adsads
Shutterstock 1353022007 18
Lượt Xem 7 K

Vậy nếu bạn là 1 điểm mù, có nghĩa là bạn hữu hình nhưng tưởng chừng vô hình trong mắt sếp. Liệu có cách nào để bạn thay đổi điều này? Hãy tham khảo bài viết dưới dây.

Lý do khiến bạn biến thành “điểm mù” và ảnh hưởng

Đâu là lý do có thể làm bạn trở thành “điểm mù” trong mắt sếp hay hiểu đơn giản bạn đang bị phớt lờ. 

Sếp của bạn đang bận rộn 

Ở vị trí quản lý, sếp của bạn sẽ có 7749 đầu việc cần giải quyết, vậy nên anh ấy/cô ấy sẽ dành nhiều thời gian cho những việc quan trọng. Đôi khi sự phớt lờ bạn nhận được chỉ đơn giản là sếp bạn đang bận rộn và cần tập trung vào công việc khác. Nó sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng  khi tình trạng bị “tàng hình” diễn ra trong thời gian dài. 

Sếp là nền tảng cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Nhưng “trở thành điểm mù” có nghĩa  dù bạn cố gắng nhiều đến đâu cũng không được công nhận và khó được thăng chức. Bạn cũng không có cơ hội được học kinh nghiệm làm việc quý báu từ họ và cơ hội tham gia buổi họp đánh giá hiệu suất làm việc.

Bạn chưa tạo được sự tin tưởng cho sếp

Nếu sếp của bạn tập trung nhiều hơn với những đồng nghiệp dày dặn kinh nghiệm thì đó là dấu hiệu họ tin tưởng những người cũ, có nhiều hiểu biết. Có thể bạn đang là người mới ở công ty và họ chưa muốn chia sẻ nhiều thông tin quan trọng với bạn. Tuy nhiên, một người đồng nghiệp tốt sẽ hướng dẫn và đào tạo để bạn hiểu hơn về quy trình công việc, văn hóa công ty, phòng ban và phong cách làm việc của sếp. 

Sự cố gắng và giá trị bạn đem lại chưa đủ thu hút

Có thể bạn đang chưa thể hiện được cho sếp thấy những kỹ năng đặc biệt và giá trị  có ích cho đội nhóm. Ví dụ: bạn được phụ trách công việc lên kế hoạch và thực hiện chạy quảng cáo trên các nền tảng như Insta, Tiktok, e-commerce cho một sản phẩm, nhưng thực sự trước đó bạn chỉ làm ở các nền tảng truyền thống. Lúc này, nếu không thể chủ động đưa ra giải pháp tối ưu thì khả năng cao, sếp của bạn sẽ cảm thấy không hài lòng vì bạn từ chối sự cố gắng và không đem lại giá trị gì.

Do đó, với bất kể lý do gì, bạn cần nói chuyện với sếp. Không phải theo kiểu “tại sao bạn lại phớt lờ tôi”. Theo cách “Tôi là một tài sản quý giá và tôi muốn đóng góp”.

Cách giúp bạn trở nên “rõ ràng” trong mắt sếp

Tập trung và hoàn thành mục tiêu công việc

Nên nhớ rằng sự thăng tiến không chỉ phụ thuộc ở sự đánh giá của sếp mà còn phù thuộc chính vào tư duy và hành động của bạn. Vì vậy, cách bạn đối mặt với những vấn đề mới là điều thực sự quan trọng. Sẽ có 2 lựa chọn cho bạn nếu đang là điểm mù trong mắt sếp: tiếp tục làm việc âm thầm như một người “tàng hình”; hoặc nhìn nhận lại bản phần và cố gắng hơn tiến về phía trước để rõ ràng trong mắt sếp.

Việc bạn quyết định lựa chọn cách làm thứ 2 cho thấy bạn thật sự quan tâm đến sự phát triển sự nghiệp của mình. Vậy nên, hãy chủ động trong việc hoàn thành mục tiêu mình đã đặt ra và tập trung xử lý các nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất. Được sự đề bạc của sếp là điều tuyệt vời nhưng chất lượng công việc mới là yếu tố quan trọng để bạn thăng tiến. 

Ngoài ra, hãy là thành viên tích cực, gắn kết và chủ động giao tiếp với đồng nghiệp trong đội ngũ. Đồng thời, luôn tập trung vào mục tiêu nghề nghiệp và các bước tiếp theo của bạn.

Chủ động thể hiện bản thân

Cách tiếp cận hiệu quả nhất mà bạn có thể thực hiện là đề nghị tham gia các cơ hội khác ngoài công việc hiện tại. Điều này, giúp cho bạn có thể được  từ từ bước ra khỏi vùng điểm mù. Đầu tiên, hãy xác định 1–2 dự án mà bạn muốn tham gia và trực tiếp trao đổi với sếp bạn về việc này. Bạn có thể cho họ biết rõ mục tiêu của bạn là gì, ví dụ: bạn muốn có được kinh nghiệm trực tiếp mà bạn có thể sử dụng để thăng tiến. Bạn thậm chí có thể hỏi trước các đồng nghiệp về dự án đó hoặc dự án khác trong quá khứ để rút kinh nghiệm.

Điều này khoogn chỉ làm bạn nhận được sự chú ý từ sếp mà còn ở các đồng nghiệp. Đây cũng là cơ hội để bạn chứng minh giá trị mình có thể mang lại

Mở rộng network trong và ngoài phòng ban

Việc tạo dựng các mối quan hệ ở phòng ban là điều cần thiết để giúp công việc bạn được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, ngoài những mối quan hệ trên, bạn cũng nên tìm cho mình một người hướng dẫn. Hãy tìm kiếm kiếm và cố gắng network với những người bạn mong muốn trở thành. Hoặc đánh giá xem liệu có ai trong công ty có thể thành người hướng dẫn cho bạn không?

Ngoài ra, có thể cho sếp biết rằng bạn đang chủ động tìm kiếm một người cố vấn và hỏi xem họ có muốn được cập nhật về tiến trình đó không.

Tuy nhiên, khi xem xét những cố vấn tiềm năng, đừng quên những sếp và đồng nghiệp cũ. Nếu có ai đó từng hỗ trợ bạn, hãy duy trì kết nối. Bạn cũng có thể tận dụng cơ hội từ các hiệp hội nghề nghiệp để học hỏi và gặp gỡ các nhà lãnh đạo cấp cao khác trong ngành của mình.

Khi bạn có nhiều network tốt có thể hỗ trợ sếp của bạn trong nhiều vấn đề khác không chỉ trong công việc. Vậy nên cách làm đó cũng là cách giúp họ dần chú ý đến bạn nhiều hơn.

Kết nối và yêu cầu sự giúp đỡ của sếp

Nếu bạn không muốn mãi nằm ở điểm mù thì hãy chủ động trong việc kết nối với sếp. Dù là vấn đề hay khó khăn cần hỗ trợ cách tiếp cận tốt nhất vẫn là đề xuất một buổi hẹn trực tiếp. Khi bạn thẳng thắn trao đổi, chủ động trò chuyện với sếp về cảm nhận của bản thân có thể khiến mối quan hệ của bạn và sếp tốt hơn.

Để tránh bị từ chối, bạn có thể áp dụng theo kiểu: ” Em muốn đóng góp thêm nhiều giá trị nhất cho đội nhóm và muốn lăng nghe nhưng nhận xét và góp ý của anh về em trong thời gian qua để kịp thời thay đổi “.

Đôi khi sếp sẽ không đủ thời gian để kiểm soát công việc của từng người trong team. Do đó, họ sẽ đánh giá cao nhưng nhân viên có sự cố gắng và chủ động. Nếu bạn muốn xây dựng sự tin tưởng từ học và thể hiện những mong muốn của bản thân, hãy chủ động liên hệ với họ khi gặp các vấn đề chưa tìm được các giải quyết.

 

Xem thêm: Phải làm việc như thế nào với Sếp là người yêu cũ?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành không giống như những ngày tháng thơ ấu vô lo vô nghĩ, mà là một cuộc chiến đầy cam go, nơi mọi quyết định đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chính mình. Từ việc tìm kiếm công việc, quản lý tài chính đến xây dựng mối quan hệ, mọi thứ đều đòi hỏi sự nỗ lực và hy sinh. 

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn cách ngồi chờ sếp "lên tiếng" mà không nhận ra rằng cơ hội thăng tiến có thể bị “lỡ” nếu chỉ mãi im lặng. 

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi mới từ “ma mới”. Nếu bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh trở thành nạn nhân của thói bắt nạt và chèn ép chốn công sở này, học ngay cách đối phó hiệu quả trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn xoa dịu nỗi đau tinh thần hiệu quả. Cùng VietnamWorks khám phá sâu hơn về trào lưu thú vị và hữu ích này bạn nhé!

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên này kéo dài với tần suất khá thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc lẫn cuộc sống của bạn. VietnamWorks sẽ mách bạn mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” trong bài viết dưới đây.

Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành không giống như những ngày tháng thơ ấu vô lo vô nghĩ, mà là một cuộc chiến đầy cam go, nơi mọi quyết định đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chính mình. Từ việc tìm kiếm công việc, quản lý tài chính đến xây dựng mối quan hệ, mọi thứ đều đòi hỏi sự nỗ lực và hy sinh. 

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn cách ngồi chờ sếp "lên tiếng" mà không nhận ra rằng cơ hội thăng tiến có thể bị “lỡ” nếu chỉ mãi im lặng. 

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi mới từ “ma mới”. Nếu bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh trở thành nạn nhân của thói bắt nạt và chèn ép chốn công sở này, học ngay cách đối phó hiệu quả trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn xoa dịu nỗi đau tinh thần hiệu quả. Cùng VietnamWorks khám phá sâu hơn về trào lưu thú vị và hữu ích này bạn nhé!

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên này kéo dài với tần suất khá thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc lẫn cuộc sống của bạn. VietnamWorks sẽ mách bạn mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” trong bài viết dưới đây.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers