp ở quốc gia nhận đầu tư.
  • Truy cập thị trường lớn: Hướng tới các thị trường tiêu dùng đông dân.
  • Cải thiện hiệu quả sản xuất: Bằng cách sử dụng công nghệ mới hoặc quy trình sản xuất tốt hơn. 
  • Đầu tư cơ sở hạ tầng tốt: Mục tiêu truy cập vào cơ sở hạ tầng tốt như cảng biển, đường sắt hay mạng lưới giao thông. 
  • Tạo việc làm: Mục tiêu đóng góp vào sự phát triển kinh tế và giảm mức thất nghiệp.

Quy mô dự án:

  • Dự án nhỏ và trung bình: Giá trị từ vài triệu đến vài chục triệu USD.
  • Dự án lớn: Giá trị từ vài chục triệu USD trở lên.
  • Dự án cực lớn: Giá trị khoảng hàng tỷ USD hoặc thậm chí hàng chục tỷ USD.
  • Dự án siêu lớn: Giá trị hàng chục tỷ USD và có thể lên đến hàng trăm tỷ USD.

Việc phân loại FDI giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài và định hướng cho các chính sách phát triển kinh tế.

Phân loại vốn đầu tư FDI

Phân loại vốn đầu tư FDI

Vai trò của FDI trong phát triển kinh tế

Ngoài việc tìm hiểu FDI là gì, bạn cũng cần quan tâm tầm quan trọng của nó. FDI được đánh giá là có nhiều đóng góp to lớn trong nền tăng trưởng kinh tế của quốc gia, gồm:

Phát triển kinh tế

FDI hỗ trợ cải thiện công nghệ, tăng vốn đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu và tạo việc làm. Ngoài ra nó còn giúp mở rộng phạm vi hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao đời sống của người dân.

Tạo điều kiện giao thương

Khó khăn trong hoạt động giao thương thường xuất phát từ mức thuế nhập khẩu khác nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên khi có FDI, rào cản này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi được bảo hộ bởi nhà sản xuất quốc tế.

Tạo việc làm cho người dân

Doanh nghiệp FDI thường sở hữu quy mô hoạt động lớn và cần đến lực lượng lao động dồi dào. Khi họ đầu tư vào quốc gia mới cần phải xây dựng và trang bị những cơ sở hạ tầng, điều này kéo theo nhu cầu lao động gia tăng. Đồng thời, khi thu nhập của người dân tăng lên cũng dẫn đến nhu cầu mua sắm mạnh mẽ. Nhờ vậy, tổng thể mục tiêu kinh tế mà quốc gia đề ra cũng được thúc đẩy.

Tạo nguồn thuế trực tiếp

Thông thường, FDI phải trực tiếp trả thuế cho chính phủ. Những loại thuế này bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập, thuế thu nhập doanh nghiệp,… Những nguồn thuế này sẽ đóng góp cho nguồn thuế của quốc gia được nhận đầu tư.

Vốn FDI là gì

Nguồn thuế mà doanh nghiệp FDI chi trả sẽ đóng góp cho quốc gia được đầu tư

Bài viết sau có chủ đề liên quan thú vị, xem ngay:

  • Hikikomori là gì? Tìm hiểu hiện tượng sống thu mình khỏi xã hội
  • Bartender là gì? Vai trò và công việc của người pha chế đồ uống
  • Sao michelin là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng của các sao Michelin trong ẩm thực
  • Cameo là gì? Khái niệm và ứng dụng của cameo trong ngành giải trí
  • Producer là gì? Vai trò và trách nhiệm của nhà sản xuất trong các lĩnh vực khác nhau
  • Hrbp là gì? Tìm hiểu về vai trò của Human Resources Business Partner trong tổ chức
  • MMO là gì? Khám phá mô hình kinh doanh và trò chơi trực tuyến MMO
  • PT là gì? Vai trò của Personal Trainer trong việc cải thiện sức khỏe
  • Commission là gì? Định nghĩa và cách thức hoạt động của hoa hồng trong kinh doanh
  • Compensation là gì? Hiểu về các hình thức bồi thường và lợi ích trong công việc

Phát triển nguồn nhân lực

Doanh nghiệp FDI thường sẽ chuyển giao phương pháp quản lý tiên tiến cùng những công nghệ hiện đại cho quốc gia nhận đầu tư. Điều này giúp tăng năng lực sản xuất cũng như thúc đẩy cạnh tranh giữa những doanh nghiệp trong nước. Từ đó, doanh nghiệp sẽ phát triển được nguồn nhân lực mạnh mẽ từ công nghệ, phương pháp học hỏi được.

Chuyển giao tài nguyên

Như đã đề cập ở trên, việc doanh nghiệp FDI chuyển giao tài nguyên cũng giúp quốc gia nhận đầu tư có cơ hội tạo ra những sản phẩm/dịch vụ giá trị. Từ đó, hiệu suất công việc cũng được tăng cường đáng kể.

Tăng thu nhập quốc gia

Cuối cùng, FDI đóng vai trò quan trọng khi giúp quốc gia thu hút đầu tư tăng thêm thu nhập. Nhờ thế, cơ hội việc làm cũng rộng mở với mức lương cao hơn, kéo theo thu nhập quốc gia tăng và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

Những thách thức đối với FDI hiện nay

Hiện nay, doanh nghiệp FDI đang phải đối mặt với nhiều thách thức như xung đột chính trị, tranh chấp nội bộ, sự mâu thuẫn trong tư duy truyền thống,… Trường hợp doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, khoản đầu tư trong nước sẽ xuất hiện lỗ hổng. Điều này tạo ra nhiều khó khăn khi tìm nguồn vốn phát triển hay giải quyết nhu cầu việc làm trong nước, từ đó dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế. Bên cạnh đó, các luồng vốn phải thay đổi liên tục khi các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau kéo theo cán cân kinh tế cũng phải di chuyển.

Dù tác động tích cực hay tiêu cực, FDI cũng ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến tình hình kinh tế và đời sống người dân. Song, những quốc gia nhỏ hay đang phát triển thường không thể thiếu FDI trong tổng GDP. Vì vậy, doanh nghiệp cần đàm phán tích cực, triển khai chính sách phù hợp và chuẩn bị tâm thế hợp tác nếu có cơ hội. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh luôn phải đảm bảo tuân thủ những quy định mà Pháp luật đề ra.

Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Thách thức của FDI trong bối cảnh ngày nay đòi hỏi doanh nghiệp phải đàm phán tích cực

Tìm hiểu về doanh nghiệp FDI là gì?

Khoản 22 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020 đã quy định về doanh nghiệp sở hữu vốn đầu tư nước ngoài như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được coi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”.

Như vậy, có 2 loại hình doanh nghiệp FDI hiện nay là:

  • Doanh nghiệp sở hữu 100% nguồn vốn từ nước ngoài.
  • Doanh nghiệp liên doanh giữa đơn vị trong nước với những nhà đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp FDI đặt ra mục tiêu là tận dụng cơ hội kinh doanh tại quốc gia mới để mở rộng thị trường và tạo ra lợi nhuận. Mặt khác, doanh nghiệp FDI cũng góp phần giúp tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhận đầu tư thông qua việc tạo ra việc làm và đóng góp vào thuế, xuất khẩu.

Horizontal FDI la gì

Những điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI là gì? 

Để trở thành doanh nghiệp FDI, chủ doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện dưới đây:

Thành lập hoặc có cổ phần vốn góp từ nhà đầu tư nước ngoài

Khoản 19 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có quốc tịch nước ngoài, sở hữu tổ chức được thành lập theo quy định Pháp luật nước ngoài và thực hiện những hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Như vậy, doanh nghiệp FDI phải có tối thiểu 01 nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc góp vốn.

Kinh doanh ngành, nghề hợp pháp

Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định doanh nghiệp FDI không được phép kinh doanh những ngành nghề trong danh sách bị cấm, gồm:

  • Các chất ma túy.
  • Hóa chất, khoáng vật.
  • Mẫu vật của các loài động vật hoang dã, thực vật có xuất xứ khai thác từ tự nhiên.
  • Kinh doanh mại dâm.
  • Mua bán người, xác người hay các mô, bộ phận trên cơ thể người.
  • Những hoạt động kinh doanh có liên quan đến quá trình sinh sản vô tính ở cơ thể người.
  • Kinh doanh pháo nổ.
  • Dịch vụ đòi nợ thuê.

Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho từng lĩnh vực từ cơ quan chức năng

Điểm c khoản 1 Điều 22 của Luật Đầu tư 2020 quy định trước khi thành lập tổ chức kinh tế, chủ đầu tư nước ngoài phải đang triển khai các dự án đầu tư và hoàn thành các thủ tục cấp, điều chỉnh cho Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Ngoại trừ trường hợp chủ đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vừa và nhỏ hay quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tuân thủ quy định pháp luật về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó, khoản 1, 2 Điều 39 của Luật Đầu tư 2020 quy định thẩm quyền Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

  • Ban Quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu chế xuất cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với dự án đầu tư thuộc khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu chế xuất, trừ trường hợp nêu trong quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Nếu đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu chế xuất thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định ở khoản 3 Điều này.
Vertical FDI la gì

Doanh nghiệp FDI cần phải được cấp giấy chứng nhận đầu tư

Thành lập doanh nghiệp

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân/tổ chức cần chuẩn bị giấy tờ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Khi đã hoàn thành các bước, doanh nghiệp về cơ bản đã được công nhận là doanh nghiệp FDI và nhận những ưu đãi mà Pháp luật quy định. Có thể thấy, điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp FDI phải do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, góp vốn và được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Khám phá thêm những bài viết đặc sắc khác cùng VietnamWorks như: “Đầu tư bất động sản”, “Đầu tư chứng khoán”, và một số mẹo vặt cuộc sống mà bạn có thể chưa biết. Bên cạnh đó, đừng bỏ lỡ những chủ đề hấp dẫn về cách đầu tư thông minhđầu tư cho bản thân.

Các loại hình đầu tư nước ngoài (FDI)

Để hiểu hơn về FDI là gì, bạn hãy cùng tìm hiểu những loại hình của nó. Có 3 loại hình đầu tư nước ngoài FDI, gồm: FDI theo chiều ngang, FDI theo chiều dọc và FDI tập trung. Cụ thể:

FDI theo chiều ngang

FDI theo chiều ngang là loại hình đầu tư nước ngoài phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, nhà đầu tư lựa chọn các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực để đầu tư vốn. Với phương thức này, các doanh nghiệp sẽ cùng tham gia sản xuất hoặc kinh doanh trong cùng một lĩnh vực. Điều này giúp mở rộng quy mô hoạt động và tăng cường lợi nhuận cho các công ty tham gia.

FDI theo chiều dọc 

Bên cạnh phân loại FDI theo chiều ngang, còn có FDI theo chiều dọc. Đây là hình thức đầu tư vào một phần của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp, với các ngành nghề khác nhau. Loại hình đầu tư này thường giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối.

FPI là gì

Có nhiều loại hình đầu tư nước ngoài FDI để doanh nghiệp lựa chọn

FDI tập trung

FDI tập trung xảy ra khi một quốc gia nhận được lượng lớn vốn đầu tư từ nước ngoài vào một ngành, một khu vực hoặc một dự án cụ thể. Hình thức đầu tư này mang lại nhiều lợi ích như tạo việc làm, nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng sự hội nhập quốc tế cho quốc gia nhận đầu tư.

Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Trải qua hơn 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thu hút được nhiều công ty và tập đoàn hàng đầu thế giới. Dưới đây là danh sách 15 doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư và quy mô lớn nhất tại Việt Nam.

  • Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
  • Công ty Honda Việt Nam (HVN)
  • Công ty ô tô Toyota Việt Nam
  • Công ty TNHH Canon Việt Nam
  • Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro
  • Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam
  • Công ty TNHH Manulife Việt Nam
  • Dai-ichi Life Việt Nam
  • Daikin Việt Nam
  • AIA Việt Nam
  • Công ty Proconco
  • Công ty TNHH Sunhouse Việt Nam
  • Công ty Panasonic Việt Nam
  • Công ty P&G Việt Nam
  • Tập đoàn Hoa Sen
Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Phân biệt giữa hình thức đầu tư FDI và FPI

Đầu tư FDI và đầu tư FPI đều là những hình thức đầu tư quốc tế, nhưng chúng khác nhau rõ rệt về nhiều mặt:

  • FDI: Đặc trưng bởi sự đầu tư dài hạn, FDI thường liên quan đến việc mua hoặc xây dựng các tài sản cố định và tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp. Hình thức này thường có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế địa phương, bao gồm việc tạo ra việc làm và chuyển giao công nghệ.
  • FPI: Đây là hình thức đầu tư ngắn hạn, chủ yếu vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính. FPI không gắn liền với quyền kiểm soát doanh nghiệp và thường có ít tác động đến nền kinh tế thực so với FDI.

So sánh FDI và FPI dựa trên các tiêu chí chính:

Tiêu chí FDI (Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài) FPI (Đầu tư Danh mục Nước ngoài)
Mục đích Đầu tư vào tài sản cố định, tham gia quản lý doanh nghiệp. Đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ tài chính.
Thời gian đầu tư Dài hạn (thường kéo dài nhiều năm). Ngắn hạn (thường dưới 1 năm).
Mức độ ảnh hưởng Cao, kèm theo quyền kiểm soát hoặc tác động đáng kể đến quản lý. Thấp, không có quyền kiểm soát hoặc tác động trực tiếp.
Rủi ro và lợi nhuận Cao hơn, do cam kết lâu dài và sâu rộng. Thấp hơn, nhờ tính thanh khoản cao và khả năng chuyển nhượng dễ dàng.
Tác động kinh tế Thường tạo việc làm, chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng. Tác động chủ yếu đến thị trường tài chính, ít ảnh hưởng đến kinh tế thực.
Quy mô đầu tư Lớn, đòi hỏi cam kết và vốn đầu tư lớn. Nhỏ hơn, có thể thông qua giao dịch cổ phiếu, trái phiếu.

Nhìn chung, FDI thường mang lại rủi ro và lợi nhuận cao hơn, trong khi FPI lại được đánh giá cao về tính thanh khoản và rủi ro thấp hơn.

Bài viết trên, VietnamWorks HR Insider đã làm rõ những thông tin về FDI là gì cũng như vai trò của doanh nghiệp FDI trong bối cảnh kinh tế ngày nay. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, trên đây sẽ là những kiến thức hữu ích trước khi quyết định hợp tác đầu tư cùng phát triển. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: DKSH tuyển dụng, Apollo tuyển dụng, Metub tuyển dụngGarena tuyển dụngYeah1 tuyển dụngtuyển dụng CGV, VieON tuyển dụng và Galaxy tuyển dụng.

Xem thêm: Giải mã Interest rate là gì? Hé lộ bí mật đằng sau những con số

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers