Và điều đó có thể khiến nhà tuyển dụng bối rối khi đưa bạn vào vị trí mà họ đang tìm kiếm. Họ sẽ tự hỏi: Điểm đặc biệt nhất trong kỹ năng của bạn là gì và liệu nó có phù hợp với mục tiêu tuyển dụng của họ hay không?
Chinh phục bản mô tả công việc khó nhằn
Một ví dụ tiêu biểu là yêu cầu công việc dành cho cấp độ Entry-Level, nhiều mục trong bản yêu cầu công việc dường như khá lạ lẫm với những ai vừa rời khỏi chiếc ghế nhà trường. Ngay cả khi công việc mới của bạn liên quan đến các kỹ năng và kiến thức đã được giảng dạy, nhà tuyển dụng tương lai của bạn có thể yêu cầu bạn phải luôn phát triển và nâng cấp bản thân mình vượt qua những rào cản giới hạn.
Tuy nhiên, việc chưa đáp ứng được những yêu cầu trong bản mô tả công việc không đồng nghĩa với việc rằng bạn không hề đủ năng lực cho vị trí ứng tuyển.
Tập bước ra khỏi vùng an toàn
Các tổ chức mong đợi những thành viên mới luôn phát triển hết mình tại vị trí của họ.
Vì thế, họ muốn những người “lính mới” mới đặt nhiều câu hỏi, tìm kiếm sự cố vấn và thậm chí mắc một vài sai lầm trong quá trình thích nghi với vị trí của mình.
Điều đó có nghĩa là bạn hãy luôn tìm kiếm những vị trí giúp bạn có cơ hội được phát triển giới hạn bản thân, không phải những vị trí mà bạn chỉ đơn thuần “đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng”.
Thật không may, nhiều người (đặc biệt là phụ nữ) tập trung vào những công việc mà bản thân họ cảm thấy năng lực bản thân đã thừa sức đáp ứng những yêu cầu tuyển dụng. Thông thường mọi việc sẽ diễn ra như thế này: đầu tiên họ sẽ làm việc hết sức hăng hái, điều này thường khiến cho nhà tuyển dụng hài lòng và dễ dàng xây dựng lòng tin. Nhưng điều đó không đồng nghĩa sẽ góp phần cải thiện hiệu suất công việc về lâu dài. Tình trạng “dậm chân tại chỗ” này cũng dễ dàng khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc phát triển bản thân cho những chặng đường tiếp theo trong sự nghiệp.
Đừng để “kẻ mạo danh” gán chân bạn
Một yếu tố thường khiến một số người khó khăn khi xin việc nằm ở hội chứng kẻ mạo danh – cảm giác rằng bạn đã đạt được vị trí cao hơn mà bản thân lẽ ra phải xứng đáng. Những người gặp phải hội chứng này lo lắng rằng nếu những người khác biết họ không đủ tiêu chuẩn cho vị trí sắp tới thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ “gạch tên” mình ra khỏi danh sách.
Song hội chứng kẻ mạo danh suy cho cùng chỉ là một trò hề lố bịch. Bạn không thể nhìn thấu tâm can người khác, vì vậy bạn tự cho rằng: Thực chất ai cũng tự tin về năng lực của bản thân nhiều hơn những gì họ có thể làm. Do đó, bạn khó nhận ra được rằng chính họ cũng phải liên tục phát triển bản thân mình trong công việc. Chính điều này sẽ luôn khiến bạn né tránh các vị trí mà bạn cảm thấy không đủ tiêu chuẩn. Thay vì như vậy, hãy xem vị trí mới như là một thách thức mới.
Nói một cách thực tế, hãy xem bản mô tả công việc tại vị trí mới này như một bản danh sách đầy những yêu cầu, nhưng không có nghĩa là bạn phải đáp ứng đủ tất tần tật mọi điều được ghi. Chúng là một bộ hướng dẫn về những gì một vị trí liên quan, không phải là một danh sách nghiêm ngặt các yêu cầu mà bất kỳ ứng viên nào cũng phải có. Tất nhiên, điều quan trọng là phải có ít nhất một số kỹ năng mà một công việc đòi hỏi ở phía trước. Nhưng không ai nên giới hạn mình chỉ ở những vị trí mà bản thân mình đã quá thuần thục.
— HR Insider / Theo hbr.org —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.