Equity không chỉ phản ánh nguồn lực của doanh nghiệp mà còn cho thấy sức khỏe tài chính của tổ chức đó. Chính vì vậy, Equity rất quan trọng đối với tài chính doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn Equity là gì, được tính toán như thế nào và có những hình thức gì? Hãy cùng VietnamWorks HR Insider theo dõi ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu Equity là gì?
Equity là thuật ngữ dùng để chỉ vốn chủ sở hữu hoặc giá trị tài sản ròng của một doanh nghiệp. Đây là phần tài sản thuộc về cổ đông hoặc nhà đầu tư sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả. Nói một cách đơn giản, Equity đại diện cho giá trị tài sản thực mà doanh nghiệp hoặc cá nhân đang sở hữu. Với doanh nghiệp, Equity phản ánh tổng vốn mà các cổ đông đã đóng góp và lợi nhuận giữ lại chưa phân chia.
Để đánh giá quy mô và cấu trúc vốn của một doanh nghiệp, nhà đầu tư thường tìm đến bảng cân đối kế toán. Đây là một báo cáo tài chính cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể. Trong đó, vốn chủ sở hữu được thể hiện rõ nét bên cạnh các khoản mục tài sản và nợ phải trả.
Công thức tính Equity là gì?
Công thức tính Equity là gì? Nó khá đơn giản, được xác định bằng việc trừ đi tổng nợ phải trả từ tổng tài sản.
Cụ thể: Equity = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả.
Trong đó:
- Tổng tài sản là toàn bộ giá trị của những tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu, bao gồm cả tài sản ngắn hạn và dài hạn.
- Tổng nợ phải trả bao gồm tất cả các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp đối với các tổ chức ngành tài chính, nhà cung cấp hoặc các chủ nợ khác.
Tầm quan trọng của Equity đối với doanh nghiệp
Sau khi hiểu rõ khái niệm Equity là gì, vai trò của nó cũng vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp mà bạn cần phải biết. Cụ thể:
Đo lường giá trị doanh nghiệp
Equity là thước đo phản ánh chính xác nhất giá trị thực của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi toàn bộ nợ phải trả. Điều này giúp cổ đông, nhà đầu tư và ban lãnh đạo doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính hiện tại, cũng như mức độ sở hữu của họ trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có Equity cao thường được xem là có nền tảng tài chính mạnh mẽ, từ đó thu hút thêm nhà đầu tư hoặc đối tác tiềm năng.
Xem thêm: Đầu tư là gì? Nắm bắt các đầu tư thông minh mở ra cơ hội tài chính đánh giá, lâu bền.
Nguồn vốn nội tại để duy trì hoạt động
Equity là nguồn vốn tự có, không phải vay mượn, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động mà không phụ thuộc nhiều vào nợ vay. Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào các dự án mới, mở rộng quy mô sản xuất hay nâng cấp công nghệ mà không phải lo lắng về lãi suất hay áp lực trả nợ trong thời gian ngắn. Việc này giúp doanh nghiệp duy trì tính ổn định và giảm thiểu rủi ro tài chính.
Tìm hiểu rõ nguồn lực tài chính là gì giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh doanh nghiệp hiệu quả.
Thu hút vốn đầu từ
Doanh nghiệp có tỷ lệ Equity cao sẽ dễ dàng huy động thêm vốn từ thị trường tài chính. Bởi nó thể hiện rằng doanh nghiệp có sức khỏe tài chính tốt, ít phụ thuộc vào nợ vay và có khả năng thanh toán tốt. Chính yếu tố này đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư rằng doanh nghiệp có khả năng sinh lời và phát triển bền vững.
Tăng cường sức khỏe tài chính
Việc sở hữu một lượng Equity lớn giúp doanh nghiệp có tính thanh khoản tốt hơn trong trường hợp cần thiết. Doanh nghiệp có thể sử dụng vốn chủ sở hữu để tái đầu tư, trả nợ hoặc giải quyết các chi phí phát sinh đột ngột mà không cần phải vay thêm tiền. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định tài chính và không bị gánh nặng bởi chi phí lãi suất từ các khoản vay.
Tăng cường sự linh hoạt trong các quyết định chiến lược
Doanh nghiệp có Equity mạnh sẽ có sự linh hoạt cao hơn trong việc đưa ra các quyết định chiến lược. Từ việc đầu tư vào công nghệ cao mới, mở rộng thị trường, cho đến việc phát triển các dòng sản phẩm mới. Việc không quá phụ thuộc vào vốn vay và nợ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thích ứng với các biến động thị trường. Đồng thời, nó còn giúp đối phó với những thách thức kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Các hình thức Equity trong kinh doanh
Trong doanh nghiệp, Equity có thể được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là một số hình thức chính:
- Vốn góp: Là số tiền hoặc tài sản mà các cổ đông hoặc nhà đầu tư đóng góp vào doanh nghiệp để đổi lại cổ phần. Đây là nguồn vốn ban đầu giúp doanh nghiệp khởi động và phát triển.
- Lợi nhuận ròng: Là số tiền mà doanh nghiệp kiếm được sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí. Phần lợi nhuận này nếu được giữ lại và tái đầu tư sẽ góp phần tăng thêm Equity của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn khác: Ngoài vốn góp và lợi nhuận ròng, Equity còn có thể được hình thành từ các nguồn vốn khác như phát hành cổ phiếu hoặc nhận vốn đầu tư từ các quỹ mạo hiểm.
- Chênh lệch giá trị tài sản: Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể tạo ra chênh lệch giá trị tài sản khi giá trị của các tài sản tăng lên theo thời gian. Ví dụ, giá trị bất động sản hay công nghệ mà doanh nghiệp sở hữu có thể tăng giá, từ đó làm tăng thêm Equity.
Như vậy, hiểu rõ Equity là gì vừa giúp doanh nghiệp quản lý tài chính tốt hơn, vừa giúp cổ đông và nhà đầu tư nắm bắt được tình hình tài chính thực sự của doanh nghiệp. Hy vọng với thông tin mà VietnamWorks HR Insider chia sẻ trên đây, bạn đã có thể đưa ra các quyết định đầu tư và kinh doanh hiệu quả, đúng đắn. Chúc doanh nghiệp bạn ngày một phát triển bền vững.
Tìm hiểu rõ hơn các vị trí việc làm ngành tài chính như:
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.