Vì thế, nhiều định nghĩa về “Thương hiệu tuyển dụng” đã xuất hiện và tạo ra nhiều cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề này mà ở đó ta thấy được một vài những góc nhìn sai lầm về Thương hiệu tuyển dụng. Cùng VietnamWorks tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé!
1. Xây dựng “Thương hiệu nhà tuyển dụng” chỉ đơn giản cập nhật hình ảnh doanh nghiệp trên mạng xã hội
Sai lầm khi nghĩ về việc xây dựng “Thương hiệu nhà tuyển dụng” chỉ đơn giản là cập nhật hình ảnh doanh nghiệp trên mạng xã hội là không nhìn nhận đúng giá trị và ý nghĩa thực sự của quá trình này.
Thương hiệu nhà tuyển dụng phản ánh hình ảnh tổng thể của doanh nghiệp đối với nhân viên và cả ứng viên. Nó không chỉ là một số hình ảnh mà là sự trải nghiệm toàn diện từ quy trình tuyển dụng đến môi trường làm việc hàng ngày. Vì thế, xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng không chỉ đơn giản là cập nhật những hình ảnh của doanh nghiệp mà còn phải liên kết với giá trị cốt lõi và văn hóa làm việc. Điều này giúp thu hút những ứng viên, thúc đẩy chia sẻ giá trị và mục tiêu chung.
2. Thương hiệu nhà tuyển dụng chỉ trở nên đáng tin hơn khi chia sẻ nội dung từ nhân viên
Làm cho Thương hiệu Nhà tuyển dụng trở nên đáng tin cậy hơn thông qua việc chia sẻ nội dung từ nhân viên sẽ mang đến những lợi ích quan trọng. Tuy nhiên, có một số sai lầm thường gặp khi suy nghĩ về góc nhìn này như việc không kiểm soát nội dung có thể dẫn đến những thông điệp không mong muốn hoặc không phù hợp xuất hiện. Cần có một cơ chế để theo dõi và đảm bảo tính tích cực và chính xác của nội dung từ nhân viên. Bên cạnh đó, nếu những người làm HR thiếu một chiến lược giao tiếp hiệu quả có thể khiến thông điệp từ nhân viên không thực sự gây ấn tượng và không tận dụng được tối đa lợi ích từ sự hỗ trợ của nhân viên.
Xem thêm các vị trí tuyển dụng của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam:
- Happy Skin tuyển dụng
- Ivivu tuyển dụng
- Kingfood tuyển dụng
- Nextpay tuyển dụng
- Wincommerce tuyển dụng
3. “Thương hiệu nhà tuyển dụng” và “Định vị giá trị nhân viên” là một
Một góc nhìn nghe có vẻ “sai sai” phổ biến khác là “Thương hiệu nhà tuyển dụng” và “Định vị giá trị nhân viên” là một. Thực tế, đây là hai khái niệm khác nhau với mục tiêu và ảnh hưởng riêng biệt đối với tổ chức.
Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng (Employer Branding) là hình ảnh và uy tín của tổ chức trong mắt người lao động và cộng đồng lao động. Chúng sẽ tập trung vào việc xây dựng hình ảnh thu hút và chăm sóc tới người tìm việc, thể hiện lợi ích và môi trường làm việc của tổ chức.
Đồng thời, Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng liên quan chặt chẽ đến việc quảng bá và tiếp thị tổ chức để thu hút những ứng viên phù hợp.
Trong khi đó, Định Vị Giá Trị Nhân Viên (Employee Value Proposition – EVP) là cam kết mà tổ chức mang lại cho nhân viên, bao gồm các giá trị, lợi ích, và môi trường làm việc mà họ có thể mong đợi khi gia nhập. Khái niệm này sẽ tập trung vào việc xác định những gì tổ chức mang lại cho nhân viên và tại sao họ nên ở lại. Nói đúng hơn, EVP là một phần quan trọng trong chiến lược xây dựng Employer Branding.
Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm trên là quan trọng để xây dựng chiến lược “Thương hiệu nhà tuyển dụng” hiệu quả, bởi vì mỗi khía cạnh đều đóng góp vào việc thu hút và duy trì nhân sự tài năng.
4. Thương hiệu nhà tuyển dụng chỉ được phát triển và truyền đạt bởi cấp lãnh đạo
Một sai lầm phổ biến khi suy nghĩ về Thương hiệu nhà tuyển dụng là chỉ xem xét nó được phát triển và truyền đạt bởi cấp lãnh đạo. Thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh mẽ không chỉ xuất phát từ cấp lãnh đạo mà còn từ sự liên kết chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên. Cả hai phía đều cần hỗ trợ và tương tác tích cực để xây dựng một hình ảnh nhà tuyển dụng tích cực và nhất quán.
Bên cạnh đó, những câu chuyện và chia sẻ từ nhân viên về trải nghiệm công việc thực tế đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành Thương hiệu nhà tuyển dụng. Điều này có thể khác biệt so với những thông điệp chính thức từ cấp lãnh đạo.
5. Xây dựng Thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ có sự khởi đầu và kết thúc
Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng chắc chắn sẽ có sự khởi đầu. Tuy nhiên, nó sẽ sẽ không có điểm kết thúc rõ ràng vì cần được phát triển và cải tiến thường xuyên. Khi lực lượng lao động của doanh nghiệp tăng lên và các hoạt động kinh doanh được mở rộng, thương hiệu tuyển dụng khi đó cũng sẽ được cập nhật theo. Vì thế, thực hiện kiểm tra và đánh giá văn hóa thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp xác định nhận thức của nhân viên thay đổi như thế nào theo thời gian. Từ đó, thương hiệu nhà tuyển dụng cũng sẽ phải thay đổi theo những xu hướng mới đó.
Có thể thấy, xây dựng Thương hiệu tuyển dụng (Employer Branding) trong giai đoạn này là điều tiên quyết trong cuộc chiến thu hút nhân tài dành cho các doanh nghiệp. Và để làm tốt chiến lược này, những người làm HR cần hiểu rõ về khái niệm cũng như biết được những góc nhìn sai lầm thường thấy về Thương hiệu tuyển dụng (Employer Branding). Từ đó, HR có thể lên kế hoạch triển khai một cách rõ ràng và hiệu quả hơn cho quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng của mình.
📍 Nguồn tham khảo: Medium
Xem thêm: Nghệ thuật phản hồi đánh giá ứng viên: hành động nhỏ nhưng hiệu ứng lan tỏa
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.