Điều đáng nói ở đây, hầu hết mọi ấn tượng xấu dẫn đến trượt phỏng vấn đều xuất phát từ những câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản nhất (nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng đối đáp trôi chảy), cụ thể như 6 câu hỏi sau đây cùng bí kíp trả lời hiệu quả nhất.
“Hãy cho chúng tôi biết về bạn?”
Không đơn thuần là giới thiệu những thông tin cá nhân cơ bản vì chắc chắn nhà tuyển dụng đã “nghiên cứu” rất kĩ CV, cover letter của bạn rồi, thậm chí có thể còn gọi sang công ty cũ của bạn để “điều tra”. Cái họ muốn nghe là qua việc giới thiệu bản thân, bạn cho nhà tuyển dụng thấy được điểm nổi trội, thành tựu của bạn và bạn sẽ cống hiến được gì cho họ, vì thế bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một vài điều nổi bật để “gây sự chú ý” với nhà tuyển dụng.
“Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?”
Đây là một trong số các câu hỏi có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn. Một câu hỏi bao quát và yêu cầu bạn phải nắm rất nhiều thông tin, kiến thức. Để trả lời được câu hỏi này cũng như có thể suôn sẻ trả lời các câu hỏi khác có liên quan bạn phải dành thời gian để tìm hiểu.
Vậy bạn cần tìm hiểu gì? Đó là thông tin về công ty đó, xem công ty đó đã hoạt động được bao nhiêu năm, sản phẩm mà công ty sản xuất ra là gì, truyền thống của công ty ra sao, công ty đã đạt được những thành tích gì nổi bật, hoặc các báo chí, phương tiện truyền thông nói gì về công ty. Đó chính là cách để bạn tìm hiểu về công ty có thể sắp tới bạn sẽ vào làm việc.
“Vì sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?”
Hơn 90% ứng viên đều bị “gạch tên” ngay khỏi danh sách vì những câu trả lời: “Vì em thích”, “Vì em có người quen giới thiệu” hoặc “Vì em đang cần một việc làm”. Những câu trả lời cảm tính cũng sẽ nhận được những kết quả không được tốt.
Nhà tuyển dụng cần những người giúp họ cùng phát triển công việc kinh doanh dựa trên năng lực và mục tiêu. Vì thế, hãy đưa ra những câu trả lời giúp bạn và họ “tìm được điểm chung nhất”, dựa trên các khía cạnh về yếu tố tính cách con người, văn hoá công sở, phạm vi công việc, cơ hội phát triển,…
Bạn thấy mình sẽ ở đâu trong 3 – 5 năm nữa?
Câu hỏi phỏng vấn quan trọng nhất, cũng là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá về tầm nhìn và năng lực cầu tiến của ứng viên. Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.
“Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”
Nếu bạn trả lời rằng không có bất kì điểm yếu nào thì có vẻ rất kiêu ngạo, nhưng nếu bạn trả lời quá nhiều điểm yếu tiêu cực, bạn có thể sẽ mất cơ hội được tuyển dụng cho vị trí đang ứng tuyển. Bạn cần tỏ ra khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi mà không khiến người quản lý tuyển dụng sợ hãi với một điểm yếu lớn mà bạn có thể khắc phục.
Chuẩn bị và sẵn sàng trả lời là điều tối quan trọng để phỏng vấn xin việc thành công. Khi suy nghĩ về điểm yếu của bạn, điều cần thiết là chọn các thuộc tính mà bạn đang chủ động thực hiện hoặc cho thấy bạn đang từng bước thực hiện để biến điểm yếu đó thành điểm mạnh. Kể một câu chuyện có liên quan hoặc giải thích về cách bạn đang làm việc để thay đổi điểm yếu này .
Nếu bạn không xác định được các điểm yếu của mình, hãy nhờ bạn bè hoặc động nghiệp giúp bạn nhận ra điều đó và những lời khuyên để cải thiện. Luôn nhớ rằng điểm yếu không phải là vĩnh viễn và chỉ vì bạn có một vài điểm yếu không có nghĩa là bạn sẽ phải chấp nhận và không khắc phục được. Có thể xác định các điểm yếu cần cải tiến chứng tỏ rằng bạn là một ứng cử viên toàn diện.
— HR Insider / Theo fastcompany —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.